Từ dịch COVID-19, người Việt đang quan tâm và ‘chịu chi’ nhiều nhất cho sức khỏe
Thực phẩm chứa dinh dưỡng như Vitamin A, C, Omega 3 hoặc lợi khuẩn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, có thành phần tự nhiên được người Việt quan tâm và lựa chọn hàng đầu.
Tại chương trình webinar có tên “Hậu COVID-19 – sẵn sàng cho một cuộc sống mới” do Nielsen tổ chức mới đây, các chuyên gia của hãng thống kê danh tiếng này đã đưa ra nhiều thông tin thú vị.
Đại dịch COVID-19 đã và đang tạo ra rất nhiều thay đổi về hành vi tiêu dùng cũng như chiến lược kinh doanh tại Việt Nam. Điều này đang ảnh hưởng đáng kể đến thị trường bán lẻ và thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG).
Đại diện Nielsen cho biết, trong giai đoạn này, các sản phẩm có lợi cho sức khỏe là mối quan tâm hàng đầu của người Việt. Những sản phẩm được sử dụng nhiều nhất phải đảm bảo các yếu tố: được sản xuất với chuẩn chất lượng cao nhất, có khả năng bổ trợ hệ miễn dịch, đảm bảo cho gia đình không bị nhiễm khuẩn và mắc bệnh, đồng thời có chứa các tinh dầu chống khuẩn.
Nguồn: Nielsen Việt Nam
Bên cạnh đó, những thực phẩm, đồ uống nhanh có chứa các dinh dưỡng bổ trợ như Vitamin C, Vitamin A, Omega 3 hoặc lợi khuẩn, giúp tăng cường sức đề kháng, bổ sung cho hệ miễn dịch khỏe mạnh, được làm từ thành phần tự nhiên, sản xuất với chất lượng an toàn cao nhất được người tiêu dùng Việt quan tâm và lựa chọn hàng đầu.
Đơn cử như ngay sau dịp Tết Nguyên đán, các cơ sở tiếp nhận hiến máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM đã dùng sản phẩm Trà Xanh Không Độ để phát cho người tham gia hiến máu giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng cơ thể sau khi hiến máu.
Video đang HOT
Trà Xanh Không Độ được phát tặng cho những người tham gia hiến máu. (Ảnh Hoàng Hùng)
Những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo sức khỏe là ưu tiên hàng đầu ở nhiều quốc gia khác nhau. Nielsen cho biết, 49% người tiêu dùng trên thế giới chấp nhận bỏ thêm chi phí để lấy những sản phẩm chất lượng và có lợi cho sức khỏe.
Tại Việt Nam, tỷ lệ này cao hơn mức trung bình toàn cầu. Theo đó, 65% người tiêu dùng Việt đánh giá cao về chất lượng hay hiệu quả của sản phẩm. Hơn 40% người Việt cho biết, họ dễ dàng bị tác động bởi thương hiệu mới nếu họ cảm thấy thương hiệu mới mang lại giá trị tốt hơn cho cuộc sống của họ.
Nguồn: Nielsen Việt Nam
Vì nỗi sợ dịch COVID-19 khiến người tiêu dùng tìm kiếm sự đảm bảo rằng các sản phẩm và chuỗi cung ứng mà họ sử dụng là an toàn, vệ sinh và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có nhu cầu gia tăng nhận thức về việc ăn kiêng, nhu cầu dinh dưỡng, sức khỏe tinh thần, hệ miễn dịch và an toàn vệ sinh.
Trong thời điểm dịch bệnh, hàng loạt các thương hiệu, sản phẩm được liên tục nhắc đến trên truyền thông, từ sữa cho tới các thức uống giải khát có lợi cho sức khỏe như Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh với 9 loại thảo mộc, đặc biệt có những thảo mộc như Kim ngân hoa, Cam thảo, Hạ khô thảo có trong các bài thuốc của Bộ Y tế công bố giúp tăng cường hệ miễn dịch, Trà Xanh Không Độ có chứa vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, các loại nước ép trái cây được nhắc tới như những thức uống tiện lợi, vừa giải khát, vừa có lợi cho sức khỏe để bảo vệ bản thân.
Người Việt đang tạo nên mua thói quen mua hàng online mới kể từ thời điểm dịch COVID-19 bùng phát.
Đại dịch COVID-19 đã tạo ra rất nhiều thay đổi về hành vi người tiêu dùng cũng như tình hình kinh doanh tại Việt Nam.
Nielsen đưa ra con số khảo sát có đến 64% người tiêu dùng sau dịch bệnh sẽ vẫn tiếp tục sử dụng kênh online làm kênh mua sắm chính của mình. 63% khẳng định sẽ đẩy mạnh mua sắm thường xuyên hơn.
Theo Nielsen, đây là thời điểm vàng cho doanh nghiệp đẩy mạnh các kênh digital, online trực tuyến… có rất nhiều doanh nghiệp đã hành động rất nhanh trong thời điểm cách ly toàn xã hội, trong đó những sản phẩm được coi là truyền thống lại xuất hiện rất nhiều trên các kênh mua hàng online như Trà Thanh Nhiệt Dr Thanh, Trà Xanh Không độ trên Sendo, Bachhoaxanh,…
Hiện ngành bán lẻ là ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp và gặp khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh nhưng chắc chắn sẽ phục hồi mạnh trở lại trong thời gian tới. Nielsen cũng khẳng định người tiêu dùng rất tự tin và hy vọng Việt Nam sẽ phục hồi nhanh chóng trong 1-3 tháng tới và đưa ra lời khuyên các nhà bán lẻ cần phải thích nghi với những giá trị mới trong tương lai.
Giá xăng giảm nhưng cước vận tải vẫn đứng im, hành khách chịu thiệt
Nhiều ngày nay, giá xăng giảm thấp kỷ lục, chỉ còn xấp xỉ 12.000 đồng/lít. Tuy nhiên, giá cước vận tải vẫn "đứng im" khiến hành khách chịu thiệt thòi.
Trước đây, khi giá xăng, dầu nhích lên liên tục, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vận tải đều đồng loạt điều chỉnh tăng giá cước, tăng giá hàng tiêu dùng... Gần đây, giá xăng, dầu giảm liên tục nhưng rơi vào thời điểm giãn cách xã hội, nhu cầu đi lại và tiêu thụ hàng tiêu dùng thấp nên ít ai để ý xem tại sao giá cả không được điều chỉnh tương ứng với giá xăng. Nhưng đến thời điểm này, khi mọi hoạt động kinh doanh, sản xuất và đời sống đang dần trở lại ổn định, việc giá cước vận tải vẫn chưa được điều chỉnh giảm khiến hành khách sử dụng dịch vụ thấy bất hợp lý.
Đang mua vé xe về Quảng Ngãi tại Bến xe Miền Đông, ông Vũ Thiện Thuận (55 tuổi) cho biết, do bị bệnh nên ông thường xuyên vào TPHCM để khám chữa bệnh. Từ trước khi dịch xảy ra cho đến nay, giá vé tuyến Quảng Ngãi- TPHCM vẫn "đứng im", mặc dù giá xăng dầu đã giảm gần một nửa so với trước.
Nhu cầu đi lại giữa các tỉnh thành - TPHCM của người dân bắt đầu tăng trở lại nhưng nhiều doanh nghiệp chưa tính đến chuyện giảm giá cước vận tải
"Nay tôi về Quảng Ngãi, hầu như tháng nào tôi cũng đi, giá vé vẫn 540.000 đồng/lượt như cũ. Bây giờ không chấp nhận cũng không được vì kiểu gì cũng phải đi. Nếu các nhà xe giảm giá thì mình đỡ chi phí đi lại, còn không thì tăng giá cũng phải đi", ông Thuận nói.
Do tâm lý lo ngại dịch bệnh, thời gian qua anh Lê Hoàng (ở quận Bình Thạnh) thường xuyên sử dụng dịch vụ giao hàng của các hãng xe ôm công nghệ để mua thức ăn. Anh Hoàng cũng ngạc nhiên khi giá xăng xuống thấp nhưng giá dịch vụ loại hình này không giảm, thậm chí còn nhích lên.
Theo lãnh đạo bến xe miền Đông và bến xe miền Tây, mỗi ngày có trên 1.000 xe khách đi các tỉnh xuất bến tại mỗi bến, đạt 60-70% công suất so với trước khi xảy ra dịch.
"Tôi rất e ngại khi ra ngoài đường nên thường xuyên sử dụng dịch vụ giao đồ ăn đến tận nhà. Cũng cùng một địa chỉ, trước đây phí dịch vụ chỉ 12.000 - 15.000 đồng nhưng nay tăng lên 17.000 - 20.000 đồng cùng một khung giờ như nhau", anh Lê Hoàng chia sẻ.
Theo khảo sát của phóng viên VOV, không chỉ giá cước vận tải hành khách liên tỉnh hay giá dịch vụ của các hãng xe ôm công nghệ "giậm chân tại chỗ" mà các hãng taxi cũng giữ nguyên giá cũ. Mặc dù, hiện nay các nhà xe đã được phép chạy 100% số chuyến, số ghế đăng ký.
Tại bến xe Miền Đông và bến xe Miền Tây, mỗi ngày có trên 1.000 xe xuất bến với 60% số ghế được lấp đầy. Tuy nhiên, các nhà xe đều giữ nguyên giá như thời điểm trước khi xảy ra dịch bệnh, chưa có nhà xe nào đăng ký điều chỉnh giá.
Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách đã được phép chạy 100% số chuyến, số ghế đăng ký, nhưng vẫn giữ nguyên giá vé
Anh Hoàng Văn Nam, đại diện hãng xe khách Toàn Thắng chạy tuyến TPHCM - Bà Rịa Vũng Tàu cho rằng, giảm giá cước vận tải ở thời điểm này là chưa hợp lý vì lượng khách đi xe vẫn rất ít: "Giá xăng giảm cũng không hỗ trợ là bao, bởi vì lượng khách trước mùa dịch bên tôi mỗi ngày đạt 80 chuyến, bây giờ giảm xuống chỉ còn 30-40 chuyến mà chỉ có 40% lượng khách. Nên giá xăng giảm như vậy cũng không hỗ trợ gì mấy".
Trả lời của nhà xe này là không thuyết phục khi mà dịch bệnh Covid-19 tác động tiêu cực đến cả xã hội chứ không chỉ riêng các doanh nghiệp vận tải. Việc giá xăng, dầu giảm, thậm chí giảm sâu, nhưng giá cước vận tải không thay đổi như hiện nay là bất hợp lý, khó có thể chấp nhận được./.
Nielsen: Ngành bia, đồ uống tăng trưởng âm; hơn 60% người tiêu dùng sẽ ăn ở nhà nhiều hơn sau đại dịch Theo Nielsen, cả người dân và doanh nghiệp sẽ phải làm quen với một cuộc sống bình thường mới, nơi hành vi và xu hướng tiêu dùng đã có sự thay đổi đáng kể. Đại dịch Covid-19 đã tác động đáng kể tới mọi nền kinh tế, không chỉ làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu mà cũng thay đổi hành vi...