Từ chối làm việc với Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công An, Phạm Minh Hoàng nói gì?
Ngày 16/6/2017, Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công An đã có giấy mời làm việc đối với Phạm Minh Hoàng , người mới đây đã bị tước quyết định theo một quyết định do Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký.
Trong Giấy mời hiện chỉ ghi ông Hoàng mang quốc tịch Mỹ, không còn được mang 02 Quốc tịch (thêm Quốc tịch Việt Nam) như trước đây. Mục đích của cuộc mời làm việc không ghi rõ trong giấy mời và hiện chưa được tiết lộ
Ông Phạm Minh Hoàng – Ảnh do cơ quan công an cung cấp
Ngay lập tức, cựu giảng viên Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh đã có phản ứng. Theo CTM Media, “Đọc thư mời xong, ông Phạm Minh Hoàng tuyên bố sẽ không đến làm việc vì những lý do sau đây:
- Thời gian mời quá gấp. Đưa chiều nay, hẹn sáng mai.
- Không nêu lý do rõ ràng.
- Đối với ông thư mời này vô giá trị vì trong thư có ghi ông Hoàng chỉ có quốc tịch Pháp, trong khi ông đã nộp đơn khiếu nại về việc tước quốc tịch Việt Nam từ ngày 13 Tháng 6 mà đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Video đang HOT
- Sau cùng, với những gì chính quyền đã hành xử, ông Hoàng cho rằng, gia đình ông có quyền nghi ngờ họ có thể sẽ dùng vũ lực trục xuất ông một cách phi pháp”.
Theo chia sẻ này thì rất có thể, cuộc mời làm việc của Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công An là để thông báo cho ông Hoàng về lệnh trục xuất ông này khỏi Việt Nam. Bởi việc không có quốc tịch Việt Nam trong nhân thân khiến ông Hoàng là một vị khách chứ không phải công dân Việt Nam. Và thông thường thì sau Quyết định tước quốc tịch thì chủ thể bị tước sẽ bị trục xuất. Đó là vấn đề về nguyên tắc mà không chỉ Việt Nam nhiều Quốc gia đã thực thi!
Việc có giấy mời làm việc đối với ông Hoàng có nguồn tin do ngày 03 tháng 6, 2017 ông Hoàng tuyên bố từ bỏ quốc tịch Pháp để ông chỉ còn một quốc tịch, đó là quốc tịch Việt Nam. Ông cũng lấy cớ này để không chấp nhận và thực thi quyết định tước bỏ Quốc tịch Việt Nam dù trước đó, Lãnh sự quán Pháp tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên bố không chấp thuận việc xin từ bỏ Quốc tịch Pháp của ông này! Cho nên, ngoài vấn đề thông báo trục xuất đối với ông Hoàng thì rất có thể, Cục Xuất nhập cảnh Bộ Công An còn yêu cầu ông Hoàng thực hiện Quyết định tước bỏ Quốc tịch Việt Nam của ông Chủ tịch nước vừa qua!
Có một chi tiết rất đáng lưu tâm, trong bài viết mới đây về Phạm Minh Hoàng, CTM Media đã thừa nhận ông Hoàng là “thành viên đảng Việt Tân”: “Giáo sư Phạm Minh Hoàng là người đấu tranh cho dân chủ tự do và cũng là một thành viên đảng Việt Tân. Việc ngang nhiên tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng cho thấy, nhà cầm quyền CSVN đang sử dụng chiêu trò mới để đối phó với người bất đồng chính kiến”.
Việc tổ chức Việt Tân được Bộ Công an xác định là “tổ chức khủng bố” và đưa vào diện đấu tranh sẽ càng làm khó hơn cho ông Hoàng nếu cứ mãi chây lì không chịu thực hiện Quyết định tước bỏ quốc tịch đối với mình! Già néo luôn sẽ dẫn tới đứt dây, biết đâu Cơ quan Công an Việt Nam sẽ nhân chuyện Hoàng còn ở lại Việt Nam để xử lý ông ta với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” như đã từng xét xử các thành viên Việt Tân khác!
CTV Hải Châu
Theo Trangdaiquang
Thả sinh viên bị hôn mê - Triều Tiên tránh leo thang với Mỹ
Quyết định của Triều Tiên thả sinh viên Otto Warmbier giống như một động thái thể hiện thiện chí nhằm xoa dịu căng thẳng với Mỹ.
Otto Warmbier năm ngoái có mặt tại một cuộc họp báo ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Ảnh: Reuters
Triều Tiên hôm qua bất ngờ thả nam sinh viên Mỹ Otto Warmbier, 22 tuổi, người bị nước này bắt giữ hồi đầu năm 2016 và kết án 15 năm tù khổ sai. Warmbier đến Triều Tiên trong một tour du lịch và bị Triều Tiên khép vào tội danh chống phá nhà nước sau khi thú nhận cố trộm một băng-rôn tuyên truyền tại khách sạn ở Bình Nhưỡng.
CNN dẫn lời cha mẹ nam sinh viên cho biết Warmbier rời khỏi Triều Tiên trong tình trạng hôn mê. Theo Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ Ngoại giao đã đảm bảo Warmbier được thả theo chỉ thị của Tổng thống Donald Trump. Bộ đang tiếp tục thảo luận với Triều Tiên để thả những người Mỹ khác.
Phía Triều Tiên cho hay Warmbier bị ngộ độc và rơi vào trạng thái hôn mê từ năm ngoái. Song chính phủ Mỹ khẳng định chỉ biết về sự việc cách đây một tuần, thời điểm các cuộc thương thảo trao trả tự do cho Warmbier bắt đầu diễn ra.
Ông Jonathan Cristol, chuyên gia tại Viện Chính sách Thế giới, đánh giá Triều Tiên đều có những lý do riêng khi bắt giữ hay chọn thời điểm trao trả các công dân nước ngoài. Bình Nhưỡng dường như coi đó như một công cụ mặc cả hữu hiệu.
Nếu bắt giữ một công dân Mỹ tự lựa chọn tới Triều Tiên, Bình Nhưỡng có thể yêu cầu Washington đưa ra những nhượng bộ mà không phải lo lắng về rủi ro thổi bùng một cuộc xung đột quân sự. Vì thế, Triều Tiên luôn có xu hướng thả tù nhân khi một thỏa thuận nào đó hoàn thành hay quan ngại về ảnh hưởng của việc bắt giữ đối với những cuộc đàm phán trong tương lai.
Theo ông Cristol, một phần nguyên nhân khiến Triều Tiên quyết định thả Warmbier nằm ở tình trạng sức khỏe của nam sinh này. Nếu Warmbier chết, Bình Nhưỡng sẽ không có được bất kỳ lợi thế nào trong các cuộc thương thảo với Washington và cũng không thể lợi dụng Warmbier để truyền thông điệp tới Mỹ.
Mặt khác, cái chết của Warmbier còn tiềm ẩn nguy cơ kích động những động thái trả đũa từ phía Mỹ. Nếu Triều Tiên không đủ khả năng chữa trị cho tù nhân, trả Warmbier lại cho Mỹ là lựa chọn khả dĩ hơn cả, Cristol nhận định.
Bên cạnh đó, Bình Nhưỡng có thể tô vẽ việc trao trả sinh viên Mỹ như một cử chỉ "nhân đạo", "thể hiện thiện chí", dù nhỏ nhoi, ông Cristol nhấn mạnh. Triều Tiên không thực hiện bất cứ hoạt động ngoại giao công chúng nào bên trong các nước phương Tây cũng như không hy vọng lôi kéo được đồng minh nhờ hành động này. Tất cả những gì họ hướng đến là xoa dịu hay ít nhất là tránh gây leo thang căng thẳng với Mỹ.
Ngoài ra, thông báo thả sinh viên Warmbier được phát đi đúng lúc cựu ngôi sao bóng rổ Mỹ Dennis Rodman trở lại Triều Tiên sau ba năm. Rodman đã 5 lần tới Triều Tiên và có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với lãnh đạo Kim Jong-un.
Lần gần đây nhất, năm 2014, Rodman tới Triều Tiên và còn tặng ông Kim những món quà trị giá hơn 10.000 USD, bao gồm một bộ vest Italy, một áo khoác lông thú, pha lê châu Âu và một túi xách hàng hiệu cho vợ ông Kim. Rodman từng gọi lãnh đạo Triều Tiên là "một người tuyệt vời" và "người bạn suốt đời".
Giới quan sát cho rằng chuyến thăm Triều Tiên lần này của Rodman nhiều khả năng có liên quan đến việc Bình Nhưỡng thả tự do cho Warmbier dù chưa rõ nó tác động ra sao.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Uống rượu xong đi đòi tiền, anh vợ đâm chết em rể Sau khi uống rượu, Hoàng đến nhà em rể để đòi tiền cho cha. Vì có mâu thuẫn từ trước nên 2 bên cãi nhau rồi xông vào ẩu đả. Do có rượu trong người, Hoàng liều lĩnh rút dao đâm. Người em rể tử vong với nhát dao chí mạng. Ngày 23/5, Phòng Cảnh sát Hình sự - Công an Tây Ninh...