Từ đáy lòng tôi khuyên các bạn: 7 loại quần áo này “chỉ treo, không gấp”
Nếu muốn giữ quần áo bền đẹp như mới, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của tôi về 7 loại quần áo không phù hợp để gấp.
Sự thay đổi của 4 mùa trong năm là lý do khiến chúng ta phải dành thời gian sắp xếp lại tủ quần áo: Cất đồ hè – Treo đồ đông hoặc ngược lại.
Đối với tôi, khi thực hiện công việc này, tôi phát bực khi nhìn thấy những bộ quần áo mà tôi đã dày công gấp ở mùa trước, chúng nhăn nheo đến mức biến dạng khiến tôi cảm thấy hết hứng và không còn muốn mặc lại nữa.
Vì vậy, dựa vào kinh nghiệm lưu trữ quần áo của mình, tôi sẽ chia sẻ với bạn về 7 loại quần áo KHÔNG NÊN gấp lại nếu muốn giữ form và bền đẹp cùng thời gian.
01 – Áo sơ mi
Áo sơ mi hầu hết được làm từ chất cotton, lanh, lụa, voan… nên rất dễ bị nhăn khi gấp lại. Mặt khác, áo sơ mi có yêu cầu cao về độ phẳng, nhiều nếp gấp có khi sẽ tồn tại vĩnh viễn ở đó và rất khó để nó trở lại vẻ đẹp như ban đầu.
Một mẹo nhỏ khác giúp áo sơ mi luôn giữ được form dáng đẹp đó là khi treo áo, bạn nên cài cúc cổ.
02 – Chân váy dài
Hình dáng chân váy xòe dài đòi hỏi phải có độ rủ xuống tự nhiên. Nên nếu gấp và đè quần áo khác chồng lên lâu ngày, điều này sẽ bị phá hủy.
Video đang HOT
03 – Đầm vải thô có chi tiết nhún
Combo chất vải thô chi tiết nhún làm cho kiểu đầm này chỉ phù hợp treo chứ không nên gấp lại. Bởi vì hành động này sẽ khiến cho đầm nhăn nheo biến dạng.
04 – Áo vest
Việc gấp và đè quần áo vào các bộ vest sẽ khiến miếng đệm vai bị bẹp, từ đó phá hỏng hoàn toàn vẻ đẹp của form dáng vest. Chưa kể, hành động đè nén lâu ngày còn dễ làm áo vest bạc màu, thực sự lúc này bạn sẽ phải “nuốt nước mắt” mà vất nó đi.
05 – Áo khoác dạ
Chắc hẳn không cần phải nói nhiều về áo khoác dạ. Đây là item chắc chắn phải treo chứ không gấp.
Lý do thứ nhất là bởi áo khoác có hình dáng rất đặc biệt, sẽ bị ảnh hưởng khi gấp. Thứ hai là các nếp nhăn của chất dạ rất khó ủi. Thậm chí gây tác dụng ngược làm hỏng áo nếu bạn dùng bàn là có nhiệt độ không phù hợp.
06 – Đồ lông thú, áo khoác da, quần da
Chất liệu da và lông không thể dùng bàn là là phẳng. Bởi vậy nếu bạn làm chúng nhăn nhúm thì xác định là không thể mặc được ra đường vì lúc này điểm thẩm mỹ chỉ đạt dưới trung bình.
07 – Quần áo đính kim sa, đinh tán
Quần áo đính kim sa, đinh tán đều có một độ cứng nhất định nên bạn không thể gấp chúng lại và chất chồng lên các loại quần áo khác. Nếu cố tình thì các chi tiết này có thể dễ mắc vào nhau. Sau thời gian dài lưu trữ, khi lấy quần áo ra, rất có thể bộ đồ của bạn đã “đi tong” rồi.
Nhiều người nghĩ sống ở chung cư tầng cao là "nỗi đau" nhưng tôi vẫn hài lòng vì 4 ưu điểm vượt trội không phải ai cũng biết
Sau khi sống ở cả chung cư cao tầng và thấp tầng, người đàn ông Trung Quốc nhận ra sự khác biệt để lựa chọn không gian sống phù hợp.
Bài viết là quan điểm cá nhân của tác giả, đăng trên nền tảng Toutiao
Trần Bằng (30 tuổi, Trung Quốc) tự mình mua được một căn chung cư tầng 6 sau nhiều năm làm việc chăm chỉ và tích cóp. Ban đầu Trần Bằng rất hài lòng, ở chung cư tầng thấp không lo chờ thang máy quá lâu, có thể sử dụng thang bộ dễ dàng trong trường hợp cần thiết như có chuông báo cháy, nhìn chung thuận tiện về khoản đi lại.
Thế nhưng chỉ sống ở đó 2 năm, Trần Bằng đã nhận ra khi sống ở tầng thấp nhược điểm lại nhiều hơn ưu điểm. Chính vì vậy anh quyết định bán lại căn hộ tầng 6 để chuyển đi nơi khác. Vì không đủ tài chính mua nhà đất, Trần Bằng nghĩ đến phương án chuyển lên chung cư tầng cao hơn cùng khu. Bạn bè ngăn cản anh kịch liệt vì cho rằng trước nay mọi người chỉ chuyển từ tầng trên xuống tầng dưới, không ai "ngược đời" như Trần Bằng cả.
Tuy nhiên Trần Bằng cho rằng mỗi người có nhu cầu khác nhau, phải thử mới biết có hợp với bản thân hay không. Và quyết định chuyển lên căn chung cư tầng 25 đã khiến anh hài lòng, thậm chí nhiều bạn bè "quay xe" học theo Trần Bằng vì những lý do sau:
Luôn có ánh sáng tự nhiên, tầm nhìn thoáng đãng
Ngày còn ở tầng 6, Trần Bằng cảm thấy khuyết điểm lớn nhất của căn hộ này chính là ánh sáng tự nhiên rất yếu. Dù ban ngày thì anh vẫn phải bật đèn cả phòng khách và phòng ngủ, phơi quần áo ngoài ban công cũng lâu khô. Điều này khiến Trần Bằng cảm thấy hơi bí bách.
Vấn đề này được giải quyết khi anh chuyển lên tầng cao, tầm nhìn, chất lượng không khí và ánh sáng đều ổn hơn. Trần Bằng có thể ngắm nhìn thành phố, đặc biệt là khung cảnh về đêm thoáng đãng từ căn hộ này khiến bạn bè anh rất ghen tỵ mỗi lần đến chơi nhà.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Không gian sống yên tĩnh hơn
Người đàn ông 30 tuổi rất nhạy cảm với tiếng ồn, vì vậy tiếng xe cộ từ đường lớn, tiếng trẻ em nô đùa tại công viên trong chung cư, tiếng người cao tuổi bật nhạc tập thể dục khiến anh ám ảnh. Các hàng quán tại tầng 1 chung cư cũng mở cửa đến đêm muộn, khách hàng nói chuyện ồn ào khiến Trần Bằng khó ngủ nhiều ngày liền, phải mua nút bịt tai.
Giải pháp này cũng không hiệu quả về lâu về dài nên anh mới chọn chuyển nhà. Trần Bằng ngủ ngon hơn từ ngày sống tại tầng 25, giảm stress và nghỉ ngơi cũng thoải mái hơn. Anh khuyên những người nhạy cảm với tiếng ồn, khó vào giấc giống mình nên mua nhà từ tầng trung đến cao để tránh căng thẳng do ô nhiễm tiếng ồn.
Ảnh minh họa
Hạn chế ẩm mốc, côn trùng
Một ưu điểm nổi bật của chung cư tầng cao chính là hạn chế hiện tượng ẩm, mốc mỗi mùa nhiều mưa và từ đó hạn chế muỗi cũng như các côn trùng khác bay vào nhà. Nhờ vậy Trần Bằng hạn chế được thời gian, tiền bạc cho việc chống côn trùng, chuột và không cần mua thêm máy hút ẩm.
Ảnh minh họa
Không bị ảnh hưởng nhiều nếu gặp sự cố với đường ống thoát nước
Trục thoát nước của chung cư thẳng đứng nên nước thải luôn chảy xuống dưới và khi có sự cố thì các căn hộ trên cao luôn an toàn hơn bên dưới. Trong trường hợp tắc ống nước mưa, nước thải sinh hoạt, các căn tầng dưới dễ bị ảnh hưởng. Từng có thời gian Trần Bằng lo lắng mỗi lần ban quản lý thông báo đường ống thoát nước có vấn đề, lo cống nhà mình bị trào ngược tràn vào trong nhà. Chính vì vậy sự an tâm khi sống ở tầng 25 khiến anh hài lòng hơn cả.
Không phải chung cư tầng cao không có vấn đề, ví dụ như thang máy hỏng hay trường hợp xảy ra hoả hoạn. Tuy nhiên với Trần Bằng những vấn đề này anh vẫn có thể chấp nhận được. Anh tự trang bị kiến thức an toàn phòng cháy chữa cháy và thuộc các vị trí cửa thoát hiểm cũng như không ngại đi thang bộ để rèn luyện thể lực. Trần Bằng cho rằng vị trí nào cũng có ưu nhược điểm, quan trọng là gia chủ cân nhắc và hiểu rõ nhu cầu của mình.
Nhờ chồng giặt quần áo 3 lần hỏng cả 3: Tôi ngậm cục tức đi tìm nguyên nhân thì phát hiện rằng... Chẳng biết là do lười hay vô ý mà chồng tôi cứ quen giặt áo quần bằng máy kiểu này. Gần đây tôi khá bận rộn nên toàn bộ việc giặt giũ trong nhà đều do chồng tôi đảm nhận. Nhưng bực một nỗi, 3 lần anh ấy giặt đồ đều làm hỏng áo của tôi. Cuối cùng, tôi không chịu nổi nên...