“Từ gốc rễ của tất cả mọi thứ xấu xa đến người bạn tin cậy nhất”
Hun Sen đã từng gọi Trung Quốc là “gốc rễ của tất cả mọi thứ xấu xa” vì đã hỗ trợ Khmer Đỏ diệt chủng, nay ông gọi Bắc Kinh là “người bạn đáng tin cậy nhất”.
Vua Campuchia bay qua Bắc Kinh kiểm tra sức khỏe”Trục Mỹ-Việt-Trung, Tam Quốc diễn nghĩa thời hiện đại”ASEAN lại bất hòa trong tuyên bố chung về Biển Đông
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Đập thủy điện, cơ sở hạ tầng giao thông là con bài chiến lược
The Washington Post ngày 5/9 bình luận, đập thủy điện Hạ Sesan 2 ở Đông Bắc Campuchia do Trung Quốc làm chủ đầu tư với tổng số vốn 800 triệu USD là một biểu tượng mạnh về vai trò của Trung Quốc và các kế hoạch đầy tham vọng của Bắc Kinh để mở rộng ảnh hưởng của mình trên khắp châu Á thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng. Gần 5000 người có thể phải di dời khi hồ chứa đầy nước, gần 40 ngàn người dân sống dọc bờ sông Sesan và sông Srepok sẽ mất đi nguồn cá, thực phẩm chính của họ.
Nhưng dự án thủy điện này là một phần tham vọng lớn hơn nhiều của Trung Quốc. Chủ tịch nước này ông Tập Cận Bình đã đưa ra nước cờ táo bạo, quảng cáo cho giấc mơ Trung Quốc, phục hưng Trung Hoa, những gì ông xem như vai trò lịch sử của Bắc Kinh từng là trung tâm châu Á. Đây là tính toán chiến lược của Trung Nam Hải nhằm chống lại chiến lược xoay trục sang châu Á – Thái Bình Dương của Barack Obama. Bắc Kinh đã quyết định đầu tư hàng trăm tỉ USD sang các nước láng giềng.
Ngay cả khi Tập Cận Bình sẽ thăm chính thức Hoa Kỳ vào cuối tháng này với mong muốn được xem như “bằng vai phải lứa” với Obama trên sân khấu chính trị thế giới, ông Bình đang nỗ lực phía sau hậu trường để vượt qua Hoa Kỳ trở thành cường quốc châu Á. Không nơi nào mà điều này lại thể hiện rõ ràng hơn như ở Campuchia, một quốc gia đã thấy chính nó bị hút vào quỹ đạo của Trung Quốc với lời hứa viện trợ hàng tỉ USD dễ dàng, giải ngân “không điều kiện” và thường chỉ trong chớp mắt cho các dự án xây dựng đường xá, cầu cống và đập thủy điện.
Bộ trưởng Thương mại Campuchia Sun Chanthol cho biết: “Nếu không có cơ sở hạ tầng, bạn không thể hồi sinh. Chúng tôi đã bị đổ lỗi là luôn ngả theo Trung Quốc, nhưng đó là vì chúng tôi cần cơ sở hạ tầng một cách nhanh chóng, không có gì nhiều hơn thế. Trung Quốc có đưa ra điều kiện gì cho Campuchia hay không? Tôi có thể nói với bạn là hoàn toàn không có gì. Không có điều kiện gì cả”.
Tập Cận Bình từng nói rằng ông muốn khôi phục lại tuyến đường thương mại cổ đại để tạo ra “Con đường Tơ lụa mới trên biển” thông qua các vùng biển miền Nam châu Á và một vành đai kinh tế xuyên sa mạc và vùng núi Trung Á. Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) có trụ sở tại Bắc Kinh và Quỹ Con đường Tơ lụa 40 tỉ USD sẽ cung cấp tiền cho các dự án này. Trung Quốc thấy nhiều cơ hội ở châu Á giống như Hoa Kỳ đã từng thấy và nắm lấy ở Mỹ – Latinh.
Rót tiền “vô điều kiện”?
Kế hoạch của Bắc Kinh đang diễn ra trên toàn khu vực, vừa thêm bạn bè mới, vừa có kẻ thù mới vì Trung Quốc muốn lây lan vây cánh. Campuchia nổi lên từ đống đổ nát sau chiến tranh, hỗn loạn của những cánh đồng chết thời Khmer Đỏ. Bây giờ hòa bình, nền kinh tế đang phát triển nhanh nhưng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải và năng lượng không theo kịp.
Video đang HOT
Trung Quốc đã mang đến tiền mặt cho Campuchia mà không cần những thủ tục mệt mỏi, tốn thời gian như khi đi vay Ngân hàng Thế giới, các quan chức Campuchia nói.
Cây cầu Hữu nghị Trung Quốc – Campuchia số 3 còn gọi là cầu Prek Tamak được cho là lộ chân không móng.
Trung Quốc cũng không thắc mắc gì về các vấn đề xã hội, quyền con người ở Campuchia, thậm chí Bắc Kinh cũng chẳng thèm để ý đến chuyện tham nhũng ở đất nước họ rót tiền vào. Tuy nhiên xung quanh những dự án Trung Quốc đầu tư xây dựng ở Campuchia, đã ngày càng xuất hiện nhiều vấn đề bất cập. Thông thường các dự án này được xem xét quyết định bởi giới chức hai nước mà không hoặc ít khi xem xét tới tác động của nó với cộng đồng địa phương.
Với đe dọa của việc biến mất hầu hết các nguồn lợi thủy sản trên các con sông bị nhiều đập thủy điện ngăn chặn đường di cư của các loài cá, các chuyên gia nói rằng hàng trăm ngàn người Campuchia có thể cảm nhận được tác động lớn đến đời sống của họ dọc theo các lưu vực sông Mekong. Những con đập có thể lấy đi nguồn đạm quan trọng trong một đất nước nghèo, nơi nhiều người dân sống bằng nghề chài lưới.
Theo một nghiên cứu của Ian Baird từ đại học Wisconsin, Hoa Kỳ, con đập Hạ Sesan 2 sẽ dẫn đến nguy cơ tăng suy dinh dưỡng và đói nghèo trên diện rộng ở Campuchia. Trong khi một nghiên cứu khác cho thấy mối nguy hại của hàng chục con đập khác mà Trung Quốc đầu tư xây dựng trên sông Mekong đoạn chảy qua Lào và Campuchia từ nay đến năm 2030.
Baird cho biết: “Con đập Hạ Sesan 2 không phải ở một vị trí tuyệt vời, nó là một dự án tốn kém và có tác động đến môi trường, xã hội rất lớn. Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á sẽ không chấp nhận những dự án kiểu này.”
Một dự án đập thủy điện mà Trung Quốc làm chủ đầu tư ở vùng rừng nguyên sinh thung lũng Areng phía Tây Nam Campuchia đã bị tạm đình chỉ trong tháng Hai sau một loạt các cuộc biểu tình kéo dài của người dân địa phương và một chiến dịch truyền thông xã hội lây lan từ giới trẻ ở thành thị.
Từ “gốc rễ của mọi thứ xấu xa” đến “ người bạn tin cậy nhất”
Mặc dù Hoa Kỳ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia, là nước nhập khẩu phần lớn hàng may mặc của đất nước chùa tháp, nhưng trong thập kỷ qua Trung Quốc đã nổi lên là nhà tài trợ, nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia. Mey Kalyan, một cố vấn cấp cao của Hội đồng Kinh tế quốc gia tối cao Campuchia cho biết, Trung Quốc được hưởng một loại “quy chế đặc biệt trong quan hệ với Campuchia”.
Nhiều người Campuchia cũng có tổ tiên gốc Hán, nhiều cửa hàng và nhà cửa có phong cách Trung Quốc, các ngôi chùa, ngôi đền có chữ Trung Quốc xuất hiện ở nhiều nơi. “Ảnh hưởng của Trung Quốc đang phát triển. Xét về mặt đầu tư, cho đến nay là rất tốt, mặc dù luôn luôn có chỗ cần cải thiện”, Mey Kalyan nói.
Nhưng ngay cả Mey cũng thừa nhận rằng, Trung Quốc cần phải nhận ra là Campuchia có chế độ đa đảng, với một tầng lớp trung lưu mới nổi đòi hỏi ngày càng cao, một xã hội dân sự ngày càng năng động. “Hệ thống của Campuchia rất khác với hệ thống của Trung Quốc. Chúng tôi cần đối thoại nhiều hơn và nhạy cảm hơn”, ông Mey cho biết.
Kung Phoak, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Chiến lược Campuchia nói rằng Trung Quốc đã bị thâm hụt nghiêm trọng về niềm tin không chỉ ở Campuchia mà còn toàn khu vực. Bắc Kinh có thói quen đối phó với tham nhũng ở quốc gia Đông Nam Á này và người dân vẫn hoài nghi sâu sắc các hoạt động đáng ngờ khác nhau của Trung Quốc trên đất nước của mình.
Bà Bố Kiến Quốc, Đại sứ Trung Quốc trao quà tặng cho Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong. Trung Quốc trang bị cả điện thoại di động cho cán bộ ngoại giao Campuchia để tiện làm việc.
Nhưng châu Á đã từng “lãnh đủ” vì sự ganh đua của các siêu cường trong quá khứ, Kung Phoak nói Campuchia không muốn lại lần nữa phải lựa chọn theo Mỹ hay Trung Quốc. “Chúng tôi muốn được trung lập là tốt nhất. Ảnh hưởng của Trung Quốc đang tăng cao. Trong quá khứ Hoa Kỳ là nước chiếm ưu thế ở châu Á – Thái Bình Dương, nhưng bây giờ chông chỉ có Mỹ mà còn Trung Quốc. Cần phải tổ chức lại chiến lược, đặc biệt là với nước nhỏ như Campuchia”.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Hoa Kỳ đã ủng hộ một chế độ quân phiệt tham nhũng ở Campuchia trong khi dội xuống 2,8 triệu tấn bom xuống quốc gia này. Bạo lực thời đại đó đã đẩy Khmer Đỏ lên nắm quyền, được sự hỗ trợ của Trung Quốc, Khmer Đỏ đã giết chết khoảng 2 triệu người Campuchia từ năm 1975 – 1979. Hòa bình cuối cùng đã được lập lại ở Campuchia từ năm 1991.
Hai thập niên qua, với sự hỗ trợ đáng kể của các nhà tài trợ phương Tây, kinh tế Campuchia đã tăng trưởng hơn 7% một năm, trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhưng Trung Quốc đã quay lại trong những năm gần đây, ủng hộ Thủ tướng Hun Sen sau khi ông lên nắm quyền năm 1997 và sau cuộc bầu cử năm 2013.
Đổi lại, Campuchia đã trục xuất 20 người Duy Ngô Nhĩ xin tị nạn cho Trung Quốc trong năm 2009 và sử dụng vai trò thành viên của ASEAN dập tắt bất cứ các chỉ trích nào từ cộng đồng khu vực với hành vi leo thang gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông. Quan hệ Trung Quốc – Campuchia đang phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
Tháng 4 năm nay ông Tập Cận Bình đã nói với Hun Sen, quan hệ hai nước “may mắn có được cơ hội quan trọng”. Thủ tướng Hun Sen đã từng gọi Trung Quốc là “gốc rễ của tất cả mọi thứ xấu xa” vì đã hỗ trợ Khmer Đỏ diệt chủng, nay ông gọi Bắc Kinh là “người bạn đáng tin cậy nhất”.
Bộ trưởng Thương mại Campuchia nói: “Khi họ hỏi tại sao chúng tôi luôn đến với tài trợ Trung Quốc, tôi nói: Không, Campuchia đã bị đói trong nhiều năm. Khi một người nào đó chìa bát cơm cho chúng tôi, rõ ràng chúng tôi phải ăn nó.” Hai năm trước hành trình từ Phnom Penh đến Stung Treng mất 4 ngày, bây giờ nhờ con đường Trung Quốc xây, chỉ mất khoảng 7 giờ. Mặc dù đường mới làm xong đã có ổ gà, cầu vừa xây đã có vết nứt, nhưng với người Campuchia, nó đã tốt hơn trước rất nhiều.
Ngay cả lãnh đạo phe đối lập Campuchia Sam Rainsy cũng nói rằng xem Trung Quốc là “đối trọng quan trọng với hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam”. Sam Rainsy (kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tuyên truyền bài Việt khi) nói rằng: “Thất khó có thể cưỡng lại ảnh hưởng của người Việt mà không có một đối trọng là Trung Quốc”?!
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Pháp: Campuchia muốn mượn chuyên gia bản đồ phải được Việt Nam đồng ý
Yêu cầu của Hun Sen về việc Pháp cử chuyên gia thẩm định bản đồ, Tổng thống Hollande nói rằng nó chỉ được đáp ứng nếu được sự đồng ý của Việt Nam.
Sam Rainsy vẫn tiếp tục tuyên truyền chống phá Việt Nam từ ÚcTrưởng nhóm đối chiếu bản đồ biên giới Campuchia-Việt Nam bị dọa giếtNghị sĩ đối lập Campuchia tiếp tục xúc phạm Việt Nam, chống phá biên giới
Tiến sĩ Sok Touch. Ảnh: The Cambodia Daily.
The Phnom Penh Post ngày 2/9 đưa tin, Tiến sĩ Sok Touch từ Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia, người đứng đầu nhóm nghiên cứu đối chiếu bản đồ phân giới cắm mốc Campuchia - Việt Nam mà chính phủ sử dụng với bản đồ của phe đối lập và các bên thứ 3 cho biết, ông nghi ngờ không biết liệu ông Norodom Sihanouk có nộp bản đồ lưu chiểu cho Liên Hợp Quốc năm 1964 hay không.
Trước sự chống phá quyết liệt của phe đối lập CNRP nhằm vào biên giới Việt Nam - Campuchia với những cáo buộc (bịa đặt, vu khống) chính phủ Campuchia sử dụng "bản đồ giả" không phải bản gốc năm 1964 mà Sihanouk nộp lưu chiểu cho Liên Hợp Quốc để đàm phán với Việt Nam gây mất đất, chính phủ Campuchia đã nỗ lực đề nghị Liên Hợp Quốc, Mỹ, Pháp, Anh cung cấp 26 mảnh bản đồ bonne do Sở Địa dư Đông Dương phát hành giai đoạn 1933 - 1953 để đối chứng.
Tuy nhiên Liên Hợp Quốc đã không tìm thấy bản nộp lưu chiểu này, thay vào đó họ cung cấp 18 mảnh bản đồ UTM được phiên sang từ 26 mảnh bản đồ bonne mà Sihanouk nộp kèm kháng nghị Mỹ ném bom vào lãnh thổ Campuchia trong Chiến tranh Việt Nam lên Liên Hợp Quốc năm 1963. Sok Touch cho rằng đây là điều "kỳ lạ" khi Liên Hợp Quốc không tìm thấy 26 mảnh bản đồ bonne năm 1964 mà lại là 18 mảnh bản đồ UTM năm 1963.
Trên thông tin này, ông Touch nghi ngờ về việc nộp lưu chiểu bản đồ năm 1964 đã không diễn ra. Ông xác nhận 18 mảnh bản đồ UTM mà Liên Hợp Quốc cung cấp thể hiện đường biên giới Việt Nam - Campuchia giống như bản đồ của chính phủ.
Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong sẽ chủ trì muột buổi lễ nhận và kiểm tra bản đồ mà Pháp cho mượn vào Thứ Năm này. Hôm Thứ Hai tuần này, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết đồng ý cho Campuchia mượn bản đồ theo yêu cầu của Hun Sen, nhưng lưu ý Pháp trung lập mạnh mẽ trong vấn đề biên giới giữa 2 nước Đông Nam Á.
Riêng yêu cầu của Hun Sen về việc Pháp cử chuyên gia thẩm định bản đồ, Tổng thống Hollande nói rằng nó chỉ được đáp ứng nếu được sự đồng ý của Việt Nam. Thủ tướng Campuchia đã nói lời cảm ơn Tổng thống Pháp và khẳng định, các bản đồ này sẽ giúp chấm dứt các vấn đề kích động chủ nghĩa dân tộc bằng thủ đoạn bản đồ, biên giới mà phe đối lập theo đuổi.
Hồng Thủy
Theo giaoduc
Thủ tướng Hun Sen tuyên bố không cầm quyền đến năm 2030 Thủ tướng Campuchia, ông Hun Sen ngày 26.8 tuyên bố sẽ không nắm quyền điều hành đất nước cho đến năm 2030, trang tin Khmer Times dẫn nguồn từ Tân Hoa xã. Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố sẽ không nắm quyền cho đến năm 2030 - Ảnh: AFP Trang Khmer Times (Campuchia) dẫn tin từ Tân Hoa xã cho biết Thủ...