Từ hôm nay, cấm quán cóc bán thuốc lá lẻ?
Từ ngày hôm nay (15/8), các quán cóc có khả năng không được bán mặt hàng thuốc lá bởi không đáp ứng quy định có hiệu lực của Nghị định số 67/2013/NĐ-CP.
Nghị định số 67/2013/NĐ-CP ban hành ngày 27/6/2013, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Các quán cóc muốn buôn bán thuốc lá lẻ phải có giấy phép.
Trước vấn đề này, PV có cuộc trao đổi với luật sư Mai Đức Tân – Công ty Luật hợp danh INCIP (Đoàn Luật sư TP Hà Nội).
PV đưa ra câu hỏi: Quy định cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá liệu có khả thi không, khi mô hình quán cóc đã tồn tại khá lâu và trở thành “đặc sản” của Hà Nội cũng như nhiều tỉnh thành?
Về câu hỏi này, luật sư Mai Đức Tân – Công ty Luật hợp danh INCIP (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Thuốc lá là mặt hàng bị hạn chế kinh doanh, vì vậy quy định về cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá nói riêng và kinh doanh thuốc lá nói chung theo Nghị định số 67/2013/NĐ-CP là thực sự cần thiết nhằm quản lý hoạt động kinh doanh thuốc lá và đối phó với thuốc lá lậu.
Video đang HOT
Nhiều người kinh doanh thuốc lá nhỏ lẻ lo lắng về quy định mới.
Tuy nhiên, cũng giống như Nghị định số 94/2012/NĐ-CP về sản xuất, kinh doanh rượu, Nghị định số 67/2013 bước đầu sẽ không dễ đi vào cuộc sống do gặp phải hoạt động kinh doanh của các hộ gia đình, cá nhân mang tính chất nhỏ lẻ, không thường xuyên, không cố định…
Theo luật sư Mai Đức Tân, trong thời gian đầu thực hiện Nghị định số 67/2013 khi chưa có các văn bản hướng dẫn chi tiết và chế tài xử lý sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải “đối diện” với thói quen kinh doanh nhỏ lẻ của người dân mà chúng ta thường gọi là “buôn thúng bán mẹt”.
Song, về lâu dài quy định về việc cấp phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá hoàn toàn khả thi, phù hợp với quy luật phát triển chung của thế giới và sự tiến bộ của xã hội.
“Để thực hiện được điều đó cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cùng với việc tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành của các thương nhân. Có như vậy hoạt động bán lẻ thuốc lá mới được quy hoạch, đi vào trật tự và kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng của thuốc lá”, luật sư Tân phân tích.
5 điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ thuốc lá Theo Nghị định số 67/2013/NĐ-CP, điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá, gồm: Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá; có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 3m2 trở lên; có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá; phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Kiến thức
Tặng danh hiệu không "cãi chày, cãi cối" cho Bộ Giáo dục?
Bộ Giáo dục và Đào tạo của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận vừa xác lập thành tích quy định có tuổi thọ ngắn nhấn, đó là quy định cộng điểm thi đại học cho Mẹ VN anh hùng, ban hành được 12 ngày thì phải bãi bỏ.
Cụ thể, ngày 4/7 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 24 sửa đổi, bổ sung đối tượng ưu tiên dự thi đại học, cao đẳng chính quy, trong đó có điều khoản bổ sung đối tượng ưu tiên vào đối tượng 03 (cộng 2 điểm thi đại học), gồm: Bà mẹ Việt Nam anh hùng;Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Quy định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 19/8/2013.
Đúng 12 ngày sau, chiều 16/7, Bộ GD&ĐT lại ra Thông tư số 28 thông báo bãi bỏ đối tượng ưu tiên thi tuyển sinh là 3 nhóm đối tượng trên. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/8/2013.
Quy định cộng 2 điểm ưu tiên thi đại học cho các Bà mẹ VN anh hùng của Bộ GD&ĐT phải bãi bỏ sau 12 ngày ban hành.
Quyết định bãi bỏ quy định trên được Bộ GD&ĐT đưa ra khi dư luận có nhiều ý kiến không đồng tình, thiếu tính khả thi vì hiện nay cả 3 nhóm đối tượng được đưa bổ sung trên tuổi đều đã cao, những người còn sống cũng phải 70-80 tuổi.
Tuy nhiên, cũng khó lòng trách Bộ GD&ĐT được vì tình trạng ban hành văn bản, quy định trên giấy, thiếu thực tế nên khi đưa ra lấy ý kiến hoặc thực hiện bị người dân, xã hội phản đối phải sửa đổi, bãi bỏ đã không còn xa lạ đối với các cơ quan quản lý.
Vì vậy, không khó để hiểu khi giải thích về quy định trên, lãnh đạo Bộ GD&ĐT có nói "nhằm cụ thể hóa pháp lệnh số 04 - Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng và Nghị định 31 của Chính phủ". Ra vì thế mà Bộ DG&ĐT ra quy định không cần xét rằng nó có thực tế, có thực hiện hay không, chỉ biết rằng cần phải có quy định như thế để thể hiện tinh thần "đền ơn, đáp nghĩa" là được.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, tình trạng ban hành quy định thiếu thực tế ở Việt Nam nhiều vô kể, hầu như lĩnh vực quản lý nào cũng có, nhưng không phải cơ quan ban hành văn bản nào cũng "luôn luôn lắng nghe, nhanh thấu hiểu" như Bộ GD&ĐT do Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đứng đầu. Dư luận phản đối, thấy quy định mình ban hành thiếu thực tế là lập tức Bộ này cho hủy, dù quy định mới đưa ra được 12 ngày và còn chưa tới ngày có hiệu lực.
Đâu như các quy định khác, khi ban hành bị dư luận phản đối vẫn cố làm cho bằng được, chỉ khi dư luận quá bức xúc, cơ quan kiểm tra văn bản nhắc nhở, yêu cầu mới hủy bỏ, có thể kể ra đây như Nghị định 105 về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức của Bộ VH-TT-DL (cấm mang vòng hoa, qua tài không được lắp kính...); xử phạt xe chính chủ của Bộ GTVT; Chứng minh thư nhân dân để tên cha mẹ; xử phạt người đội mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng; thịt không được bán qua 8 tiếng của Bộ NN&PTNT...
Nhưng để những quy định đấy được hủy bỏ, cũng phải mất thời gian khá dài, có quy định thậm chí đã đưa vào thí điểm, thực hiện được một thời gian...
Tình hình nghiêm trọng tới mức Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng phải thốt lên rằng: "Ban hành nghị định về chứng minh nhân dân có tên cha mẹ, dân người ta bức xúc, bây giờ bảo phải dừng lại, Chính phủ lại đề xuất cái Luật căn cước. Căn cước là cái gì, chắc là chứng minh nhân dân chứ còn gì nữa, sao lắm tên gọi thế, lại còn thêm Luật hộ tịch nữa, bao nhiêu loại giấy tờ, tôi là dân tôi cũng sợ mấy ông lắm rồi... Các đồng chí cứ vẽ ra lắm loại giấy tờ như vậy là tôi không chịu, có ra Quốc hội tôi cũng nói như vậy".
Như thế mới thấy thái độ biết lắng nghe, biết chỉnh sửa của bộ GD&ĐT là rất đáng hoan nghênh, không cố "cãi chày, cãi cối" cho cái sai của mình. Như vậy rất đang để tặng thêm cho Bộ GD&ĐT thành tích "cơ quan ban hành quy định có tuổi đời ngắn nhất".
Theo Phunutoday
Tăng lương hưu và trợ cấp từ 1/7 Theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7, từ 1/7, tăng thêm 9,6% mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng với các đối tượng là cán bộ, công chức, công nhân, viên chức... Ảnh minh họa Theo Nghị định số 73/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/7, từ 1/7, tăng thêm 9,6% mức lương hưu,...