Từ cây giống ban đầu của một ông nông dân, vải thiều phủ xanh đất đồi Bắc Giang, bay sang Mỹ, Nhật
Nhằm góp phần nâng cao giá trị trái vải thiều, tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa các khâu trong quá trình sản xuất; tập trung ứng dụng tiến bộ về giống, quy trình sản xuất tiên tiến, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Áp dụng tiêu chuẩn cao trong canh tác vải thiều
Được mệnh danh là “thủ phủ” trái vải thiều của tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn là một trong những địa phương tiêu biểu trong việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và quy trình hữu cơ trong canh tác cây vải thiều.
Anh Lục Văn Bích (xã Hộ Đáp, huyện Lục Ngạn) chia sẻ: Gia đình anh có khoảng 1ha vải trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP với 200 gốc được cấp mã chỉ dẫn địa lý xuất Nhật Bản.
Mỗi năm anh thu về khoảng 5 – 7 tấn vải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Trước nhu cầu không ngừng tăng cao về chất lượng sản phẩm vải thiều, anh Bích đã tích cực học hỏi, trau dồi kinh nghiệm canh tác, chăm sóc cho cây vải, áp dụng và tuân thủ quy trình mà Bộ NNPTNT quy định.
Cũng như huyện Lục Ngạn, huyện Tân Yên cũng đang đẩy mạnh và nhân rộng các mô hình trồng vải theo hướng VietGAP và GlobalGAP để đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, đẩy mạnh quá trình hội nhập và nâng cao chất lượng cho quả vải thiều.
Người dân huyện Lục Ngạn, Bắc Giang chăm sóc vải thiều. Ảnh: K.N
Anh Nguyễn Văn Thiết – Giám đốc HTX Vải sớm Phúc Hòa, huyện Tân Yên chia sẻ: Các tổ hợp tác tham gia HTX luôn chấp hành nghiêm và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chăm sóc cây vải, tích cực học hỏi, tập huấn để tăng kinh nghiệm trong sản xuất và canh tác nhằm nâng cao giá trị của trái vải. HTX cũng luôn hỗ trợ, giúp đỡ cho các hội viên tham gia về khâu sản xuất và tiêu thụ vải thiều.
Chính quyền huyện cũng tập trung chỉ đạo, quan tâm việc hỗ trợ người dân tập huấn, hỗ trợ về phân bón, truyền đạt kinh nghiệm trong chăm sóc cây vải từ đó chất lượng trái vải sớm Phúc Hòa không ngừng được nâng cao và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vải thiều
Video đang HOT
Năm 2021, sản lượng vải thiều tỉnh Bắc Giang đạt 215.800 tấn, tăng 50.000 tấn so với năm 2020. Sản phẩm tiêu thụ nội địa 126.552 tấn (chiếm khoảng 58,6% tổng sản lượng tiêu thụ); sản lượng xuất khẩu 89.300 tấn (chiếm 41,4% tổng sản lượng tiêu thụ).
Năm 2022, diện tích sản xuất vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang là 28.300ha, sản lượng khoảng 160.000 tấn.
Trong đó, diện tích vải an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP 15.400ha, sản lượng khoảng 112.900 tấn; vải sản xuất đạt tiêu chuẩn GlobalGAP duy trì diện tích 82ha đã được cấp và thực hiện cấp mới 20ha, nâng tổng số lên 102ha, sản lượng 1.000 tấn…
Quản lý quy hoạch, không mở rộng diện tích mà tập trung phát triển theo chiều sâu để nâng cao năng suất, chất lượng vải thiều là chủ trương mà UBND tỉnh Bắc Giang hướng tới để không ngừng nâng cao chất lượng trái vải thiều đặc sản của địa phương.
Sở NNPTNT cùng UBND các huyện tập trung đào tạo, tập huấn cho cán bộ, ban điều hành, tổ hợp tác và các hộ nông dân sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ; khuyến cáo sử dụng phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh, chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép, ưu tiên dùng thuốc có nguồn gốc sinh học, thuốc có thời gian cách ly ngắn, đảm bảo thời gian cách ly ghi trên nhãn thuốc và không sử dụng thuốc chứa hoạt chất đối với các thị trường đã cấm như Mỹ, Úc, Nhật Bản.
Tỉnh cũng tiếp tục triển khai nhân rộng việc áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm vải thiều (mã số, mã vạch gắn với thông tin tra cứu về sản phẩm), qua đó kiểm soát chặt chẽ tất cả các khâu: sản xuất, bảo quản, vận chuyển, tiêu thụ gắn với sản xuất theo chuỗi giá trị nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường nội địa và xuất khẩu.
Ông Thân Minh Sâm – Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thế cho biết: Xác định cây vải thiều là cây phát triển kinh tế chủ lực của huyện, UBND huyện Yên Thế đã ban hành nghị quyết phát triển nông nghiệp bền vững, thâm canh cây vải theo kỹ thuật mới, thường xuyên cử cán bộ trực tiếp tới kiểm tra các vùng trồng, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc vải với các hộ thành viên trong vùng, đồng thời ghi sổ nhật ký thực hiện các quy trình kỹ thuật theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.
Sử dụng máy cắt cỏ, dọn vệ sinh vườn để hạn chế mầm bệnh gây hại. Đặc biệt phải tuân thủ việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục cho phép.
Định hướng đến 2023, 50 – 70% diện tích canh tác vải trên địa bàn huyện theo mô hình chuẩn VietGAP và hướng tới GlobalGAP, hữu cơ.
Thật bất ngờ, người đầu tiên góp công mang "kho báu" 7.000 tỷ lên Bắc Giang là một ông nông dân tên Trụ
Trái vải thiều xuất hiện đã làm thay đổi không ngừng bộ mặt kinh tế của các huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, giúp cho người dân nơi đây thoát nghèo và ổn định kinh tế.
Sự khởi đầu của cây vải thiều ở Bắc Giang từ một người nông dân tên Trụ
Ngược dòng lịch sử trở lại những năm 1950 của thế kỷ trước từ khi cây vải thiều chưa xuất hiện và trở nên phổ biến như bây giờ, khi đó, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang còn là một huyện miền núi nghèo nàn, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
Nguồn thu nhập chủ yếu của người dân chủ yếu phụ thuộc vào nghề làm nông - lâm nghiệp: gieo cấy lúa, trồng khoai, sắn, đỗ tương... và trồng rừng.
Năm 1953, khi rời quê cũ lên Lục Ngạn lập nghiệp, một người nông dân tên Trụ đã mang theo hạt vải thiều từ Hải Dương về quê mới trồng với mục đích chính là lưu giữ kỷ niệm. Đây được coi là một những hộ dân đầu tiên di thực cây vải thiều về Lục Ngạn, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về kinh tế sau này của người dân huyện vùng cao Lục Ngạn.
Cây vải thiều dần trở thành giống cây trồng chủ lực giúp người dân thoát nghèo tại nhiều địa phương của tỉnh Bắc Giang. Ảnh: K.N
Khi mới trồng, gia đình ông Trụ cũng không nghĩ rằng cây vải thiều lại có thể phát triển xanh tốt và cho chất lượng quả thơm ngon trên vùng đất cằn khô sỏi đá này.
Trải qua quá trình chăm sóc gần chục năm, rồi đất cũng chẳng phụ công người, cây vải thiều đã vươn lên sống mạnh mẽ, trổ lộc, sinh cành và đơm hoa kết trái. Khi những cây vải đầu tiên bói quả, khi ăn thử mọi người đều thấy thích loại quả thơm ngọt này.
Cũng từ đây, một giống cây mới đã được ghi danh trên mảnh đất Lục Ngạn. Sau đó cây dần được nhân giống và mở rộng diện tích trồng vải sang một số xã vùng thấp trong huyện như Trù Hựu, Nghĩa Hồ, Quý
Theo số liệu thống kê, đến năm 1986, huyện Lục Ngạn mới có 92 ha cây ăn quả các loại, trong đó có 42 ha vải thiều, sản lượng vải thiều ước đạt 100 tấn.
Tuy nhiên phải đến những năm 1990-1991, khi giá trị của quả vải thiều đạt hiệu quả cao và huyện Lục Ngạn có những chính sách đặc biệt trong phát triển loại cây này thì phong trào trồng vải thiều mới được nhân dân ở các xã, thị trấn đầu tư mạnh mẽ.
Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn ha đất trống, đồi trọc xưa kia đã được thay thế bằng vườn vải thiều tươi tốt, từ loại cây giúp giảm nghèo đi lên thành thương hiệu mới " Vải thiều Bắc Giang".
Di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Bắc Giang có 188 xã, chiếm 72% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh. Bao năm qua, tại Bắc Giang cây vải thiều được coi là cây "vàng" trong xóa đói giảm nghèo ở huyện miền núi Lục Ngạn và các huyện như Tân Yên, Lục Nam, Yên Thế, Sơn Động ..., làm nên thương hiệu của loại trái cây nức tiếng gần xa.
Hiện nay, toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 28.000 ha vải thiều trồng chủ yếu tại các huyện như Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động. Ảnh: K.N
Giai đoạn 1982 - 1998 được coi là thời kỳ chuyển dịch một cách toàn diện và sâu sắc cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, theo hướng tăng nhân diện tích cây vải thiều, giảm dần diện tích cây màu lương thực và cây nông nghiệp ngắn ngày của huyện Lục Ngạn.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá, tổng kết đầy đủ tính khoa học và thực tiễn của việc thực hiện trồng cây ăn quả trong thời kỳ 1960 - 1982, đã khẳng định rõ vai trò của cây vải thiều trong nền kinh tế huyện nhà.
Huyện ủy - UBND huyện Lục Ngạn đã đi tới một quyết sách có tính quyết định là phát động phong trào trồng vải thiều sâu rộng trong nhân dân. Một quyết tâm chiến lược được đề ra là "di dời kinh đô vải thiều từ Thanh Hà lên Lục Ngạn".
Nhờ có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó đặc biệt là hệ thống ngân hàng trên địa bàn huyện đã tạo điều kiện cho nhân dân vay hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư vào cây giống cùng vật tư phân bón... nên chỉ trong thời gian ngắn, huyện Lục Ngạn đã "biến" hàng chục nghìn ha đất trống, đồi núi trọc cằn khô sỏi đá xưa kia thành miệt vườn vải thiều xanh non trù phú.
Có lẽ bởi việc hội tụ đủ các yếu tố thuận lợi như: điều kiện đất đai, khí hậu mang đặc trưng riêng; cùng với sự quan tâm đặc biệt của cấp uỷ đảng, chính quyền và các nhà khoa học; cộng quá trình lao động cần cù, thông minh sáng tạo của nhân dân nên chất lượng quả vải thiều Lục Ngạn mới thơm ngon nổi tiếng không nơi nào sánh kịp: quả vải to đều, chín đỏ đẹp, ăn thơm ngon và ngọt lịm.
Năm 2005, vải thiều Lục Ngạn đã được Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo vệ độc quyền sở hữu công nghệ đối với nhãn hiệu hàng hoá tập thể "Vải thiều Lục Ngạn".
Vải thiều Lục Ngạn còn được tôn vinh ở các hội chợ trong nước và được người tiêu dùng bình chọn là sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của cả nước.
Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh Bắc Giang có hơn 28.000 ha vải thiều trồng chủ yếu tại các huyện như Lục Ngạn, Tân Yên, Yên Thế, Sơn Động... trong đó hơn 50% diện tích vải đã được cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu. Năm 2021, giá trị thu nhập cây vải thiều mang lại cho người dân Bắc Giang là khoảng 7.000 tỷ đồng.
Thủ tướng: Không cầu toàn, nóng vội trong công tác quy hoạch Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý không cầu toàn, cũng không nóng vội trong công tác quy hoạch. Quy hoạch phải có tính chất lâu dài, ổn định nhưng không bất biến, bám sát thực tiễn. Sáng 2/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc của Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành và 63...