Từ DNNN thành công ty cổ phần và khoản nợ 2.600 tỷ đồng của Vietracimex
Từ một tổng công ty thương mại nhỏ của Bộ Giao thông – Vận tải, Vietracimex đã phát triển thành một trong những nhà đầu tư có máu mặt trong lĩnh vực bất động sản với số vốn đăng ký lên hơn 5.000 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng (Vietracimex) có trụ sở của tổng công ty này được đặt tại số 201, Minh Khai (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người đại diện theo pháp luật công ty này là ông Võ Nhật Thăng – Chủ tịch Hội đồng quản trị – Tổng giám đốc Tổng công ty.
Đây là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trực thuộc Bộ GTVT). Ông Võ Nhật Thăng từng được cử là đại diện vốn Nhà nước tại đơn vị này.
Vietracimex dính nhiều sai phạm
Vốn là người rất kín tiếng trước báo giới, phải đến thời điểm năm 2005, khi Vietracimex được cổ phần hóa và ông Thăng thâu tóm đến 93,37% cổ phần thì tên tuổi của ông Võ Nhật Thăng mới được dư luận quan tâm.
Ngay sau khi cổ phần hóa, dưới thời ông Thăng, Vietracimex sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động đa ngành, đặc biệt là 4 lĩnh vực chính là Bất động sản; Sản xuất công nghiệp; Năng lượng và Thương mại dịch vụ.
Đáng chú ý, Vietracimex có tới 3 công ty con mang tên ông Thăng gồm: CTCP Nhật Thăng VNT6, CTCP Nhật Thăng VNT7, CTCP Nhật Thăng VNT10.
Ông Võ Nhật Thăng là chủ của Vietracimex. Ảnh: Internet.
Video đang HOT
Được biết, Vietracimex là lứa tổng công ty nhà nước trong cả nước đầu tiên được lựa chọn để thí điểm cổ phần hóa vào năm 2004. Quá trình cổ phần hóa Vietracimex được Bộ GTVT dành sự quan tâm đặc biệt để “dò đá mở đường”, lấy kinh nghiệm để đẩy nhanh tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước trong ngành.
Đúng 6 tháng sau khi Đề án thí điểm được phê duyệt, Bộ Tài chính chốt giá trị doanh nghiệp tại thời điểm 30/6/2004 của Vietracimex để CPH là 634,7 tỷ đồng; giá trị thực tế phần vốn là 37,952 tỷ đồng. Trên cơ sở này, tháng 8/2005, Bộ GTVT đã phê duyệt phương án và chuyển Vietracimex thành công ty cổ phần với số vốn điều lệ của Công ty mẹ là 40,1 tỷ đồng; phần vốn góp của nhà nước sau khi trừ các chi phí CPH, ưu đãi người lao động là 29,96 tỷ đồng, tương đương 2,96 triệu cổ phần, chiếm 73,7% vốn điều lệ.
Tháng 11/2005, Bộ GTVT đã cử ông Võ Nhật Thăng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vietracimex làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Tổng công ty.
Với việc nắm trong tay quyền biểu quyết hơn 74%, lẽ dĩ nhiên, ông Thăng được Đại hội cổ đông lần đầu (2/12/2005) được bầu làm thành viên HĐQT, sau đó được giao giữ chức Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc. Đây có thể coi là điểm khởi đầu cho quá trình Nhà nước dần mất quyền kiểm soát Vietracimex.
Cụ thể, theo kết luận thanh tra Bộ GTVT và các cơ quan liên quan đã thực hiện không đúng yêu cầu của đề án trong việc chuyển tất cả các công ty thành viên thành công ty con của Vietracimex; thiếu tránh nhiệm trong việc thực hiện đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, để người đại diện phần vốn nhà nước tại Vietracimex (ông Võ Nhật Thăng) làm trái quy định, nghĩa vụ người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp, trái quy định trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường ngày 3/6/2006, chuyển công ty mẹ trong mô hình mẹ – con từ DNNN thành công ty cổ phần mà ông Võ Nhật Thăng có vốn góp chiếm tới 93,37% vốn điều lệ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, những sơ hở khó hiểu của cơ quan quản lý vốn trong việc kiểm soát hoạt động tại Vietracimex giai đoạn hậu cổ phần hóa diễn ra trong suốt nhiều năm, song không được xử lý kịp thời đã khiến doanh nghiệp lớn bậc nhất ngành Giao thông – Vận tải dễ dàng rơi vào tay cá nhân.
Được biết, việc phải mất đúng 2 năm, Thanh tra Chính phủ mới có thể ra được kết luận cuối cùng đã cho thấy tính chất phức tạp và nghiêm trọng của vụ việc này.
Khoản nợ 2.600 tỷ đồng là từ đâu?
Đầu tháng 12/2018 đến cuối tháng 3/2019, Vietracimex đã phát hành 4 đợt trái phiếu cùng có kỳ hạn 7 năm, với tổng giá trị lên tới 2.600 tỷ đồng. Danh tính của các trái chủ không được tiết lộ trong đợt báo cáo thanh toán gốc, lãi trái phiếu giai đoạn nửa đầu năm 2019.
Văn bản báo cáo được ký bởi ông Lê Tuấn Dũng, Phó tổng giám đốc Vietracimex.
Bên cạnh đó, báo cáo cũng cho biết, giai đoạn kể từ ngày 1/1 – 30/6/2019, Vietracimex thực hiện thanh toán tổng cộng 100 tỷ đồng tiền lãi cho các lô trái phiếu kể trên, tương đương với mức lãi suất bình quân theo tính toán chỉ là 7,7%/năm.
Vietracimex huy động 2.600 tỷ đồng từ 4 đợt phát hành trái phiếu. Ảnh: VietTimes
Nếu so với mặt bằng chung trên thị trường, mức lãi suất dành cho trái phiếu của Vietracimex là khá thấp và có phần ưu đãi.
Theo tìm hiểu, SCIC đã từng tổ chức đấu giá để triệt thoái toàn bộ số cổ phần tại Vietracimex trong nửa cuối năm 2017. Tuy nhiên, dữ liệu của VietTimes cho thấy, phải tới tận tháng 8/2018 (trước thời điểm phát hành các lô trái phiếu kể trên), SCIC mới hoàn thành triệt thoái vốn khỏi Vietracimex.
Phần lớn số cổ phần, tương đương 99,988% vốn điều lệ công ty này thuộc sở hữu của ông Võ Nhật Thăng.
Nam Tân Uyên tạm ứng cổ tức và chia cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 110%
Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC-HNX) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tạm ứng cổ tức năm 2020 bằng tiền và phát hành cổ phiếu tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Sơ đồ giá cổ phiếu NTC.
Theo đó, ngày 4/12 tới đây NTC sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện chi tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền và chia cổ phiếu thưởng do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tổng tỷ lệ là 110%.
Cụ thể: NTC sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền tỷ lệ 60% (1 cổ phiếu được nhận về 6.000 đồng). Thời gian thanh toán là ngày 29/1/2020.
Với 16 triệu cổ phiếu đang lưu hành, Nam Tân Uyên sẽ chi khoảng 96 tỷ đồng trả cổ tức đợt này cho cổ đông. Được biết, Đại hội đồng cổ đông công ty đã thông qua kế hoạch chi trả cổ tức năm 2020 là 80% bằng tiền.
Bên cạnh đó Nam Tân Uyên cũng chốt danh sách cổ đông phát hành 8 triệu cổ phiếu thưởng với tỷ lệ phát hành 50% (02 cổ phiếu được nhận về 1 cổ phiếu mới).
Giá trị phát hành theo mệnh giá là 80 tỷ đồng. Nguồn vốn phát hành lấy từ quỹ đầu tư phát triển theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019.
Theo báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2019, NTC ghi nhận hơn 166 tỷ đồng từ Quỹ đầu tư phát triển - tăng hơn 93 tỷ đồng so với hồi đầu năm và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là 248 tỷ đồng.
Kết thúc quý 3/2020, doanh thu thuần của NTC đạt gần 103 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 98 tỷ đồng, tăng 116% so với cùng kỳ. NTC cho biết lợi nhuận sau thuế tăng 116% so với cùng kỳ là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 91% chủ yếu là do doanh thu tiền thuê đất ghi nhận 1 lần.
Cũng tính đến 30/9/2020, Quỹ đầu tư phát triển tăng 24 tỷ so với hồi đầu năm lên hơn 190 tỷ; lợi nhuận sau thuế tăng hơn 124 tỷ so với hồi đầu năm lên gần 372 tỷ đồng.
Theo dữ liệu trên HNX, đóng cửa phiên giao dịch ngày 20/11, giá cổ phiếu NTC đạt 303.339 đồng/cổ phiếu tăng 4,73% với 63.959 cổ phiếu được giao dịch.
Tập đoàn KTT lấy ý kiến phát hành 20 triệu cp giá gấp đôi thị giá để đầu tư vào Premier Central CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT (HNX: KTT) lấy ý kiến cổ đông về phương án chào bán tối đa 20 triệu cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược với giá không thấp hơn 10.000 đồng/cp. Theo đó, KTT sẽ phát hành số cổ phần này cho CTCP Đầu tư Thương mại Việt Phúc (5,5 triệu cp), ông Nguyễn Đức Hiếu (5,5...