Tự làm bánh nhãn – đặc sản nổi tiếng của Nam Định
Món ăn này được gọi là bánh nhãn vì có hình giống quả nhãn. Thực chất bánh được làm từ bột nếp hoặc gạo tẻ rán giòn, là đặc sản nổi tiếng của một số tỉnh như Nam Định, Thanh Hóa…
Chuẩn bị nguyên liệu: 2 quả trứng gà, 120 gram bột nếp, 100 gram đường, 40 gram gừng tươi, 100 ml nước, dầu ăn.
Hướng dẫn cách làm: Đầu tiên bạn đập trứng vào tô rồi đánh tan, sau đó cho bột nếp vào trộn đều, nhồi cho bột thành một khối mềm dẻo mà không dính tay là được.
Cắt miếng bột làm 6 miếng sau đó đặt từng miếng bột lên bàn sạch, bạn dùng 2 bàn tay vê miếng bột cho thành một dải dài đều nhau, dùng dao cắt dải bột thành nhiều miếng nhỏ.
Bạn lấy từng viên bột đặt vào lòng bàn tay rồi vê lại cho tròn đều, để viên bột vào đĩa to. Cứ như vậy, bạn làm cho hết nguyên liệu.
Đặt chảo lên bếp cho nhiều dầu, bạn bật bếp đun cho dầu ấm nóng là có thể cho bánh vào chiên ở lửa nhỏ. Bạn không cần đợi dầu sôi mới cho bánh vào nhé. Dùng đũa khuấy đều cho bánh tơi ra và chín đều, cứ như vậy bạn chiên khoảng 40 phút bánh chuyển màu vàng và giòn tan thì vớt bánh ra đĩa có lót sẵn giấy thấm dầu, đợi cho bánh nguội hẳn mới làm tiếp các bước tiếp theo.
Video đang HOT
Gừng bạn đem gọt vỏ rồi thái lát sau đó cho vào máy xay sinh tố, thêm nước rồi xay cho nhuyễn mịn, đổ ra lọc lấy nước cốt gừng.
Tiếp theo bạn cho đường, nước cốt gừng vào chảo và nấu cho sôi lên, nước đường gừng hơi đặc lại thì bạn cho bánh nhãn đã chiên vào đảo đều liên tục. Sau khoảng vài phút bánh bắt đầu khô ráo và xuất hiện đường kết tinh bám trên bánh thì bạn tắt bếp, đảo thêm 2-3 phút nữa cho bánh khô hẳn là được.
Bạn đợi bánh nguội hẳn là có thể cho bánh vào hũ sạch, đậy nắp kín ăn dần. Bánh giòn tan, thơm nồng của gừng, vị ngọt vừa phải rất hấp dẫn.
Theo Zing
Đi dọc khắp ba miền, thưởng thức những món nem danh tiếng làm thực khách ngất ngây
Cũng đều gọi là "nem" nhưng khắp ba miền sẽ có những kiểu thưởng thức khác nhau và hương vị hoàn toàn riêng biệt.
Ẩm thực Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng trong việc kết hợp nguyên liệu và cách làm, trong đó, nem là món ăn nổi tiếng với nhiều kiểu chế biến khác nhau. Đi dọc từ Bắc chí Nam, mỗi vùng đều có món nem đặc sản mang hương vị khác biệt. Điển hình là bốn cái tên dưới đây, đều gọi là "nem" nhưng lại tạo ấn tượng rất riêng cho thực khách.
Nem nắm - Nam Định
Trong các món nem nổi tiếng thì nem nắm của vùng Nam Định được cho là có truyền thống lâu đời nhất. Vào thời nhà Trần, món ăn này được xem là đặc sản tiến vua nhờ hương vị thơm ngon, đặc sắc của chúng. Nem nắm được làm từ bì và thịt lợn trộn đều cùng thích gạo và thêm thắt các phụ gia như tỏi, mắm...
Để làm ra những chiếc nem hoàn hảo, thịt lợn phải lẫn chút nạc và mỡ, thính gạo là loại thơm ngon nhất vùng. Nhờ thế mà món ăn mang đến hương vị đặc trưng rất riêng, chẳng thể lẫn vào đâu. Cách thưởng thức đúng điệu là cuốn nem vào chiếc lá sung, thêm vài cọng đinh lăng rồi nhón qua chén nước mắm Sa Châu nổi tiếng.
Nhờ thấm trong vị mặn ngọt nguyên chất từ mắm cá mà chiếc nem giao hòa trọn vẹn từng tầng hương vị làm người ta say mê. Thong thả cho vào miệng, từ tốn nhai bạn sẽ cảm nhận sự đan xen tinh tế của chút chua dịu, cay the, đăng đắng rất lạ.
Nem chua - Thanh Hóa
Nem chua được làm phổ biến ở nhiều vùng nhưng có lẽ chỉ có đất Thanh Hoa mới làm người ta nhung nhớ mãi. Bí quyết để làm nên những chiếc nem thơm ngon, hấp dẫn chính là sự tỉ mỉ trong khâu chọn lựa nguyên liệu. Thịt nạc xay nhuyễn, bì lợn luộc chín, thính rang vàng mịn... mỗi thứ góp một chút giúp món ăn dung hòa đủ đầy mùi vị.
Điểm nhấn nổi bật nhất của nem chua Thanh Hóa là lá đinh lăng được khéo léo gói bên trong. Vừa cho vào miệng, dường như mọi giác quan đều bừng tỉnh với cái cay the nồng nàn lan tỏa, càng nhai cái chua ngọt của thịt xen lẫn chút mặn mà của gia vị làm người ta muốn thưởng thức mãi thôi. Đọng lại nơi cổ họng, mùi đinh lăng thơm lừng cùng chút hăng hăng, bùi bùi giúp món ăn ngon miệng và tròn vị hơn.
Nem tré - Bình Định
Không chỉ gây ấn tượng với hình dáng độc đáo trông như cán chổi mà nem tré Bình Định còn làm thực khách bốn phương nhung nhớ mãi bởi mùi vị độc đáo. Loại nem chua này được làm từ thịt lợn trần qua nước sôi, thái nhỏ rồi trộn thêm các loại gia vị nồng mùi như riềng, tỏi, thính...
Để làm nên một chiếc tré ngon thì người thợ phải thật khéo léo trong khâu gói. Hỗn hợp trộn xong được trải đều lên trên lá chuối, lá ổi non và cuốn thật chắc tay. Tré được áo ngoài bằng những sợi rơm lúa rồi bó chặt hai đầu lại. Nhờ thế mà khi ủ 2 - 3 ngày, tré sẽ lên men tự nhiên và thấm đều gia vị.
Thưởng thức món này, bạn phải dùng đũa đánh tơi các miếng thịt rồi cuộn trong rau sống, dưa chua và chấm trọn trong nước mắm tỏi ớt. Khi ấy cả vị giác và khứu giác như được đánh thức bởi vị chua cay, mặn ngọt, béo bùi... Tất cả đan xen một cách hài hòa, tinh tế tạo nên sự khác biệt cho món ăn đặc sản này.
Nem Lai Vung - Đồng Tháp
Khác với nem chua Thanh Hóa, món nem của vùng Lai Vung có màu đỏ hồng hấp dẫn và thiên về vị ngọt thanh, dịu nhẹ. Chiếc nem được gói cẩn thận trong lá chuối, khi mở ra bạn sẽ thấy thòm thèm bởi mùi thơm từ từ thoảng lên. Một chiếc nem ngon đúng điệu phải cân bằng với tỉ lệ 8 phần nạc và 2 phần da. Người ta giã nhuyễn thịt cùng gia vị rồi trộn với bì, thính, lót lá vông rồi ủ từ 3 - 4 ngày cho lên men.
Khi nếm thử, cái chua cay, mặn mà hết hợp cùng độ giòn của mấy cọng bì đã làm tăng thêm phần kích thích vị giác cho thực khách. Chiếc nem vuông vắn, nhỏ gọn này thường được thưởng thức như một món ăn chơi lai rai bắt vị. Tuy nhiên người ta còn có thể kết hợp cùng với những món ăn đồ nguội khác như chả lụa, jambon...
Theo Trí Thức Trẻ
Tìm đâu cho xa, đoạn đường Lê Thị Riêng cũng có nhiều quán ăn hay ho rất đáng để thử đây này Đoạn đường ngắn ngay khu trung tâm cũng có nhiều món ăn thơm ngon, nổi tiếng để bạn dừng chân khám phá đấy. Quán xá ở quận 1 thì chẳng thể nào đếm xuể nhưng thường là các nhà hàng sang trọng. Đôi khi lòng vòng quanh khu này cũng khiến bạn đau đầu, tốn xăng bởi không biết nên dừng chân lại...