Từ Hy Viên giống bé gái … quét rác như hai giọt nước
Hình ảnh cô bé mới 4 tuổi, quàng khăn đỏ, tay cầm chổi cần mẫn quét rác, miệng luôn nở nụ cười tươi, lọt vào ống kính một phóng viên bởi cô bé giống… Từ Hy Viên như hai giọt nước, nhất là khi cười.
Gần đây, một cô bé mới 4 tuổi sống tại khu Đông Hải, thành phố Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc bất ngờ trở thành người nổi tiếng trên các trang mạng khi những bức ảnh chụp cô bé được đem ra so sánh với Từ Hy Viên. Nhất là với những tấm ảnh cả hai cô cháu cùng cười, nhiều ý kiến cho rằng, Tiểu Nhan chính là phiên bản của Đại S lúc bé.
Đặt hai bức ảnh cận nhau, Tiểu Nhan có nhiều nét rất giống nữ diễn viên nổi tiếng Từ Hy Viên
Tiểu Nhan năm nay mới 4 tuổi, là con gái duy nhất của một gia đình đang phải sống tạm bợ tại một khu phố của thành phố Tuyền Châu.
Bà ngoại của Tiểu Nhan cho hay, mình bắt đầu công việc quét rác từ 4-5 giờ sáng, và phải đi bộ 5km đến nơi làm việc. Đến 8 giờ, khi bố mẹ Tiểu Nhan đi làm, sẽ đưa cô bé qua với bà, nên suốt hơn 1 năm qua, Tiểu Nhan luôn theo chân bà qua các con phố để quét rác. Thường phải đến chiều tối, cả hai bà cháu mới trở về khu nhà của mình.
Video đang HOT
Bà ngoại Tiểu Nhan năm nay cũng đã ngoài 70. Cụ cho biết, mình làm công việc quét dọn đường phố đã 8 năm nay, và không có một ngày nghỉ ngơi, vì gia cảnh quá khó khăn nên Tiểu Nhan vẫn chưa thể đến trường.
Theo Vietnamnet
Ông lão 68 tuổi cần mẫn quét rác phố đêm
Cứ 11h đêm khi người dân TP HCM đã bắt đầu chìm vào giấc ngủ, ông lão lại lọm khọm xách cây chổi ra đường quét rác. Âm thanh "xoẹt xoẹt" của tiếng chổi tre âm vang khắp khu phố trong màn đêm tĩnh mịch.
Khoảng 4-5 năm trở lại đây, ở khu phố người Hoa này (phường 11, quận 5, TP HCM), cứ nửa đêm lại có một ông cụ dáng người gầy gò, mái tóc bạc phơ, nước da bánh mật, "hiện ra" quét rác giữ cho đường phố sạch đẹp. Ông cụ ấy tên là Tô Tiền Hà, năm nay 68 tuổi.
Tiếng chổi của ông lão lại vang lên giữa phố đêm. Ảnh: Thi Ngoan.
Không nhà cửa, không gia đình, không họ hàng thân thích, ở cái tuổi gần đất xa trời, ông Hà phải tất tả làm thuê đủ mọi nghề để kiếm miếng ăn. Sống gần nửa thế kỷ ở góc phố này, hàng ngày ông thức dậy từ sáng sớm phụ người ta bán hủ tiếu, bốc vác, dọn dẹp nhà cửa để được trả tiền công mỗi tháng vài trăm nghìn đồng.
Làm việc đến khi mặt trời lặn, ông cụ thu mình vào một góc vỉa hè. Trải chiếc ghế bố cũ ra nằm ngả lưng và chờ đến khoảng 11h đêm mọi người đã ngủ, ông lão lại xách chổi ra đường quét dọn.
Tranh thủ lúc nghỉ tay, ông cụ tâm sự, sinh ra và lớn lên trong cảnh chiến tranh ác liệt, cha mất sớm nên từ hồi còn trẻ ông đã phải một thân nuôi mẹ. "Hồi đó nhà nghèo, hai mẹ con phải dắt díu nhau đi làm thuê, tối về lại ngủ ở vỉa hè. Mình khỏe không sao, chỉ thương mẹ già phải khổ", ông buồn kể.
Khi mẹ già qua đời ở tuổi 72 thì mái tóc ông cũng hoa râm. Cuộc sống khó khăn không mua nổi một căn nhà ở chốn thị thành, ông lại tiếp tục tha phương cầu thực rày đây mai đó. Mỗi khi nằm một mình, ông cũng từng mơ một mái ấm hạnh phúc có vợ hiền, con ngoan. Nhưng rồi nghĩ tủi phận mình "ốc chưa mang nổi ốc lại còn mang thêm rêu", sợ làm khổ vợ con nên ông đành gác giấc mơ rất bình thường ấy lại.
Bệnh tật tuổi già khiến cuộc sống của ông cụ khó khăn chồng chất khó khăn. Ảnh: Thi Ngoan.
Chọn một góc vỉa hè làm chốn đi về, với ông Hà, mỗi ngày lao động như thế trôi qua êm đềm như một thời gian biểu sắp sẵn. Người dân ở đây cũng tốt bụng, hiểu ông cụ gia cảnh khó khăn nên người cho miếng cơm, người giúp manh áo. Thấy ông cần mẫn và luôn ngỏ ý giúp đỡ nên hễ có việc gì, bà con lại gọi ông Hà đến làm và trả tiền công.
Cứ thế ngày nào cũng đi phụ quét dọn nhà, dọn chợ nên dần hình thành nơi ông cụ thói quen hễ thấy đường phố dơ lại mang chổi ra quét. Rồi từ đó đến nay ông gắn luôn với cái "nghiệp" dọn đường. "Ngày nào cũng phụ người ta dọn dẹp nhà cửa riết rồi quen, thấy đường phố nhiều rác nên mình cũng tranh thủ quét luôn cho sạch. Riết rồi quen, giờ ngày nào không quét lại thấy thiếu thiếu", ông cười.
Anh Lý Gia Quy, một người dân sống trên đường Lão Tử (phường 11, quận 5) kể, lúc trước thấy một ông lão ngày nào cũng cầm chổi quét lúc đêm đến ai cũng nghĩ ông bị vấn đề thần kinh nên gọi tên ông là "Xò Xú" (tức là ông khùng).
"Mọi người gọi vậy, ổng hiểu và cứ cười nên người ta càng chọc. Mãi đến giờ thấy công việc của ông tốt đẹp nên mọi người mới thương và giúp đỡ, cho ổng thức ăn, lâu lâu lại cho tiền chữa bệnh", anh Quy nói.
Xong đâu đấy, ông lại chọn một góc vỉa hè làm chỗ nghỉ ngơi yên giấc. Ảnh: Thi Ngoan.
Đến khoảng gần 1h sáng, khi mọi việc đã đâu vào đấy, đường phố đã sạch, ông Hà lại trở về với "góc phố" của mình. Tựa lưng xuống chiếc ghế bố cũ ngắm trăng sao treo trên đầu, ông kể, cực chẳng đã mới phải ra ngoài đường ngủ thế này. Ngày nào trời quang mây tạnh còn đỡ, chỉ khổ lúc trời mưa đồ đạc ướt hết, ông lại tất tả "dọn nhà" vào ở tạm mái hiên của nhà người dân gần đó.
"Khổ vậy mà bọn nghiện hút còn nỡ rình ăn trộm đồ đạc của mình. Có ít tiền lão để dành chữa bệnh tụi nó cũng lấy hết trơn", ông đau đáu kể.
Sống một mình, không có người thân bên cạnh nên ông Hà sợ nhất mỗi khi bệnh tật tìm đến. Giờ tuổi đã cao, sức yếu khiến ông càng khổ sở khi bão bệnh ập đến. Hiện nay, chỉ riêng bệnh thấp khớp đã tốn của ông tiền triệu, còn khiến ông đi lại khó khăn, đau buốt suốt.
Mặc dù có ngày phải bước khập khiễng đến bệnh viện mua thuốc chữa bệnh, nhưng về đến nhà ông lại lao vào làm việc để kiếm sống nên bệnh không khỏi mà ngày càng trở nặng thêm.
"Bác sĩ cũng bảo nếu cứ làm là bệnh không khỏi nhưng mình còn sống được ngày nào thì cứ làm việc ngày đó thôi. Tôi nghĩ rồi, phải tự nuôi sống mình để khỏi trở thành gánh nặng cho xã hội chứ. Chỉ cầu trời cho bệnh mau khỏi, mình còn làm được nhiều việc có ích lắm", ông lão nhoẻn miệng cười hiền rồi nhắm mắt an giấc ngủ.
Theo VNExpress
"Đột nhập" lò đào tạo vận động viên "nhí" ở Trung Quốc Những hình ảnh về một trung tâm đào tạo vận động viên "nhí" cho thấy sự chuẩn bị công phu của Trung Quốc nhằm đảm bảo rằng họ sẽ tạo nên những thế hệ các nhà vô địch tương lai trong sự kiện thể thao toàn cầu. Hơn 30 trẻ em tuổi dưới 12 đã bắt đầu chế độ tập luyện 8 tiếng...