Tư lệnh quân đội Yemen chết trong 1 vụ đánh bom
Theo AFP, truyền thông Yemen đưa tin ngày 18/6, Tư lệnh quân khu miền Nam nước này, Tướng Salem Ali Qoton đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom liều chết tại thành phố cảng Aden.
Quân đội Yemen nã pháo vào các mục tiêu của al-Qeada tại tỉnh Abyan ngày 12/6. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một nhân viên y tế cho hay: “Tướng Qoton đã thiệt mạng và bốn người khác bị thương trong vụ đánh bom” gần nhà của ông ta.
Là một tư lệnh quân đội ở miền Nam Yemen, ông Qoton từng chỉ huy chiến dịch kéo dài một tháng truy quét các phần tử al-Qaeda.
Trước đó, ngày 14/6, cac phương tiên truyên thông Yemen cho biêt co it nhât 48 ngươi đa thiêt mang, trong đo co 40 tay súng bi tiêu diêt trong cac cuôc giao tranh giưa quân đôi chinh phu va cac phân tư khung bô al-Qaeda tai tinh miên Nam Abyan.
Hang thông tân nha nươc SABA cua Yemen cho biêt quân đôi chinh phu đa tiên hanh truy kich cac phân tư khung bô khi chung đang trên đương di chuyên vê hương thị trấn Shuqra. Hiên co khoang 300 phân tư khung bô tai Sukira. Quân đôi chinh phu cung đa tiên hanh khoang 100 đơt không kich vao thi trân nay.
Theo thống kê, đã có 540 người thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, trong đó có 402 tay súng al-Qaeda đã bị tiêu diệt./.
Theo TTXVN
Tranh cãi về nữ anh hùng truy quét nạn mại dâm
Từng bị bán vào một nhà thổ khi còn là một đứa trẻ, nhà hoạt động người Campuchia, Somaly Mam, đã trở thành một trong những gương mặt nổi tiếng, nhiều sức hút và gây tranh cãi nhất trong phong trào chống nô lệ tình dục toàn cầu.
Bà Somaly Mam (Nguồn: AFP)
Nhà vận động đầy năng lượng này có nhiều người ủng hộ nổi tiếng và từng được CNN lựa chọn là người hùng của năm, nhưng bà nhận được sự đánh giá rất khác nhau trong số những nhà hoạt động chống buôn người.Mới đây nhất, Mam đã gây ra tranh cãi dữ dội khi cho phép "người bạn cũ", phóng viên của New York Times, Nicholas Kristof, "tường thuật trực tiếp trên Twitter" cuộc bố ráp một nhà thổ ở thị trấn Campuchia, Anlong Veng, vào tháng 11/2011.
"Các cô gái được giải thoát, nhưng rất sợ hãi. Người trẻ nhất nhìn mới khoảng 13 tuổi, được đưa sang từ Việt Nam," Kristof viết trên trang Twitter với hơn một triệu người theo dõi của ông, gây ra những quan ngại về an ninh cho các cô gái.
Với Mam, người đã sáng lập tổ chức chống buôn người AFESIP và hiện đang vận hành một quỹ cùng tên, lợi ích của sự chú ý mà Kristof mang lại lớn hơn các quan ngại về an ninh.
"Ngay cả nếu không xuất hiện trên Twitter, việc này vẫn nguy hiểm... nhưng nếu có trên Twitter, mọi chuyện tốt hơn vì giúp nhiều người nâng cao ý thức và hiểu rõ hơn", Mam nói với AFP trong một cuộc phỏng vấn ở Việt Nam.
Tania DoCarmo thuộc Chab Dai, một nhóm chống buôn người ở Campuchia, nói việc đưa tin về vụ truy quét là hành động PR "vô đạo đức" vi phạm luật chống buôn người của Campuchia và "rất đáng quan ngại".
"Đưa tin trực tiếp về trẻ em trong tình trạng hoảng loạn cao độ sẽ bị coi là không đúng đắn về mặt đạo đức và không thể chấp nhận ở phương tây... điều đó không đúng đắn và thậm chí là tọc mạch ở các nước đang phát triển như Campuchia. Điều này đặc biệt đúng với những trẻ em và thiếu niên không thể nhận những tư vấn về pháp luật," DoCarmo nói.
AFESIP cho biết họ đã tham gia giải cứu khoảng 7.000 phụ nữ và các bé gái ở Campuchia, Thái Lan, Lào và Việt nam từ năm 1997.
Riêng ở Campuchia, có hơn 34.000 gái điếm, theo ước tính của chính phủ vào năm 2009.
Ranh giới giữa "nạn nhân" và "kẻ buôn người" không phải lúc nào cũng rõ ràng. Các phụ nữ bị lừa gạt vào làm việc ở các nhà chứa có thể sau đó trở thành tú bà.
Mam, hiện ngoài 40 nhưng không biết rõ năm sinh, đã bị một người ông hay chú gì đó bán cho nhà thổ khi còn nhỏ. Cô bị cưỡng hiếp và lạm dục tình dục nhiều lần cho tới khi trốn thoát vì thấy một người bạn bị giết trước mặt mình.
"Tôi hoàn toàn tan vỡ", cô nói về trải nghiệm đó. Một phần vì thế mà sau này Mam có lập trường rất cứng rắn trong các chiến dịch vận động, cô coi mọi gái điếm là nạn nhân, dù tình huống xảy ra có thế nào, bởi lẽ không phụ nữ nào thực sự lựa chọn làm việc trong một nhà thổ.
"Đôi khi có một phụ nữ nói cô ấy lựa chọn trở thành gái điếm, nhưng khi tôi hỏi con gái cô thì sao? Cô có muốn nó ở đây không? Câu trả lời luôn là không", Mam nói. "Họ không có lựa chọn nào khác".
Tuy nhiên, lập trường đó khiến nhiều nhà hoạt động khác nổi giận, như Mạng lưới lao động tình dục châu Á-Thái Bình Dương, vốn cho rằng những người hoạt động trong nghề này "có quyền không cần giải cứu".
Các chiến dịch truy quét và giải cứu của cảnh sát và nhà chức trách không chỉ kém hiệu quả, theo lời các chuyên gia, mà còn dẫn tới "những vi phạm có hệ thống quyền con người của các lao động tình dục", tổ chức Human Rights Watch có trụ sở tại New York viết trong một báo cáo năm 2010.
Những cô gái điếm bị bắt giữ trong các cuộc truy quét của cảnh sát, những người nói họ không phải là nạn nhân buôn người và không cần sự hỗ trợ của AFESIP, cũng từng báo cáo về việc bị giam giữ bất hợp pháp trong các trại trú ẩn của tổ chức này./.
Theo TTXVN
Thái Lan: truy quét hang ổ ma túy trong tù Hơn 600 cảnh sát Thái Lan đã đồng loạt lục soát nhà tù trung ương Nakhon Si Thammarat nhằm ngăn chặn nạn buôn ma túy và mang hàng trái phép vào nhà tù. Cuộc lục soát ở nhà tù Nakhon Si Thammarat diễn ra bất ngờ - Ảnh: The Nation Báo Bangkok Post ngày 23-4 mô tả cuộc lục soát diễn ra bất...