Từ khi bố mẹ tôi mất, vợ bỏ luôn về quê chồng
Trước kia bố mẹ tôi vẫn còn thì mỗi năm cô ấy về 2 lần, còn từ khi bố mẹ mất thì bỏ hẳn về quê chồng…
Ảnh minh họa
Tôi và vợ cùng học đại học ở Hà Nội, học xong hai vợ chồng lập nghiệp và sinh sống tại đây. Quê tôi ở Phú Thọ, còn quê vợ ở Hưng Yên. Trước đây bố mẹ tôi còn sống, mỗi lần nói đến về quê chồng là lúc nào cô ấy cũng khó chịu, nhiều lần vợ chồng cãi nhau về chuyện về quê chồng hay quê vợ, tất cả cũng chỉ vì cô ấy không muốn về quê của tôi mà thôi.
Nhưng dù là khó chịu, thì mỗi năm vợ cũng về 2 lần, 1 lần vào dịp Tết, còn một lần có thể vào dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, hoặc 2/9, còn giỗ chạp thì không khi nào về, dù là từ Hà Nội về Phú Thọ cũng chỉ khoảng hơn 2 tiếng đồng hồ chạy xe, và dù là cô ấy có thể kiên nhẫn đi xe ô tô cùng bạn bè, đồng nghiệp vào tận Đà Nẵng, nhưng lại không kiên nhẫn ngồi xe ô tô hơn 2 tiếng đồng hồ để về quê chồng, thăm bố mẹ chồng thường xuyên hơn.
Sống với vợ, nhưng tôi rất buồn vì chuyện cô ấy không muốn về quê nhà chồng, ngay cả khi bố mẹ tôi không khỏe, bảo cô ấy về thì hai vợ chồng cũng cãi nhau, cô ấy về nhưng thái độ lúc nào cũng không thỏa mái, vui vẻ.
Nhưng kể từ khi bố mẹ tôi mất đi, vợ quên hẳn việc về quê chồng, mỗi lần ở quê có việc, họ hàng mời về thì cô ấy đều bảo chỉ mình tôi về là được rồi, còn cô ấy thì không về, còn dặn tôi ai hỏi thì nói bận không về được, nhưng thực ra cô ấy chẳng đi đâu mà bận, chỉ là không muốn về.
Video đang HOT
Họ hàng ở quê thì cứ thắc mắc, tại sao vợ không về quê nhà tôi kể từ khi bố mẹ tôi mất đi, chị gái, anh trai của tôi ở quê cũng nhiều lần hỏi thăm, nhưng tôi chẳng biết giải thích như thế nào, ngoài từ cô ấy bận không về được.
Nhiều lần tôi cũng thẳng thắn với vợ chuyện mọi người ở quê thắc mắc, nhưng cô ấy lại nói, về để làm gì, bố mẹ anh còn thì còn về cho tròn trách nhiệm, bố mẹ chồng mất rồi thì về thì về, không về thì thôi, sao phải nói nhiều thế.
Tôi buồn vì câu trả lời của vợ, hóa ra lâu nay cô ấy theo tôi về quê khi bố mẹ tôi còn sống chỉ đơn giản là cho tròn trách nhiệm với bố mẹ chồng, chứ không hề có tình cảm gì với bố mẹ, với những người thân và quê hương của tôi hay sao?. Vậy mà tôi đã từng có ý định, sau này nghỉ hưu hai vợ chồng sẽ đưa nhau về quê tôi, tận hưởng cuộc sống tuổi già với ruộng vườn, chim chóc.
Vợ bị tai nạn, chồng lập tức đưa về quê "nhờ" ông bà ngoại chăm hộ, 4 tháng sau đến đón vợ nhưng cô lại cho anh 1 bất ngờ đầy cay đắng
Kết thúc cuộc trò chuyện ấy, Cúc chấp nhận đưa con về quê. Đăng như trút được gánh nặng, phó mặc vợ con cho bố mẹ vợ, đến tiền chi tiêu cũng không gửi thêm cho ông bà.
Vợ chồng bên nhau là để cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn và sát cánh vượt qua chông gai, sóng gió của cuộc đời. Nếu chỉ có thể nắm tay nhau lúc thuận lợi, vui vẻ, khi khó khăn, chật vật lại đùn đẩy và trốn tránh thì thiết nghĩ hôn nhân ấy cũng chỉ là tạm bợ mà thôi.
Cúc (30 tuổi) chia sẻ cô nghỉ việc ngay sau đám cưới vì khi đó cô đã mang thai. Đăng - chồng cô, cũng muốn vợ nghỉ làm chăm sóc nhà cửa, một mình anh có thể lo được cho cả nhà. "Mang thai mệt mỏi, chỗ làm lại xa, tôi chấp nhận ở nhà chờ sinh, chăm con nhỏ thêm khoảng 2 năm rồi mới quay trở lại với công việc", Cúc kể.
Đăng đi làm cả ngày, nhiều hôm phải tăng ca nên anh tuyên bố thẳng, Cúc phải chu toàn mọi việc. Anh không chấp nhận yêu cầu chồng tan làm về nhà còn phải xắn tay vào rửa bát, lau nhà hoặc dỗ con khóc cho vợ.
Thực ra Cúc hiểu chồng ra ngoài kiếm tiền vất vả, cô chẳng đòi hỏi gì nhiều, đôi khi chỉ là đứng cạnh vợ trò chuyện và nhặt mớ rau chẳng có gì nặng nhọc. Quan trọng lúc ấy vợ chồng được kết nối, chia sẻ và đồng hành cùng nhau trong từng việc nhỏ nhất. Nhưng lúc rảnh rỗi Đăng thích bù khú với bạn bè hơn là về nhà với vợ, dù hai người đã cả ngày không gặp nhau.
Ảnh minh họa
Mang thai mệt mỏi, Cúc nhỡ miệng kêu than thì lập tức bị anh mắng át đi, bảo cô thiếu tự lập, không thể tự lo được cho mình. Con nhỏ quấy khóc, Cúc nhờ chồng bế đỡ lúc đêm hôm, Đăng phẫn nộ bỏ sang phòng khác ngủ để tránh bị làm phiền. Dù nhiều lần phải tủi thân đến phát khóc mà Cúc chỉ nghĩ Đăng tính tình vô tâm mà thôi. Đàn ông đa số đều như vậy, Cúc đành tự an ủi bản thân.
"Khi con được 16 tháng tuổi, tôi chuẩn bị cai sữa con để gửi trẻ đi làm lại thì có một chuyện xảy ra. Tôi bị tai nạn gãy chân, phải nghỉ dưỡng thương mất vài tháng trời", Cúc kể.
Mẹ đẻ Cúc còn bận việc ở quê, bà chỉ trông nom được con gái thời gian cô nằm viện. Sau khi xuất viện về nhà, vợ chồng Cúc phải tự sắp xếp. Chân Cúc mất thời gian khá lâu mới có thể hồi phục, bản thân cô còn cần người chăm sóc nên Cúc định thuê người giúp việc tạm trong thời gian này. Đăng lại đưa ra phương án khác:
"Em về quê ngoại đi, nhờ ông bà ngoại chăm hộ. Anh không thích có người lạ ở trong nhà, hơn nữa tiền thuê người làm từng ấy việc cũng chẳng rẻ, vừa chăm người bệnh vừa trông trẻ nhỏ rồi còn nấu nướng, dọn dẹp... Em về được bà ngoại càng thêm yên tâm".
Nước mắt Cúc chỉ chực trào ra nhưng cô vẫn cố gắng nén lại, giải thích với Đăng bố mẹ cô còn bận việc đồng áng, ruộng vườn, ông bà không thể bỏ việc chăm mẹ con cô được. "Em là con gái chứ có phải người ngoài đâu, xét về tình cảm và cả trách nhiệm thì ông bà gác công việc lại vài tháng để chăm sóc em cũng là điều nên làm", Đăng phản bác.
Cúc vẫn không đồng tình với suy nghĩ của chồng, nói thẳng ra cô không muốn vợ chồng xa nhau. Bố mẹ yêu thương con cái nhưng chồng mới chính là người bạn đời, là người sẽ đi cùng cô hết chặng đường dài phía trước. Khi vui vẻ vợ chồng cùng chia sẻ, lúc hoạn nạn vợ chồng cùng nắm tay nhau vượt qua, đó mới là điều Cúc hướng tới.
Cúc kể: "Tranh cãi qua lại, cuối cùng chồng tôi nói thẳng anh ta cảm thấy phiền phức khi phải chăm sóc vợ bị tai nạn, công việc đã quá mệt mỏi, kiếm tiền đã đủ khó khăn, anh ta không đủ sức lực và thời gian để chịu trách nhiệm với những việc khác".
Đăng nhiều lần kể công nhưng tiền chi tiêu hàng tháng Đăng đưa cũng chỉ đủ cô chi dùng cho những nhu cầu tối thiểu. Phần thu nhập còn lại Đăng tự mình cất giữ, Cúc không được quyền hỏi tới. Kết thúc cuộc trò chuyện ấy, Cúc chấp nhận đưa con về quê. Đăng như trút được gánh nặng, phó mặc vợ con cho bố mẹ vợ, đến tiền chi tiêu cũng không gửi thêm cho ông bà.
Ảnh minh họa
Trong 4 tháng Cúc ở quê ngoại dưỡng thương, Đăng về thăm vợ con được 1 lần và dúi vào tay cô 3 triệu trước khi rời đi. Cúc chẳng nửa lời oán trách khiến Đăng mừng thầm trong lòng, cho rằng cưới Cúc thật sự "có lời". Việc nhà, chăm con cô luôn chu toàn, không đòi nắm lương của chồng như nhiều bà vợ khác. Khi vợ ốm đã có bố mẹ vợ lo toan toàn bộ, đợi cô khỏe lại anh đến đón về là được.
Ngày Đăng đến đón vợ con, Cúc im lặng đưa cho chồng đơn ly hôn cô đã ký sẵn. "Với một người chồng như anh, tôi thật sự không hiểu kết hôn để làm gì!", Cúc cười nhạt đáp lời Đăng khi bị chất vấn. Đăng nghẹn đắng trở về một mình, trong lòng là câu hỏi nhưng cũng mang tính khẳng định của Cúc.
Thực tế nhiều người đang sống trong những cuộc hôn nhân tạm bợ như thế. Lúc bình thường vợ chồng cùng phân chia trách nhiệm trong gia đình, thiếu đi sự kết nối và thấu hiểu, chẳng có yêu thương hay nâng niu. Khi gặp biến cố thì thân ai người đấy lo, đối phương dường như trở thành người vô hình. Gắng gượng trải qua từng ngày, hôn nhân vẫn gìn giữ được nhưng có lẽ câu hỏi: "Kết hôn để làm gì" sẽ trở đi trở lại trong suy nghĩ của những người trong cuộc ấy.
Chồng tuyên bố "nhà ngoại không cần thiết", nhưng chỉ vài phút sau anh liền "hóa đá" trước hành động vượt sức tưởng tượng "Anh ấy lúc nào cũng mặc định suy nghĩ phụ nữ lấy chồng là hết trách nhiệm với nhà ngoại, phải toàn tâm toàn ý lo cho bên nội...", người vợ kể. Khi phụ nữ hết lòng chăm lo cho gia đình nhà chồng mà ngược lại, với bên ngoại chồng lại thờ ơ, đương nhiên chẳng người vợ nào cam lòng. Giống...