Tủ lạnh nhà ai cũng có, nhưng hầu như ai cũng dùng sai cách khiến đồ ăn không được tươi ngon lại còn tốn điện!
Nếu bạn muốn đồ ăn trong tủ lạnh luôn tươi ngon nhất, lại tiết kiệm tiền và năng lượng – hãy bắt đầu với việc sử dụng tủ lạnh đúng cách.
Từ việc bật đèn khi bạn không có nhà đến đặt máy điều hòa nhiệt độ quá thấp, có một số thói quen vô tình không để ý sẽ tăng dần theo thời gian và khiến hóa đơn tiền điện của gia đình bạn tăng vọt. Nhưng bạn có biết rằng nhà bếp có thể là một thủ phạm đáng kể? Nếu bạn muốn đồ ăn luôn tươi ngon, lại tiết kiệm tiền và năng lượng – hãy bắt đầu với việc sử dụng tủ lạnh đúng cách nhé!
Dưới đây là 8 thói quen phổ biến nhất và tốn kém nhất khi sử dụng tủ lạnh khiến chiếc tủ lạnh sẽ bị giảm tuổi thọ đáng kể:
1. Tủ lạnh bị nhồi nhét quá nhiều đồ ăn gây quá tải
Tích trữ quá nhiều trong tủ lạnh có thể gây tốn kém. Các đồ dư thừa có thể chặn các lỗ thông hơi trong tủ lạnh của bạn và việc nhồi nhét quá nhiều thứ cũng khiến thiết bị khó giữ lạnh hơn khi bạn mở cửa tủ lạnh.
2. Tủ lạnh để quá ít thực phẩm bên trong
Giống như một tủ lạnh bị nhồi nhét quá nhiều, một chiếc tủ lạnh trống rỗng cũng có thể khiến bạn tốn tiền. Vì đồ lạnh trong tủ lạnh đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ nhiệt độ thấp khi bạn mở cửa, quá ít đồ có nghĩa là thiết bị phải làm việc thêm giờ để duy trì nhiệt độ thích hợp. Hãy nhắm đến một tủ lạnh được lấp đầy khoảng 75%.
3. Cài đặt nhiệt độ không chính xác làm hỏng thực phẩm
Nếu tủ lạnh của bạn không đủ lạnh, thực phẩm sẽ nhanh bị thối rữa. Nhưng nếu nhiệt độ được đặt quá lạnh, thực phẩm lại có thể sẽ bị đóng băng. Tránh thực phẩm bị hư hỏng hoặc đóng băng bằng cách luôn đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 35 đến 38 độ F (khoảng 1.5 – 3.5 độ C). Nếu tủ lạnh của bạn không có nhiệt độ cụ thể trên mặt số, bạn có thể mua một nhiệt kế tủ lạnh.
Video đang HOT
4. Đặt độ ẩm không chính xác cũng khiến đồ ăn mau hỏng hơn
Bạn có biết rằng có thể cài đặt độ ẩm lý tưởng cho ngăn kéo tủ lạnh và đồ nguội của bạn không? Cài đặt độ ẩm đúng cách sẽ giúp thực phẩm của bạn có thể để được lâu hơn (không còn lãng phí tiền bạc, vứt bỏ thực phẩm đã hỏng!). Đặc biệt, các loại rau xanh và rau thơm có nguy cơ bị rữa cao nếu ngăn kéo quá ẩm.
5. Lưu trữ các loại thực phẩm cũ ở phía sau
Ý tưởng ở đây rất đơn giản: Bạn sẽ có nhiều khả năng ăn những gì bạn nhìn thấy. Nếu cất những đồ cũ hơn, chẳng hạn như đồ ăn thừa, về phía sau tủ lạnh, bạn sẽ không nhìn thấy hoặc sử dụng chúng. Tiết kiệm thực phẩm của bạn (và tiền bạc) bằng cách phát triển hệ thống “nhập trước, xuất trước” – đồ ăn cũ hơn để ra gần phía ngoài, đồ ăn mới thì xếp vào bên trong.
6. Cất giữ sữa và các đồ dễ hỏng khác ở cửa tủ
Nếu bạn cất những đồ dễ hỏng (như sữa) ở cửa tủ lạnh, nó sẽ hỏng nhanh hơn – đó là khu vực ít lạnh nhất trong tủ lạnh của bạn và nhiệt độ còn giảm hơn nữa khi bạn mở tủ lạnh. Để giữ thức ăn và đồ uống của bạn không bị hư hỏng quá sớm, thay vào đó, hãy cất đồ gia vị và các đồ ít hỏng khác ở khu vực này.
7. Mở tủ lạnh quá nhiều hoặc trong thời gian quá dài
Vì những lý do rõ ràng, đứng trước tủ lạnh với cửa mở không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì nhiệt độ sẽ tăng nhanh và khiến tủ lạnh của bạn phải làm việc nhiều hơn để trở lại nhiệt độ lúc trước. Điều này thường xảy ra với các gia đình có em bé vì các bé thường thích mở cửa tủ lạnh ra, đứng chọn đồ rất lâu rồi mới đóng tủ lại. Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn hãy đặc biệt lưu ý vấn đề này nhé!
8. Cắt sẵn quá nhiều thức ăn trước khi sử dụng
Mặc dù không có gì sai với một chút sơ chế thực phẩm, nhưng có một quy tắc bạn không nên vi phạm: Không cắt nhỏ quá nhiều thực phẩm trước khi cho chúng vào tủ lạnh. Thịt, trái cây và rau cắt nhỏ sẽ nhanh hỏng hơn so với thực phẩm nguyên khối.
Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn sử dụng tủ lạnh đúng cách để đảm bảo tuổi thọ cho tủ lạnh cũng như tiết kiệm chi phí sử dụng điện của gia đình nhé!
3 loại củ quả càng bảo quản trong tủ lạnh càng nhanh hỏng, thậm chí ăn vào còn có thể gây ngộ độc
Để bảo quản thực phẩm, đặt chúng trong tủ lạnh có lẽ là biện pháp hữu hiệu nhất. Tuy nhiên, 3 loại củ quả này càng được để trong tủ lạnh thì càng nhanh hỏng.
Tủ lạnh là thiết bị điện hầu như nhà nào cũng có, đặc biệt, người ta còn gọi nó là "tủ lạnh đa năng", thực phẩm mua về như rau, củ, quả, thủy sản, thịt... đều có thể bảo quản trong tủ lạnh để dùng được trong thêm vài ngày nữa. Tuy nhiên, điều gì cũng có ngoại lệ của nó.
Không phải tất cả các loại thực phẩm hàng ngày của chúng ta đều có thể được bảo quản trong tủ lạnh. Đặc biệt là 3 loại củ quà này, việc đặt chúng trong tủ lạnh không những đẩy nhanh quá trình thối hỏng mà còn có thể khiến chúng trở thành thuốc độc, một khi ăn vào là các triệu chứng ngộ độc sẽ ập tới.
1. Cà chua
Cà chua có thể chế biến thành các món ăn khác nhau, ăn kèm với những món khác cũng rất ngon với đầy đủ hương vị. Môi trường ưa thích của cà chua là ở nhiệt độ phòng, thấp nhất là 12 độ C. Nếu để cà chua trong nhiệt độ dưới 4 độ C, bảo quản lạnh càng lâu thì nó càng dễ bị "chết cóng", đẩy nhanh quá trình thối hỏng của cà chua.
Đồng thời, việc bảo quản cà chua trong tủ lạnh cũng rất dễ ảnh hưởng đến hương vị của nó, dù vào mùa cà chua có hương vị đậm đà nhất, bạn cũng nên mua về ăn ngay. Nếu mua quá nhiều, bạn có thể bảo quản chúng ở những nơi mát mẻ, thông thoáng.
Đối với cà chua xanh chưa chín, mọi người không nên mua, chúng có khả năng chứa một lượng lớn solanin, tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc solanin, dẫn đến triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, ù tai, thậm chí là viêm dạ dày ruột.
2. Dưa chuột
Dưa chuột và cà chua luôn là sự kết hợp ăn ý khi bạn muốn giảm cân, chúng đều có hàm lượng calo thấp và nhiều nước, hương vị lại đậm đà. Có lẽ cũng vì chúng quá "thân thiết" với nhau nên dưa chuột cũng có đặc tính sợ lạnh giống cà chua.
Dù không bị tê cóng khi để trong tủ lạnh như cà chua nhưng dưa chuột vốn là loại quả ưa tính ấm.
Trong trường hợp bình thường, nếu thời gian bảo quản trong tủ lạnh quá 3 ngày, dưa chuột không chỉ mất đi vị ngon ban đầu mà còn bị mất độ ẩm, bề mặt của nó cũng dễ bị nổi những đốm tương tự như khi ngâm nước.
Lúc này, bạn đừng vội rửa sạch ăn luôn mà hãy cắt dưa chuột trước, bên trong có màu vàng cũng là dấu hiệu cho thấy dưa chuột không thể ăn được nữa. Điều này không chỉ bởi ăn dưa chuột ở tình trạng này không cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể mà nó thậm chí còn làm tăng áp lực đường tiêu hóa.
Vì vậy, cách tốt nhất để bảo quản dưa chuột là bảo quản ở nơi thoáng mát, tốt nhất nên ăn trong vòng 2 ngày.
3. Khoai tây
Nhiều người cho rằng, khoai tây có hạn sử dụng rất lâu, do đó, bảo quản nó trong tủ lạnh có thể ăn được cả tháng. Thực tế không phải vậy, khoai tây không ưa lạnh, nếu để lâu trong tủ lạnh, chúng nhanh chóng bị "xâm chiếm" bởi chất độc solanin do quá trình mọc mầm sinh ra. Lúc này, giá trị dinh dưỡng của khoai tây giảm đi, ăn vào còn có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, đối với khoai tây, bạn có thể cho vào túi tối màu và bảo quản ở nơi thoáng mát, không để ở nơi bí khí là cách bảo quản tốt nhất.
2 loại thực phẩm khiến tủ lạnh bốc mùi, bỏ thêm những thứ này thơm tho ngay Hành tây có mùi hắc, bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến các thực phẩm khác bị ám mùi, tủ lạnh vì thế không thơm tho. Từ lâu tủ lạnh được xem là một vật dụng tiện ích không thể thiếu trong việc bảo quản thực phẩm, nước uống. Tuy nhiên bạn có biết không phải loại thực phẩm nào cũng có thể...