Tự kiểm tra quai bị tại nhà và hướng dẫn chăm sóc cho người bệnh
Quai bị là một trong những căn bệnh truyền nhiễm thường lây qua đường hô hấp. Do đó, cách tự kiểm tra quai bị tại nhà là một trong những cách hữu hiệu nhất, để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Tự kiểm tra quai bị tại nhà là biện pháp hiệu quả trong việc chữa trị, cũng như phòng tránh lây nhiễm cho cộng đồng. Mặc dù rất hữu ích nhưng làm thế nào để có thể tự kiểm tra quai bị tại nhà? Có thể điều trị quai bị tại nhà không? Hãy cùng đọc và tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Lợi ích của việc tự kiểm tra quai bị tại nhà
Quai bị có thể bùng phát thành dịch và có thể lây bệnh cho người khác. Do đó, việc tự kiểm tra quai bị tại nhà mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ cho người bệnh, mà còn cho cộng đồng. Điển hình như những lợi ích dưới đây.
Tự kiểm tra quai bị tại nhà giúp hạn chế thấp nhất tình trạng lây bệnh cho cộng đồng (Ảnh: Internet)
- Tự kiểm tra quai bị tại nhà xua tan nỗi lo về việc phải đi sớm xếp hàng chờ đợi tại bệnh viện.
- Khi người bệnh có thể tự kiểm tra được chính xác bệnh quai bị tại nhà mà không lo vì mình mà lây chéo bệnh cho người khác tại môi trường công cộng.
- Bên cạnh đó, không còn lo bị làm phiền bởi những thủ tục hành chính rườm rà. Gây tâm lý mệt mỏi, chán nản.
Với những lợi ích thiết thực trên, bạn đang tò mò không biết kiểm tra quai bị tại nhà như thế nào? Có khó không? Hãy đến với cách tự kiểm tra quai bị tại nhà dưới đây.
2. Hướng dẫn cách tự kiểm tra quai bị tại nhà
Bệnh quai bị là một bệnh lành tính, ít có biến chứng nguy hiểm và thường tự khỏi. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện sớm, chăm sóc và điều trị đúng cách cũng sẽ để lại những biến chứng xấu sau này.
Nếu bạn lo lắng việc mình có thể lây chéo bệnh cho người khác. Bạn có thể học cách tự kiểm tra quai bị tại nhà dựa vào chính những dấu hiệu sớm của bệnh. Cụ thể:
Tự kiểm tra quai bị tại nhà thông qua những dấu hiệu thường gặp như: Sốt, chán ăn, mệt mỏi… (Ảnh: Internet)
- Sốt cao đột ngột.
- Chán ăn.
- Đau đầu.
- Sau sốt khoảng 1 đến 3 ngày, bạn cảm thấy đau nhức, sưng to ở tuyến nước bọt (Có thể sưng ở một hoặc cả hai bên). Chính điều này khiến cho khuôn mặt của bệnh nhân bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau nhức, mỏi toàn thân.
Video đang HOT
- Đau cơ, nhức mỏi toàn thân.
- Mệt mỏi.
- Sưng bìu, đau tinh hoàn.
Thực tế, có rất nhiều người nhầm lẫn bệnh quai bị với một số bệnh khác như: bạch hầu, bệnh hạch cổ do vi trùng. Để biết được chính xác bạn nên đi khám bác sĩ để biết được mình có bị quai bị hay không.
3. Quai bị có thể tự điều trị tại nhà không?
Như đã biết, quai bị là bệnh lành tính vì thế có thể tự điều trị tại nhà. Nhưng điều này cũng tương đương với việc, bạn cần phải biết cách tự theo dõi để phát hiện kịp thời kẻo dẫn đến các biến chứng khó lường.Bạn có thể tự điều trị quai bị tại nhà bằng cách.
Uống nhiều nước để đề phòng mất nước khi sốt cao do quai bị gây nên (Ảnh: internet)
- Ăn thức ăn mềm.
- Uống thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol.
- Không nên vận động nhiều. Bởi khi vận động nhiều sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: Viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.
- Quan trọng hơn cả là phải nghỉ ngơi thật nhiều tại nhà. Đây được xem là cách tăng tốc độ hồi phục tốt nhất cho người bệnh.
- Cố gắng cách ly người bệnh với những người khác trong nhà. Một người bị bệnh quai bị có thể lây cho người khác đến 5 ngày sau khi bắt đầu có các dấu hiệu của bệnh.
- Chườm ấm hay lạnh để làm giảm cơn đau do sưng hạch gây ra,
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ thể thao và chườm lạnh để giảm đau khi tinh hoàn mềm.
- Không ăn những thực phẩm cứng, cần phải sử dụng nhiều đến sự hỗ trợ của xương hàm. Thay vào đó hãy ăn những món ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp, khoai tây nghiền, bột yến mạch.
- Không nên sử dụng những thực phẩm chua, bởi chúng sẽ gây kích thích tiết nước bọt.
- Uống nhiều nước.
Đọc thêm điều trị quai bị tại nhà qua bài viết: 7 lưu ý cần nhớ khi điều trị bệnh quai bị tại nhà.
3.1. Không nên tự ý điều trị tại nhà khi nào?
Tuy nhiên, bạn không nên tự ý điều trị quai bị tại nhà với những phương pháp dân gian. Ví dụ như tự ý sử dụng mực tàu, nhọ nồi, đắp lá cây, vôi hay dán cao vào vùng sưng. Vì rất có thể sẽ khiến bạn bị bỏng, nóng, tạo môi trường lý tưởng cho vi trùng từ ngoài xâm nhập vào tuyến mang tai. Khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, và rất có thể sẽ khiến bạn bị nhiễm trùng máu.
3.2. Khi nào nên đến gặp bác sĩ thay vì điều trị tại nhà?
Trong quá trình tự điều trị bệnh tại nhà, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau. Bạn cần đến khám tại các cơ sở y tế gần nhất.
- Sưng đau tinh hoàn.
- Đau nhức đầu, lơ mơ, co giật.
- Nôn ói nhiều, đau bụng.
- Cảm thấy bất thường ở mắt, tai hay các cơ quan khác.
trình tự điều trị bệnh tại nhà, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng khác thường cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất – Ảnh Internet
4. Một số biện pháp khắc phục bệnh quai bị tại nhà
Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh quai bị tại nhà, có thể giảm bớt được sự khó chịu. Cũng như ngăn ngừa được một số các vấn đề nghiêm trọng do bệnh này gây ra.
- Chebulic myrobalan là một trong những biện pháp điều trị bệnh quai bị hữu hiệu nhất hiện nay. Đây chính là một loại hỗn hợp đặc có thành phần từ thảo mộc. Bạn chỉ cần thoa nhẹ nhàng lên chỗ sưng sẽ giúp bạn cảm thấy giảm đau và xua đi cái khó chịu vô cùng hiệu quả.
- Cây Peepal là phương pháp thứ hai để chữa trị loại bệnh này. Cách sử dụng cũng rất đơn giản, chỉ cần hơ phần còn lại chỉ được phủ bằng bơ sữa, ủ ấm trên ngọn lửa. Sau cùng dùng băng ép lên vùng sưng tấy là xong.
- Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng lô hội Ấn Độ. Nó cũng có tác dụng điều trị bất kỳ phần nào bị sưng của cơ thể, trong đó có quai bị. Chỉ cần lấy lá đã gọt vỏ, thêm vào đó một chút hỗn hợp nghệ vào một bên. Sau đó dùng bằng ép lên phần bị đau sau khi đã làm ấm.
- Hạt măng tây cũng là một trong những cách điều trị quai bị tại nhà. Nhưng để hiệu quả tốt hơn hãy thêm hạt cỏ cari, tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Phương pháp này thực sự hiệu quả với những phần bị viêm.
Với những kiến thức tổng hợp trên, chắc hẳn bạn đã biết cách tự kiểm tra quai bị tại nhà. Cũng như cách điều trị và khắc phục bệnh quai bị tại nhà một cách hiệu quả nhất. Từ đó có cách tự chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mình tại nhà một cách tốt nhất.
Quai bị ở người lớn: Triệu chứng, phòng ngừa và cách chăm sóc khi mắc bệnh
Quai bị là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ em nhưng trên thực tế người trưởng thành cũng có thể mắc căn bệnh này. Cùng tìm hiểu triệu chứng, phòng ngừa và cách chăm sóc bệnh quai bị ở người lớn qua bài viết dưới đây.
Tương tự như quai bị ở trẻ em, quai bị ở người lớn cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Đặc biệt, quai bị được biết là bệnh dễ mắc ở trẻ em, tuy nhiên quai bị vẫn có nguy cơ xảy ra ở người lớn. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn nếu gặp phải tình trạng mắc quai bị ở người lớn xảy ra.
1. Triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn
Khi nhiễm virus, quai bị ở người lớn có những triệu chứng sau:
- Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt, đau nhức cơ.
- Sốt cao, nhức đầu, đau tai hoặc đau hàm.
- Sau khi sốt từ 1-3 ngày, tuyến nước bọt đau nhức, sưng to, má phồng lên, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên. Điều này khiến cho khuôn mặt của người bệnh bị biến dạng, khó nhai, khó nuốt.
- Cảm giác chán ăn, đau khi người bệnh nhai hoặc nuốt thức ăn.
- Nam giới khi bị quai bị sẽ bị đau ở một hoặc hai bên tinh hoàn.
Đau khi nuốt thức ăn là một trong những triệu chứng của bệnh quai bị ở người lớn - Ảnh Internet.
2. Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn
Một trong những cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn tốt nhất, hiệu quả nhất chính là tiêm vắc xin phòng bệnh. Theo đó, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm vaccine phòng ngừa bệnh quai bị MMR để giúp miễn dịch với bệnh quai bị, sởi và rubella.
Khi tiêm vắc xin MMR, cần lưu ý rằng vắc xin này không được dùng cho phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ đang có kế hoạch mang thai trong 1-2 tháng tiếp theo kể từ ngày tiêm. Ngoài ra, những đối tượng sinh trước năm 1957 có thể đã tiếp xúc với virus quai bị và có thể cơ thể đã có miễn dịch tự nhiên với bệnh. Tuy nhiên, để biết chính xác nhất, bạn vẫn cần tiến hành xét nghiệm để xem mình đã có kháng thể quai bị hay chưa.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở người lớn tiếp theo chính là chủ động ngăn chặn sự lây lan của virus quai bị. Theo các nghiên cứu, virus quai bị có khả năng lây lan mạnh trong vòng 6 ngày sau khi cơ thể người bệnh xuất hiện các triệu chứng bệnh. Vì thế, trong thời gian này, những người mắc bệnh quai bị cần phải được cách ly để không lây lan bệnh ra cộng đồng.
Ngoài ra, để phòng ngừa sự lây lan của bệnh quai bị, bệnh nhân khi ho hoặc hắt hơi phải dùng tay che miệng hoặc đeo khẩu trang. Sau đó, người bệnh phải rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc các dung dịch sát khuẩn. Khi trong gia đình có thành viên mắc quai bị cần sát khuẩn các vật dụng trong nhà một cách thường xuyên.
Đọc thêm bài viết: Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị không phải ai cũng biết.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng đối với người bệnh là một trong những cách phòng ngừa sự lây lan bệnh quai bị - Ảnh Internet.
3. Cách chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh quai bị ở người lớn
Hiện nay , bệnh quai bị ở người lớn cũng như trẻ em chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp điều trị chủ yếu vẫn là điều trị hỗ trợ, chăm sóc người bệnh và phòng ngừa các biến chứng của bệnh.
Theo đó, đối với bệnh quai bị ở người lớn, chúng ta hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Bệnh quai bị thường khỏi trong vòng từ 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, dù điều trị tại nhà, người bệnh cần tuân thủ các hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Cụ thể, khi bệnh nhân mắc quai bị là người lớn, cần chăm sóc như sau:
- Uống thuốc đúng cữ, đúng liều để nhanh chóng hồi phục, hạn chế nguy cơ xảy ra các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
- Hạn chế vận động tối đa.
- Nghỉ ngơi trên giường cho đến khi hết sốt để hạn chế vi khuẩn phát tán, lây lan trong không gian sống của gia đình.
- Người bệnh cần được cách ly hoặc giữ khoảng cách an toàn với các thành viên khác trong gia đình để ngăn chặn sự lây lan virus quai bị.
- Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, cần thực hiện chế độ ăn lỏng, mềm, dễ nuốt, bổ sung đa dạng các loại rau xanh. Tuyệt đối tránh những thực phẩm có vị chua, cay, nóng.
- Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bệnh nhân mắc quai bị.
- Uống nhiều nước và súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch súc miệng có tính sát khuẩn cao.
- Không được tùy tiện dụng các loại thuốc bôi, thuốc đắp thảo dược lên vùng tổn thương để tránh ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình điều trị.
Giải đáp 4 câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị không phải ai cũng biết Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus quai bị (thuộc nhóm Paramyxovirus) gây ra. Tuy không đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu về 4 câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị qua bài viết dưới đây. Quai bị...