TƯ Hội Phật giáo: Chưa từng có tiền lệ xảy ra giống chùa Bồ Đề
Trước đây, chưa từng có tiền lệ nào xảy ra giống như trường hợp của chùa Bồ Đề, mọi công tác từ thiện vẫn được diễn ra rất tốt.
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư kí Hội đồng trị sự, Chánh văn phòng TƯ Giáo Hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) khẳng định như vậy với Chất lượng Việt Nam trước kết luận của cơ quan điều tra về vụ buôn bán trẻ em tại chùa Bồ Đề trong thời gian qua.
Thưa Thượng tọa, theo thông tin ban đầu của cơ quan điều tra, sư trụ trì chùa Bồ Đề không liên quan tới đường dây mua bán trẻ em. Vậy TƯ HPGVN có ý kiến gì về kết luận này?
Trung ương Giáo hội luôn luôn khẳng định, đi theo đúng bản chất và con đường của TƯGH và GHPGVN thì các tăng ni, phật tử sẽ không bao giờ làm những việc trái đạo đức đó. Thế nhưng trước dư luận và những nghi ngờ, cáo buộc của công chúng, Giáo hội cũng phải dựa vào kết luận của cơ quan điều tra để xác định được thông tin chính xác liên quan đến vụ việc. Vậy nênTƯGH sẽ luôn tin tưởng và có những hướng giải quyết, nhìn nhận sự việc một cách đúng đắn theo kết luận chính xác cuối cùng của cơ quan điều tra.
Thượng tọa Thích ĐPhó Tổng thư kí Hội đồng trị sự, Chánh Văn phòng TƯ GHPGV
Sau vụ chùa Bồ Đề, Giáo hội có hoạt động nào triển khai hướng dẫn về cơ chế quản lý cho các chùa trong việc nuôi trẻ hay không?
Giáo hội đã có ngay một thông tư hướng dẫn số 182 để gửi đi tất cả các Ban, Viện thuộc GH cũng như ban trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố để hướng dẫn về việc rà soát, thống kê, kiểm tra thực trạng tình hình thực tế các cơ sở chùa và cơ sở từ thiện xã hội của Giáo hội đang tiến hành nuôi dưỡng các trẻ mồ côi, trẻ em lang thang, trẻ em tàn tật, người già cô đơn.
Từ đó, Giáo hội sẽ có định hướng để làm việc trực tiếp với bộ Lao động TB&XH dựa trên cơ sơ các văn bản đã qui định để tiến hành quản lý chặt chẽ hơn, cơ sở nào đã đăng kí bảo trợ xã hội rồi thì sẽ nhắc nhở cần phải làm cho thật tốt, còn cơ sở nào chưa tiến hành đăng kí là cơ sở bảo trợ xã hội thì sẽ phải đăng kí. Việc này sẽ giúp Giáo hội làm công tác quản lý chặt chẽ hơn nữa, tránh những sự việc đáng tiếc xảy ra ngoài ý muốn.
Video đang HOT
GHPGVN ban hành thông tư số 182 “Thống kê số lượng thực tế các cơ sở từ thiện”
Thông tư này là thông tư do chính GHPG ban hành và thực hiện đưa tới các chùa, cơ sở thuộc GH, ra hạn chậm nhất đến ngày 15/9 phải báo cáo tình hình thực tế tại nơi đó, để Giáo hội có kế hoạch triển khai.
Vậy thưa Thầy, từ trước đến nay đã có tiền lệ nào xảy ra giống như trường hợp của chùa Bồ Đề chưa? Và GHPGVN có những qui định về qui chế xử lý các trường hợp vi phạm các điều luật của GH hay không?
Trước đây, chưa từng có tiền lệ nào xảy ra giống như trường hợp của chùa Bồ Đề, mọi công tác từ thiện vẫn được diễn ra rất tốt. Thật ra, chùa Bồ Đề vẫn là một địa chỉ rất tốt để mọi người thực hiện các công tác từ thiện xã hội.
Tuy nhiên, do các chương trình phát triển nóng qúa, công tác quản lý còn chưa hiệu quả nên mới xảy ra tình trạng khiến cho những người xấu lợi dụng làm những hành động xấu xa, để lại những câu chuyện đáng tiếc xảy ra như vừa rồi. GHPGVN cũng coi đây là một bài học rất đắt giá, sâu sắc trong việc quản lý của mình.
Giáo hội cũng có những hình thức căn cứ vào hiến chương của GH và nội qui ban Tăng sự HPGVN để có những hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với những cá nhân có đóng góp tốt cũng như những cá nhân vi phạm phải những điều luật đã được Giáo hội qui định.
Sư thầy nhận định như thế nào về những đóng góp của Phật giáo trong công tác từ thiện từ xưa tới nay?
Có thể nói rằng, từ thiện là một trong những công tác trọng tâm của GHPGVN trong quá trình tu hành của các tăng ni, phật tử. GHPG VN hàng năm có tổng kết và thu được kết quả lên đến hàng nghìn tỷ đồng từ các chương trình công đức của các tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm trong việc thực hiện các phong trào từ thiện cho xã hội, thường xuyên thực hiện các phong trào phát động của MTTQVN, trực tiếp khi có thiên tai, lũ lụt. Và một thực tế đó là trước những sự kiện lũ lụt, thiên tai, thì các tăng ni phật tử là những người đầu tiên xuất hiện ở đó, thậm chí kể cả những nơi có nước sâu, ngập lụt nguy hiểm để hỗ trợ, giúp đỡ. Chính vì vậy công tác từ thiện được thực hiện rất tốt.
Thật ra, các công tác từ thiện xã hội ấy vẫn luôn được thực hiện tại các chùa, các trung tâm bảo trợ xã hội của GH. Ngoài ra, những cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi và người già neo đơn, tàn tật tại các tỉnh đang được thực hiện rất tốt. Trên thực tế, điều này đã được TƯ MTTQ VN đánh giá cao, được xã hội ghi nhận, nhìn chung mọi việc đã được làm rất bài bản, mang lại hiệu quả cao. Trong tương lai, GH vẫn coi việc làm từ thiện, từ thiện xã hội là một trong những việc làm trọng tâm để cùng với xã hội chúng ta làm thế nào đó để chúng ta phần nào chia sẻ những gánh nặng của nhà nước và tham gia xây dựng xã hội tốt đẹp.
Theo Việtbao
Vụ mua bán trẻ em tại chùa Bồ Đề: Bài học sâu sắc cho Giáo hội phật giáo Việt Nam
Thượng tọa Thích Đức Thiện (anh) đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vụ việc mua bán trẻ em ở chùa Bồ Đề, Hà Nội.
PV: Những ngày qua dư luận rất bất bình trước vụ việc mua bán trẻ con xảy ra ở chùa Bồ Đề. Thượng tọa có ý kiến gì về vụ việc nghiêm trọng này?
Thượng tọa Thích Đức Thiện: Ngay khi có bài báo đầu tiên lên tiếng về vấn đề này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã tìm hiểu sự việc, trao đổi với ni sư Đàm Lan. Hiện cơ quan công an đang điều tra nên chưa thể khẳng định ni sư trụ trì chùa Bồ Đề có liên quan đến vụ việc mua bán trẻ em hay không. Tuy nhiên, quan điểm của Giáo hội là phải nhìn vào sự thật. Ai vi phạm pháp luật cũng phải chịu sự xử lý của pháp luật. Tôi nghĩ mọi người cần nhìn nhận sự việc khách quan, cái gì sai thì nói sai, cái gì đúng thì bảo đúng, không suy diễn vượt quá thực tế, phi logic.
Thượng tọa Thích Đức Thiện
Vụ việc này cũng là một bài học sâu sắc cho giáo hội cũng như cá nhân tôi và các tăng ni. Đó là kết quả của cách quản lý không khoa học, lỏng lẻo; để niềm tin, lòng từ bi lấn át khoa học quản lý. Làm việc tốt cũng phải chấp hành đúng quy định, đúng pháp luật. Đạo và đời cũng như nhau, đều phải làm việc rất khoa học. Chùa Bồ Đề cần phải rút kinh nghiệm sâu sắc về việc này.
Các thầy đang trên con đường tu tập, chưa hẳn đã hoàn toàn thánh thiện, vì các thầy vẫn là con người. Vì thế, nên nhìn vụ việc dưới góc độ bản chất của đạo là trong sáng, việc xảy ra ở chùa Bồ Đề không phải là bản chất của đạo.
* Hình ảnh những đứa trẻ phải sống trong môi trường chật chội, ẩm thấp tại chùa Bồ Đề đã khiến rất nhiều người xót xa. Thượng tọa nghĩ sao khi đọc những bình luận của độc giả về việc nuôi dạy trẻ em ở đây?
- Đúng là những hình ảnh đưa lên báo khiến dư luận phải lên tiếng, nhưng mọi so sánh đều khập khiễng. Cần hiểu hơn về vấn đề, số lượng các cháu bé ở chùa Bồ Đề tăng nhanh, nên diện tích chỗ ở cho các cháu trở nên chật chội, tình trạng nhếch nhác là không thể tránh khỏi. Quận Long Biên đã cấp cho chùa Bồ Đề một mảnh đất bên cạnh chùa, và nhà chùa đã bỏ tiền ra bôi thương giải phóng mặt bằng nhưng chưa xây dựng.
* Báo chí thông tin những ngày này, nhiều người bị hạn chế đến thăm các cháu hoặc suất ăn chỉ có 1.000đ. Thượng tọa nghĩ thế nào về việc này?
- Suất ăn giá trị bao nhiêu thì tôi chưa nắm rõ, nhưng tôi không tin trong những ngày này mà nhà chùa lại để cho các cháu khó khăn. Tôi được biết, một-hai ngày nay, Sở LĐ-TB-XH Hà Nội đã chuyển một số cháu bị bệnh hiểm nghèo đi.
* Từ vụ việc chùa Bồ Đề cho thấy việc chấn chỉnh và siết chặt hoạt động nuôi dưỡng trẻ mồ côi trong các cơ sở Phật giáo là rất cần thiết, thưa Thượng tọa?
- Đúng vậy, rất khẩn thiết. Giáo hội đã chỉ đạo Ban từ thiện - xã hội cùng các Ban trị sự Phật giáo trên cả nước thống kê, rà soát tất cả các cơ sở đang nuôi dưỡng trẻ mồ côi. Xem xét nơi nào phải đăng ký thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì sẽ tiến hành cùng các chùa đăng ký theo đúng quy định của pháp luật.
Giáo hội sẽ chấn chỉnh trách nhiệm và hoạt động giám sát, quản lý của các Ban từ thiện xã hội, Ban Pháp chế của giáo hội, để đảm bảo hoạt động từ thiện xã hội tuân thủ đúng luật pháp. Đồng thời, cũng sẽ có văn bản gửi chính quyền các địa phương đề nghị cùng có trách nhiệm giúp đỡ, quản lý và giám sát. Một vấn đề nữa được đặt ra là, hiện hầu hết các nhà sư đều chưa được đào tạo về kỹ năng chăm sóc trẻ và quản lý cơ sở nuôi dưỡng trẻ. Những bảo mẫu ở các chùa cũng yếu kỹ năng chăm sóc trẻ em. Đã đến lúc Giáo hội phải xây dựng tiêu chuẩn cho các cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi, cơ nhỡ, bị bỏ rơi và người già cơ nhơ để đảm bảo phải có các cô bảo mẫu, người chăm sóc trẻ và người già có chuyên môn, kỹ năng, văn bằng chứng chỉ chuyên môn của các trường đào tạo.
Theo Báo PNTPHCM
Vụ chùa Bồ Đề: Giáo hội Phật giáo lên tiếng Thượng toạ Thích Đức Thiện, Phó Tổng thư ký Hội đồng Trị sự, Chánh văn phòng 1, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, việc xảy ra tại chùa Bồ Đề là đáng buồn. Vụ chùa Bồ Đề: Giáo hội Phật giáo lên tiếng Rất buồn khi biết thông tin Sáng nay, 5/8, PV đã có buổi trò chuyện với...