Từ điển các thành phần quen thuộc trong mỹ phẩm làm đẹp từ A đến Z (Phần 1)
Là một tín đồ làm đẹp chính hiệu, bạn có tự tin rằng mình đã hiểu rõ tất cả các thành phần dưỡng da?
Khi chọn mua mỹ phẩm chăm sóc da, phần đông chúng ta sẽ quan tâm những thành phần trong đó hơn là phần thiết kế bao bì. Thực tế, rất ít cô gái nào có thể tự tin nói rằng mình hiểu rõ tất tần tật thành phần trong mỹ phẩm dưỡng da. Không những thế với sự hiện diện của vô vàn các loại mỹ phẩm như hiện nay, bạn sẽ khó lòng chọn lựa được sản phẩm phù hợp nếu “mù tịt” về các thành phần dưỡng da. Để giúp bạn có thêm nhiều kiến thức trong việc chăm sóc da, trong bài viết sau đây, xin chia sẻ từ điển thành phần dưỡng da từ A đến Z.
Hiểu rõ về thành phần trong mỹ phẩm giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp với da. Ảnh: Pexels.
ALCOHOL (CỒN)
Cồn là thành phần khá quen thuộc trong các mỹ phẩm chăm sóc da. Đây là từ chỉ một nhóm các hợp chất hữu cơ ở nhiều dạng khác nhau. Chắc hẳn bạn đã từng nghe nói đến khả năng dưỡng da của cồn là hút sạch nhờn, giúp da mịn màng hơn. Tuy nhiên, về lâu dài, cồn có thể khiến da bị khô và bào mòn, trở nên mỏng và yếu hơn. Thực tế, các bác sĩ da liễu khuyên bạn các thành phần cồn khô như SD, alcohol, denatured alcohol, isopropyl alcohol, benzyl alcohol, ethyl alcohol, metanol…
Vậy cồn là thành phần gây hai cho da? Câu trả lời là không phải loại cồn nào cũng xấu. Một số thành phần cồn béo (fatty alcohols) lại được khuyên dùng cho da bởi độ dưỡng ẩm cao, giúp da mềm mịn hơn. Đó chính là cetyl alcohol, stearyl alcohol, lanolin alcohol, cetearyl alcohol…
Cồn là thành phần khá quen thuộc trong mỹ phẩm dưỡng da. Ảnh: picbon.
ALOE VERA
Thành phần dưỡng da này thực chất là lô hội – cái tên quen thuộc trong chu trình chăm sóc da của phụ nữ. Chiết xuất từ lô hội giúp làm dịu và cung cấp độ ẩm cho da. Mặt khác, lô hội cũng thường xuất hiện trong các mỹ phẩm cấp nước, làm giảm tình trạng da cháy nắng hoặc bị kích ứng.
ALPHA-HYDROXY ACID (AHA)
AHA là hoạt chất tẩy da chết hóa học có thể tan trong nước và hoạt động trên bề mặt da. Hoạt chất này phá vỡ chất keo giữa các tế bào chết, tăng cường lượng collagen giúp da sáng mịn và săn chắc. Đa phần các loại acid thuộc nhóm AHA được chiết xuất từ hoa quả, các loại hạt, sữa và đường. Hai loại AHA phổ biến nhất là acid glycolic và acid lactic. Acid glycolic được chiết xuất từ đường mía, có kích thước phân tử nhỏ nên dễ thẩm thấu vào da. Hơn thế nữa, acid lactic được chiết xuất từ sữa, có đặc tính dưỡng ẩm và cải thiện sắc tố da.
AHA xuất hiện nhiều trong các loại hoa quả tươi. Ảnh: Unsplash.
ARGAN OIL
Dầu argan lạ một trong những thành phần dưỡng ẩm tự nhiên tốt nhất. Loại dầu này được làm từ hạt của cây argan, chứa lipid, acid béo các chất chống ô xy hóa tốt cho da. Dầu argan thường được dùng trong các sản phẩm chăm sóc tóc, có tác dụng nuôi dưỡng mái tóc bóng mượt và chắc khỏe. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng dầu argan ở mức độ vừa phải, nếu không sẽ khiến tóc và da bị nhờn và bết dính.
BENZOYL PEROXIDE
Video đang HOT
Đây là một tinh chất đặc trị mụn khá mạnh, có hiệu quả đối với các loại mụn như mụn cám, mụn bọc, mụn viêm… Benzoyl Peroxide có tác dụng là bong lớp sừng trên bề mặt da, xâm nhập vào sâu trong lỗ chân lông tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Do có hoạt tính khá cao nên trước khi sử dụng sản phẩm chứa Benzoyl Peroxide, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.
Benzoyl Peroxide là thành phần thường thấy trong mỹ phẩm trị mụn. Ảnh: deskgram.
BETA-HYDROXY ACID (BHA)
Ngược lại với AHA, BHA là hoạt chất tẩy da chết có thể tan trong dầu và giúp lỗ chân lông thông thoáng. Hoạt chất BHA phù hợp với da dầu, da lỗ chân lông to và da mụn. Acid salicylic là nhóm BHA phổ biến nhất, được chiết xuất từ vỏ cây liễu, dầu của cây lộc đề xanh (Wintergreen Oil) và Sweet Brich (Giống thảo dược thuộc họ Bạch Dương). Ở các mỹ phẩm chăm sóc da, nồng độ BHA thường ở trong khoảng từ 0,5% đến 2%.
BOTANICALS
Botanicals dịch ra là “thực vật”, là định nghĩa chung đề cập đến các thành phần tự nhiên hoặc chiết xuất thực vật. Các thành phần này có thể là hữu cơ hoặc phi hữu cơ, tùy vào xuất xứ khác nhau.
Hiện nay, xu hướng mỹ phẩm botanicals đang ngày càng được ưa chuộng nhiều hơn. Ảnh: twgram.
CAFFEINE
Nghe có vẻ thật lạ nhưng caffeine cũng là một trong những thành phần dưỡng da được khuyên dùng. Caffeine có tác dụng làm giảm bọng mắt và tình trạng da sần vỏ cam (mỡ tích tụ dưới da).
COLLAGEN
Là phụ nữ, có lẽ không ai không biết đến thành phần dưỡng da như collagen. Đây là một loại protein dạng sợi có nguồn gốc từ động vật, có thể liên kết các phân tử nước giúp khóa ẩm trên da. Tuổi càng cao, phụ nữ càng cần bổ sung collagen để duy trì độ săn chắc và đàn hồi cho da. Bạn có thể bổ sung thành phần dưỡng da này bằng mỹ phẩm hoặc thực phẩm chức năng. Ngoài ra, một số loại thực phẩm giàu collagen tốt cho da là cá hồi, quả bơ, việt quất, cà rốt, hạt lanh, đậu nành…
Quả bơ là thực phẩm giàu collagen tốt cho làn da của phụ nữ. Ảnh: Unsplash.
COENZYME Q10 (COQ10)
Coenzyme Q10 là thành phần dưỡng da quen thuộc trong các loại mỹ phẩm chống lão hóa. Hợp chất tự nhiên này có trong ty thể tế bào động vật lẫn thực vật, đóng vai trò ngăn ngừa quá trình ô xy hóa và bảo vễ màng lipid của tế bào da. Mỹ phẩm có chứa Coenzyme Q10 giúp làm mờ vết nhăn, nếp chân chim và duy trì độ săn chắc cho da. Việc bổ sung Coenzyme Q10 vào cơ thể giúp ức chế gốc tự do và thúc đẩy sản sinh collagen và elastin.
CLAY
Trong tiếng Anh, clay có nghĩa là đất sét. Thành phần đất sét là “vị cứu tinh” cho da dầu và da mụn. Khi ở trên da, đất sét phát huy tác dụng hút sạch dầu thừa, giúp lỗ chân lông thông thoáng, đồng thời còn đẩy mụn ẩn lên khỏi bề mặt da. Một trong những loại đất sét được ưa chuộng nhất là bentonite, xuất phát từ tro núi lửa.
Đất sét là thành phần dưỡng da tốt cho da mụn. Ảnh: Unsplash.
D-G
DIHYDROXYACETONE (DHA)
Hợp chất này còn gọi là DHA nhưng lại khác biệt hoàn toàn với chất béo Omega-3. Dihydroxyacetone thường được dùng trong các sản phẩm nhuộm nâu cho da trở nên rám nắng. Theo nhiều chuyên gia da liễu, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được sử dụng thành phần dưỡng da như Dihydroxyacetone.
ELASTIN
Elastin được xem là “chị em sinh đôi” với collagen, đều có tác dụng duy trì thanh xuân cho phụ nữ. Hợp chất elastin là một loại protein được tìm thấy trong các mô liên kết, giúp kết nối các tế bào da, duy trì độ căng mịn cho làn da.
Thành phần elastin được ví như “chị em sinh đôi” với collagen, giúp duy trì nét thanh xuân cho phụ nữ. Ảnh: Wajimakeup.
EMOLLIENT
Chất Emollientt được xem như một chất làm mềm, giữ ẩm và làm dịu cho da. Các chất làm mềm tự nhiên bao gồm dầu thực vật, dầu khoáng, bơ hạt mỡ và bơ ca cao. Đối với người có làn da khô, chất làm mềm rất cần thiết trong sản phẩm chăm sóc da để tránh tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Ngoài các chất kể trên, lecithin, triglyceride, palmitate cũng là những chất làm mềm thường thấy trong các sản phẩm chăm sóc da.
ESSENTIAL OILS (TINH DẦU)
Tinh dầu thường chiết xuất từ hương thơm của thực vật, có tác dụng trị liệu về mặt tinh thần và thể chất. Một số loại tinh dầu có lợi cho da, có tác dụng chống ô xy hóa như tinh dầu hoa oải hương, tác dụng làm dịu da như hoa cúc…
Một số loại tinh dầu như hoa oải hương, hoa cúc có công dụng dưỡng da hiệu quả. Ảnh: Unsplash.
GLYCERIN
Không chỉ là thành phần dưỡng da tốt, glycerin còn là chất làm ẩm tự nhiên, giúp duy trì độ mềm mại và căng mướt cho da. Đây là thành phần được khuyên dùng cho da khô bởi glycerin có khả năng ngăn ngừa tình trạng sạm da.
Theo elle.vn
Vì thói quen dùng chung đồ trang điểm mà cô gái Đài Loan bị viêm da, nổi mụn chi chít trên trán
Nếu bạn cũng có thói quen dùng mỹ phẩm giống cô gái người Đài Loan trong bài viết này thì hãy nhanh chóng sửa ngay để tránh làm tổn hại nghiêm trọng tới làn da của mình về lâu dài.
Các vi khuẩn có thể trú ngụ và tồn tại ở bất kỳ vật dụng cá nhân nào mà bạn sẽ không thể nhìn thấy bằng mắt thường được. Thậm chí, ở những món đồ trang điểm quen thuộc, nó cũng có thể ẩn sâu trong những miếng bông mút hay cọ trang điểm. Và nếu bạn dùng chung đồ với người khác thì vô tình có thể bị lây nhiễm trực tiếp vi khuẩn từ họ sang làn da của mình.
Ảnh minh họa
Mới đây, tại bệnh viện Mackay Memorial ở Đài Loan đã tiếp nhận một trường hợp viêm da rất nghiêm trọng. Bệnh nhân là một nữ sinh Đại học, do tiết kiệm chi phí sinh hoạt nên cô thường có thói quen dùng chung mỹ phẩm chăm sóc da và các dụng cụ trang điểm cùng chị gái của mình. Theo chia sẻ thì cô gái này thường hay đánh phấn của chị gái, những miếng mút trang điểm được hai chị em thay phiên nhau dùng đến khi mặt bông bị rách thì họ mới vứt bỏ. Cũng từ đây, bác sĩ Thái Dật San (làm việc tại Khoa Da liễu của bệnh viện Mackay) đưa ra kết luận, đây chính là nguyên nhân khiến da mặt của cô gái này bị nhiễm khuẩn và nổi mụn cóc chi chít ở trên trán.
Sau đó, bác sĩ tiến hành điều trị và kê một đơn thuốc chỉ định cho cô gái này về nhà uống. Đồng thời, bác sĩ cũng nhắn nhủ cô tuyệt đối không được tiếp tục dùng chung mỹ phẩm cùng chị gái hay bất kỳ người nào khác để tránh lặp lại tình trạng tương tự. Nhờ tuân thủ theo đúng lời khuyên từ bác sĩ nên làn da của cô gái này đã dần hồi phục và có sự cải thiện đáng kể.
Từ trường hợp trên, bác sĩ Thái Dật San chia sẻ thêm: "Virus Human papillomavirus (HPV) chính là thủ phạm gây mụn cóc trên làn da của cô gái này và khả năng lây lan của nó rất nhanh, đặc biệt là khi dùng chung đồ cá nhân. Khi bị nhiễm phải loại virus này thì quá trình điều trị sẽ kéo dài tương đối lâu nên tốt nhất cần được phát hiện từ sớm để kịp thời chữa trị".
Virus HPV thường sống ký sinh ở tế bào của con người, nhưng nó cũng có thể phát triển trong những vật dụng trang điểm ẩm ướt. Vì vậy, các cô gái không nên sử dụng chung vật dụng trang điểm với người khác để tránh nguy cơ lây bệnh.
Ngoài mỹ phẩm, có một vài vật dụng cá nhân khác mà bạn nên tránh sử dụng chung để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm virus HPV:
- Tai nghe.
- Lăn khử mùi.
- Khăn tắm.
- Đồ bấm móng, nhíp.
Theo Trí thức trẻ
Đến bây giờ vẫn nhiều người nghĩ kem chống nắng SPF càng cao càng tốt nhưng đâu ngờ chúng còn có thể khiến da tệ hơn Không phải kem chống nắng SPF càng cao thì càng tốt và càng xứng đáng để mua. Khi chọn kem chống nắng nhiều người vẫn tâm niệm rằng SPF càng cao càng tốt, vậy nhưng thực tế đây lại là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Thậm chí một số loại kem chống nắng có độ SPF cao còn có thể khiến da...