Từ doanh nghiệp “ma” ra đường dây nhận hối lộ tinh vi
Trong một thời gian dài, các cá nhân và doanh nghiệp “cò mồi” đã thu tiền của người nước ngoài rồi móc nối, hối lộ cán bộ để được cấp hàng ngàn giấy phép lao động dựa trên các bộ hồ sơ có sử dụng tài liệu giả.
Vậy, do đâu mà hàng loạt giấy tờ giả “Qua cửa” các cơ quan chức năng mà không bị “tuýt còi”?
Một vụ án đầy thủ đoạn tinh vi và sự cấu kết chặt chẽ giữa các cá nhân và tổ chức trong đường dây gian lận quy mô lớn, liên quan đến việc làm giả tài liệu, cấp phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam được phát hiện, phát lộ sau đó là hàng loạt chiêu trò, thủ đoạn nhận hối lộ tinh vi của một số cán bộ công quyền.
Mới đây, Cơ quan An ninh Điều tra – Bộ Công an đã khởi tố bị can với bà Trương Thị Nga, nguyên Trưởng Văn phòng Công chứng Trương Thị Nga và nhiều công chứng viên với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đây là các bị can bị khởi tố trong giai đoạn 2 của vụ án sự “Tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Lý lịch Tư pháp quốc gia, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Long An và một số tỉnh, thành phố khác.
Các bị can là công chứng viên vừa bị khởi tố.
Cấp phép lao động trái phép
Thời điểm dịch COVID-19 bùng phát, nhiều người nước ngoài bị mắc kẹt không thể về nước nên chấp nhận chi tiền để được cấp phép ở lại Việt Nam. Qua công tác nắm tình hình, Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) và Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã phát hiện một số đối tượng sử dụng pháp nhân của chi nhánh Công ty TNHH Thiết kế xây dựng trang trí nội thất Tuấn Lộc Phát để làm giả tài liệu và bảo lãnh cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài ở lại Việt Nam trái phép. Trong số những đối tượng bị phát hiện, Nguyễn Văn Trường – giám đốc một công ty chuyên làm dịch vụ xin visa và thẻ tạm trú cho người nước ngoài – bị xác định là mắt xích quan trọng.
Trong quá trình điều tra, cơ quan Công an đã phát hiện thêm ba đường dây làm giả tài liệu, do các đối tượng Vũ Hoài Thanh, Trần Mai Hồng cầm đầu. Nhóm này đã làm giả khoảng 8.000 tài liệu để nộp trong 3.000 hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài, chủ yếu tại các tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Lời khai của các đối tượng thể hiện, thông qua mạng xã hội hoặc tham gia các hội nhóm trên Zalo, Facebook, Wechat, các đối tượng đăng tin nhận dịch vụ cấp các giấy tờ thủ tục cho người nước ngoài chỉ cần hộ chiếu và ảnh. Sau khi liên lạc, thỏa thuận, thống nhất giá, các đối tượng nhận hộ chiếu, ảnh của người nước ngoài, trực tiếp hoặc qua nhiều đối tượng khác làm giả các tài liệu trong thành phần hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật, thành phần hồ sơ xin ở lại cho người nước ngoài phải có giấy phép lao động hoặc giấy tờ khác chứng minh đủ điều kiện. Các đối tượng sử dụng nhiều phương thức để làm giả các tài liệu trong hồ sơ xin cấp phép lao động, từ việc tạo ra các công ty “ma”, đến việc giả mạo các giấy tờ như giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp; thậm chí, có bị can còn lấy thông tin căn cước công dân của người khác từ… tiệm cầm đồ hoặc trên mạng, tra cứu địa chỉ ngẫu nhiên trên Google Maps rồi lập ra các chi nhánh công ty “ma” nhằm xác nhận giả tài liệu cho hồ sơ xin cấp phép lao động. Theo kết quả giám định, đã có hàng ngàn giấy tờ trong vụ án được xác định là tài liệu giả.
Quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đã làm rõ 3 đường dây do Vũ Hoài Thanh, Trần Mai Hồng, Sẳm Nhịt Sau cầm đầu, làm giả khoảng 8.000 tài liệu của cơ quan, tổ chức để đưa vào khoảng 3.000 hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài nộp tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương và Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước.
Video đang HOT
Cơ quan chức năng khám xét nhà của bị can.
Quy trình nhận hối lộ tinh vi
Để không bị thanh tra, kiểm tra phát hiện việc làm giả con dấu, tài liệu trong hồ sơ và được cấp giấy phép lao động, các đối tượng phạm tội thường móc nối, đưa hối lộ cho cán bộ trực tiếp tiếp nhận, thẩm định, đề xuất cấp giấy phép lao động tại các Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Quản lý khu công nghiệp các tỉnh, thành phố. Sau khi có giấy phép lao động, để làm thủ tục cho người nước ngoài ở lại Việt Nam, các đối tượng phạm tội tải và in từ mạng Internet các biểu mẫu theo quy định, đóng dấu, ký giả chữ ký giám đốc các doanh nghiệp “ma”, gửi kèm theo hộ chiếu, ảnh thẻ người nước ngoài cho các đối tượng trung gian (thường là các công ty làm dịch vụ) để các đối tượng này điền thông tin người nước ngoài trên các biểu mẫu và trực tiếp đi nộp hồ sơ tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh. Đây là thủ đoạn của những kẻ chủ mưu làm giả hồ sơ nhằm che giấu nhân thân, xóa dấu vết khi bị cơ quan chức năng phát hiện, điều tra…
Các lãnh đạo cấp cao tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương, Ban Quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, và Ban Quản lý khu kinh tế tỉnh Bình Phước đã bị phát hiện có liên quan đến vụ án. Các bị can là lãnh đạo cấp Sở, Ban Quản lý trong vụ án (Lê Minh Quốc Cường, cựu Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương cùng Đặng Quang Việt, Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Thành Nhân).
Quy trình gian lận tại Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Dương được thực hiện một cách tinh vi từ cấp chuyên viên đến lãnh đạo. Nguyễn Kiên Cường – chuyên viên phòng Chính sách lao động – là “đầu mối” bị cáo buộc nhận hối lộ để giải quyết số lượng hồ sơ “khủng” lên tới 2.300 giấy phép lao động làm việc tại 315 doanh nghiệp. Trong thời gian từ năm 2017 đến tháng 3/2022, Cường đã rất nhiều lần nhận tiền của các cá nhân, doanh nghiệp môi giới để thẩm định, trình lãnh đạo thông qua các hồ sơ cấp phép lao động. Tổng cộng Cường bị cáo buộc đã nhận hối lộ hơn 8,3 tỉ đồng. Số tiền này Cường khai thông qua Ngô Nguyễn Thái Hằng – phó Phòng chính sách lao động – để tác động tới lãnh đạo Sở thông qua giấy phép.
Cường khai định kỳ hàng tháng chi 3/4 số tiền nhận hối lộ để thông qua phó phòng chi cho lãnh đạo sở. Hằng khai đã nhận từ Cường 860 triệu đồng. Khi vụ án đang được điều tra thì ông Hằng chết nên Cơ quan điều tra chưa làm rõ được ông Hằng đã sử dụng số tiền này vào việc gì. Ngoài lời khai ăn chia thông qua phó phòng, Nguyễn Kiên Cường còn khai để tạo điều kiện trong công tác nên hàng năm biếu quà và tiền từ 50-100 triệu đồng/lần (tổng cộng 150 triệu đồng) cho Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội là ông Lê Minh Quốc Cường. Tuy nhiên, Cường không thừa nhận đã nhận tiền từ cấp dưới. Trong vụ án này, vị giám đốc Sở bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” vì đã ký 518 giấy phép lao động cho người nước ngoài trái quy định.
Bên cạnh đó, Hoàng Thanh – cựu Trưởng phòng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 1,5 tỉ đồng để xét duyệt hồ sơ, đề xuất lãnh đạo ký 467 giấy phép lao động. Số tiền nhận được Thanh khai kẹp theo hồ sơ với mức 1,5-2 triệu đồng/ bộ để chi cho lãnh đạo ban ký giấy phép. Có ba phó ban của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương bị truy tố trong vụ này về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ” (không bị truy tố về tội “nhận hối lộ”) gồm: Nguyễn Thành Trung, Nguyễn Thành Nhân, Đặng Quang Việt. Tại Ban quản lý Khu kinh tế Bình Phước, ông Đinh Thái Tuấn – nguyên phó phòng Quản lý đầu tư – bị cáo buộc đã nhận 751 triệu đồng để thẩm định 281 hồ sơ cấp phép lao động trong thời gian từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2022.
Ngày 20/10, TAND tỉnh Bình Dương đã tuyên phạt 16 trong số 17 bị cáo mức án tù giam, trong đó Lê Minh Quốc Cường bị tuyên án 2 năm 6 tháng tù, Nguyễn Kiên Cường bị tuyên án 16 năm tù và Hoàng Thanh bị tuyên án 13 năm tù.
Vụ án này là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với các cá nhân và tổ chức tham gia vào các hành vi gian lận, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi bất hợp pháp. Đồng thời, nó cũng đặt ra nhiều câu hỏi về sự giám sát và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc cấp phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Các cá nhân, doanh nghiệp bị truy tố trong vụ án này gồm các nhóm khác nhau nhưng đều có hành vi tương tự là nhận tiền của những người nước ngoài có nhu cầu cấp phép rồi “móc nối” hối lộ cán bộ sở, ngành. Đặc biệt, các cơ quan tố tụng tiếp tục khởi tố vụ án giai đoạn 2.
Gian lận tại các Văn phòng Công chứng và Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia
Ngày 19/8/2024, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ với bà Trương Thị Nga, nguyên Trưởng văn phòng Công chứng Trương Thị Nga; Lại Hồng Khánh, Công chứng viên; bắt tạm giam với bị can: Lương Minh Sơn, nhân viên nghiệp vụ Văn phòng Công chứng Nguyễn Lâm và Vũ Nam, Công chứng viên Văn phòng Công chứng Nguyễn Lâm với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo kết quả điều tra ban đầu, các bị can bị cáo buộc ký chứng thực bản sao dựa trên “bản chính khống” để phục vụ việc xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia từ năm 2019 đến 2022. Các tài liệu này được sử dụng trái phép, gây thiệt hại nghiêm trọng cho lợi ích của Nhà nước và ảnh hưởng xấu đến uy tín của các tổ chức hành nghề công chứng.
Đây là một phần của cuộc điều tra mở rộng liên quan đến việc tổ chức, môi giới cho người khác ở lại Việt Nam trái phép; làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; và các hành vi đưa, nhận hối lộ. Trước đó, tháng 7/2023, ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp; Lương Nhân Hòa (Phó giám đốc Trung tâm), Nguyễn Đình Cảnh (Phó phòng Hành chính tổng hợp) đã bị bắt với cáo buộc nhận hối lộ để cấp phiếu lý lịch tư pháp trái quy định. Cùng vụ án, Nguyễn Thị Ngọc (chuyên viên Phòng Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Hà Nội), Nguyễn Xuân Thọ và Phạm Quan Hậu (đại diện Văn phòng giao dịch và cộng tác viên của Công ty Luật TNHH Vicco) bị bắt tạm giam về tội Đưa hối lộ.
Ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm Lý lịch Tư pháp Quốc gia bị cáo buộc cùng hai cá nhân khác nhận hối lộ để giải quyết cấp phiếu lý lịch tư pháp trái quy định. Điều tra ban đầu cho thấy, các đối tượng này đã dùng các tài liệu không hợp pháp để tạo điều kiện cho việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trái quy định. Đặc biệt, ông Hoàng Quốc Hùng đã bị bắt giữ vì tội nhận hối lộ, tiếp tay cho việc cấp phiếu lý lịch tư pháp trái quy định.
Với sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan điều tra, vụ án dần được làm sáng tỏ. Cuộc điều tra đang được tiếp tục, và dư luận đang chờ đợi những kết luận cuối cùng từ phía cơ quan chức năng. Vụ án này không chỉ là hồi chuông cảnh tỉnh cho các cán bộ công chức mà còn là bài học lớn về sự cần thiết của tính minh bạch và trung thực trong công vụ. Đồng thời, Bộ Tư pháp cũng có những động thái thể hiện sự nghiêm túc trong việc xử lý các vi phạm, tăng cường thanh tra, giám sát các hoạt động công chứng và cấp phiếu lý lịch tư pháp nhằm ngăn chặn những sai phạm tương tự trong tương lai.
Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam cùng 252 bị cáo lãnh án
Chiều 23/8, sau gần 1 ngày tuyên án, HĐXX đã đưa ra mức án cụ thể đối với 254 bị cáo trong đại án ngành đăng kiểm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng...
HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Kỳ Hình (Cục trưởng Đăng kiểm Việt Nam từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2021) 19 năm tù về tội "Nhận hối lộ" và 6 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ"; tổng hợp hình phạt bị cáo Trần Kỳ Hình phải chấp hành là 25 năm tù. Bị cáo Đặng Việt Hà (người kế nhiệm sau khi ông Hình về hưu) bị phạt 19 năm về tội "Nhận hối lộ".
Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình bị tuyên 25 năm tù giam.
Bị cáo Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) bị tuyên phạt 4 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ". Bị cáo Trần Anh Quân (cựu quyền Trưởng phòng kiểm định cơ giới) bị HĐXX tuyên phạt 14 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
Bị cáo Đặng Việt Hà bị HĐXX tuyên phạt 19 năm tù.
Bị cáo Trần Lập Nghĩa bị tuyên phạt 30 năm tù về 3 tội "Nhận hối lộ"; "Giả mạo trong công tác"; "Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác".
Các bị cáo còn lại trong vụ án bị kết án từ 1 năm tù đến hơn 20 năm tù, trong đó có nhiều bị cáo được hưởng án treo. Riêng bị cáo Đỗ Trung Học, Trưởng phòng tàu sông đang bị truy nã. HĐXX đã tuyên phạt vắng mặt bị cáo Đỗ Trung Học 20 năm tù về tội "Nhận hối lộ".
HĐXX nhận định, các bị cáo trong đại án đăng kiểm đều có trình độ, chuyên môn và biết rõ hậu quả có thể xảy ra nhưng vẫn cố ý phạm tội, thể hiện tính xem thường pháp luật nên cần phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Bị cáo Trần Lập Nghĩa bị HĐXX tuyên phạt 30 năm tù cho 3 tội danh.
Các bị cáo vì động cơ vụ lợi đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thuỷ nội địa. Đây là vụ án tham nhũng xảy ra trong phạm vi rộng của cả nước, có tính hệ thống từ trên xuống dưới.
Hành vi của các bị cáo đã làm cho đội ngũ cán bộ nhà nước trở nên thoái hoá, biến chất, dẫn đến mất lòng tin của nhân dân đến ngành đăng kiểm; gián tiếp gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ của con người do các phượng tiện đăng kiểm không đủ điều kiện nhưng vẫn tham gia giao thông và gây ra tai nạn, để lại hậu quả. Vì thế, quan điểm của HĐXX là phải có hình phạt nghiêm khắc đối với các bị cáo là lãnh đạo Cục, chủ đầu tư, trung tâm tư nhân theo mức án VKS đề nghị.
Các bị cáo tại phiên tòa sơ thẩm đại án ngành Đăng kiểm.
Đối với các bị cáo là người làm thuê, có quan hệ lệ thuộc cấp dưới cấp trên, làm công hưởng lương, làm theo chỉ đạo cấp trên, các bị cáo này không nhận thức đầy đủ hành vi phạm tội nên HĐXX xem xét kết hợp với các tình tiết giảm nhẹ; nhất là các bị cáo chủ động khai báo, tích cực hợp tác cơ quan điều tra. Một số bị cáo được giảm nhẹ, cho hưởng án treo là phù hợp, thể hiện sự khoan hồng pháp luật.
Các tình tiết như tự thú, trong thời gian công tác có thành tích xuất sắc, nhân thân tốt, phạm tội lần đầu; bản thân hoặc gia đình có công với cách mạng, tự nguyện nộp tiền hưởng lợi, hoàn cảnh có khăn và có đơn xin giảm nhẹ hình phạt từ các tổ chức liên quan bị thiệt hại, các bị cáo đang mắc bệnh nặng... đều được HĐXX xem xét.
Vụ án kết thúc sau hơn 1 tháng xét xử.
Về tình tiết tăng nặng, đa số các bị cáo đều phạm tội hai lần trở lên. Việc tự giao nộp tiền hưởng lợi, chỉ được xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Về quan điểm của các luật sư và một số bị cáo, đề nghị tính toán lại số tiền bị cáo chịu trách nhiệm, chỉ buộc chịu trách nhiệm số tiền hưởng lợi, HĐXX xét thấy không có căn cứ chấp nhận. Bởi, theo HĐXX, thời gian vi phạm của các bị cáo kéo dài, dữ liệu từ năm 2020 trở về trước không còn lưu giữ. Cơ quan điều tra sau khi khởi tố đã mất nhiều thời gian thu thập chứng cứ chứng minh.
Các bị cáo đều xác định quá trình điều tra khách quan, không bị ép cung. Đồng thời, luật sư và bị cáo đều cho biết đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm sáng tỏ vụ án. Về việc tách việc nhận hối lộ với việc được bồi dưỡng, HĐXX xác định, pháp luật cũng không cho phép đăng kiểm viên nhận tiền bồi dưỡng trong khi đăng kiểm, nên việc nhận bồi dưỡng là hình thức của nhận hối lộ
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (AIC) hối lộ cựu Bí thư và cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh hàng chục tỷ đồng Ngày 15/8, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, vừa ban hành Kết luận điều tra, đề nghị truy tố đối với cựu Bí thư và cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cùng 11 bị can về hành vi nhận hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và vi phạm đấu...