Tự dùng mũ hấp ủ tóc: Tiềm ẩn nguy cơ điện giật tử vong
Thay vì ra tiệm hấp tóc bằng máy cây, chị em mua mũ hấp tóc cá nhân về sử dụng. Giá thành rẻ nhưng liệu có đảm bảo an toàn khi phải quấn dây điện lên đầu có tóc ẩm.
Nhanh, tiện, rẻ…
Trên khắp các diễn đàn, mặt hàng được chị em quan tâm hiện nay là chiếc mũ hấp tóc cá nhân vô cùng tiện lợi. Thay vì phải đến tiệm làm tóc, chờ hấp ủ hàng tiếng đồng hồ, với chi phí mỗi lần không hề rẻ thì với chiếc mũ hấp tóc giá chỉ từ 120.000-250.000 đồng này khiến các chị em vô cùng thích thú. Hơn nữa, vào mùa hanh khô, việc hấp ủ thường xuyên sẽ khiến tóc giữ ẩm tốt và mềm mại hơn nên càng thôi thúc họ sở hữu chiếc mũ này.
Theo lời giới thiệu của người bán, mũ hấp tóc được thiết kế 2 lớp, vỏ mũ và phần mũ ủ. Phần vỏ mũ là lớp vải bông nhung bọc trùm hệ thống dây may so cấp nhiệt. Phần mũ ủ bên trong được làm bằng nilon. Người sử dụng phải bôi thuốc hấp hoặc dầu xả lên tóc đã được làm ướt, cắm điện và đội mũ hấp trong một thời gian nhất định (thông thường là 15 – 20 phút), sau đó, tháo mũ ra và xả nước như bình thường.
Mũ hấp có điện áp 220 V- tần số 50 Hz; công suất tối đa 40W. Theo tư vấn của nhà cung cấp, sản phẩm còn có chức năng tự tắt nguồn khi nhiệt độ lên đến 65C để đảm bảo mũ không bị quá nóng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, các chuyên gia ngành điện lạnh cho biết, thực tế, người sử dụng chỉ hấp tóc từ 15 đến 20 phút và khoảng thời gian này không đủ để nhiệt độ lên đến 65C.
Video đang HOT
Cẩn thận điện giật &’tung người’ vì mũ hấp ủ tóc
… nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Tiện ích của mũ hấp tóc đã quá rõ nhưng nhiều người tiêu dùng vẫn rất e ngại về độ an toàn khi sử dụng sản phẩm này. Các dây may so, dây điện nằm chằng chịt ở lớp vỏ ngoài của mũ khiến người dùng có cảm giác không yên tâm về độ an toàn. Ngăn cách giữa dây điện và da đầu chỉ là lớp vải và lớp nilon mỏng, rất dễ rách. Lớp vải này lại có độ thấm nước cao, trong khi tóc ướt dễ dẫn điện.
“Dùng mũ này thì phải làm tóc thật ẩm trước khi hấp vì nó dùng điện nên khô lắm, không như máy hấp tóc cây, dùng nước. Với lại, nó dùng dây điện quấn quanh cái mũ (mặc dù ở bên trong thôi), nhưng mình cứ cảm giác nó không an toàn. Nhỡ đâu bị hở thì giật bắn người không cấp cứu kịp”, chị Hà Quyên (Hà Nội) e ngại.
Đã sử dụng mũ hấp tóc này, chị Thanh An (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết “cũng được”, đồng thời hướng dẫn: Gội đầu xong, vuốt dầu hấp lên tóc, dùng khăn bao tóc lại rồi đội mũ lên, rút dây cho kín tóc, mở công tắc điện. Chị này cũng đưa ra một lưu ý nhỏ: nên ngồi hấp tóc ở trên bàn, trên ghế, tránh tiếp đất để phòng hở điện gây giật.
Nói về chiếc mũ hấp tóc điện này, TS Phạm Hùng Phi – Trưởng khoa Thiết bị Điện, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội khuyến cáo, nên tìm mua mũ chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng bởi dùng thiết bị điện chất lượng kém rất dễ gây cháy, giật, nguy hiểm đến tính mạng.
Loại mũ hấp tóc chất lượng không đảm bảo, lớp mũ ủ bên trong mỏng, độ bền kém sẽ không có chức năng cách điện mà chỉ là lớp ngăn cách, chống ngấm nước từ tóc ra lớp ngoài có chứa dây điện trở gia nhiệt.
Theo đó, chuyên gia này lưu ý: Kiểm tra mũ hấp trước khi sử dụng xem các lớp cách điện có rách hay đứt dây không; lau khô tay trước khi chụp mũ vào đầu và cắm điện; có thể tăng thêm lớp cách điện bằng cách đội thêm một lớp mũ hấp bằng nilon khác; tránh tiếp đất khi ngồi hấp tóc phòng điện giật; hạn chế để lớp vỏ mũ tiếp xúc với nước; không giặt, vệ sinh lớp vỏ ngoài của mũ vì trong đó có chứa hệ thống dây may so, dây điện…
Theo Alobacsi
Mỹ: Nhiều thành phố lớn có nguy cơ biến mất
Theo môt nghiên cưu đăng trên ân phâm cua Viên Khoa hoc quôc gia My sô ra ngay 12/10, nhiêu thanh phô lơn cua My như New York, Miami hay New Orleans co nguy cơ bi nhân chim do nươc biên dâng.
Nhiêu thanh phô lơn cua My co thê se bi nhân chim do hâu qua cua biên đôi khi hâu. Anh: Getty Images
Nghiên cứu này do Phó Giám đốc phụ trách các vấn đề liên quan đến tác động của khí hậu và nước biển dâng tại Trung tâm Khí hậu của Mỹ, Ben Strauss cùng nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), James Hansen thực hiện.
Theo ông Strauss, từ bây giờ đến năm 2100, nếu nhanh chong hạn chế việc đốt nhiên liệu hóa thạch, nước biển toàn cầu sẽ dâng lên tư 4,3 - 9,9m. Các chuyên gia lo ngại rằng tình trạng này có thể diễn ra sớm nhất vào đầu thế kỷ 22 hoặc muộn nhất trong nhiều thế kỷ nữa. Khi đo, các thành phố biêu tương cua My ơ vung duyên hai co thê sẽ bị nhấn chìm va hơn 20 triêu ngươi se phai rơi bo nha cưa cua minh do nước biển dâng.
Cụ thể, thành phố cảng Norfolk, bang Virginia, đến năm 2045 có thể đối mặt với tình trạng này do lượng khí thải vượt tầm kiểm soát. Thành phố New York đến năm 2085 có thể se trơ thanh "thành phố không đáng sống" do nước biển dâng. Trong khi đó, bang Florida là nơi có nhiều thành phố nhất phải hứng chịu tác động từ nước biển dâng. Khoảng 40% dân số của bang này đang sống tại khu vực có nguy cơ bị tác động mạnh.
Trước mối đe dọa này, nghiên cứu cho rằng cân phai tiên hanh nhưng biện pháp mạnh như căt giảm lượng khí thải carbon năm 2050 xuống gần băng mức năm 1950 đê có thể tạo ra sự khác biệt. An Hy Theo Mashable
Theo_Hà Nội Mới
Ả-rập Xê-út cảnh báo Nga về nguy cơ thánh chiến Cảnh báo Moscow về nguy cơ thánh chiến, giới chức Ả-rập Xê-út nói việc Nga không kích phiến quân IS tại Syria sẽ gây ra những hệ lụy khôn lường. Cảnh báo Moscow về nguy cơ thánh chiến, giới chức Ả-rập Xê-út nói việc Nga không kích phiến quân IS tại Syria sẽ gây ra những "hệ lụy khôn lường". Reuters dẫn lời...