Tự bào chữa là thua cuộc
Bạn sẽ khám phá ra rằng, những người không thành công luôn mắc phải một căn bệnh tinh thần – căn bệnh ‘ tự bào chữa’.
Minh họa Trần Lương.
Hầu như ai cũng mang trong mình ít nhiều biểu hiện của căn bệnh này. Khi căn bệnh ấy đã trở nên trầm trọng, chắc chắn người đó sẽ không tránh khỏi thất bại.
Tỷ phú giàu nhất lịch sử nước Mỹ Rockefeller từng dặn con, rằng 99% thất bại và nghèo khó đến từ một thói quen ai cũng mắc mang tên “bào chữa”. Theo ông, người có thói quen này đều là kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ.
Không chỉ là doanh nhân Mỹ giàu có nhất mọi thời đại, tỷ phú Rockefeller còn được đánh giá là một người cha tuyệt vời. Dù bận rộn với công việc kinh doanh, tỷ phú này luôn cố gắng dành thời gian để dạy dỗ và chỉ bảo con cái. Bởi ông tin rằng, giáo dục là con đường tốt nhất để con cái trở thành những người có ích cho xã hội và gặt hái được thành công, tiếp nối sự thịnh vượng của gia tộc.
Trong suốt cuộc đời mình, “vua dầu mỏ” đã viết tổng cộng 38 lá thư để dặn dò con trai bằng những bài học trong kinh doanh, cuộc sống mà bản thân ông đã từng trải qua và tự mình chiêm nghiệm.
Nổi bật trong đó là bài học về sự thất bại. Theo tỷ phú Rockefeller, 99% nguyên nhân thất bại và nghèo khó của mọi người đều đến từ một nguyên nhân, đó là hay bao biện cho hành vi của mình thay vì nhận lỗi và sửa sai.
Trong một bức thư gửi con trai trong những năm tháng cuối đời, ông đã cảnh báo: “Đừng bao giờ bao biện hay bào chữa. Những lời bào chữa là nguồn gốc của sự thất bại”.
Video đang HOT
Theo quan điểm của Rockefeller, tự bào chữa là một căn bệnh của tâm trí, và những người mắc phải căn bệnh này đều là những kẻ thua cuộc, không có ngoại lệ. Vua dầu mỏ Mỹ cho rằng sự khác biệt lớn nhất giữa người thành công, giàu có và những người tầm thường đó là thói quen bao biện, bào chữa cho bản thân. Theo ông, “người càng thành công thì càng ít bào chữa. 99% thất bại là do mọi người đã quen với việc bao biện”.
Chỉ cần để ý một chút, chúng ta sẽ thấy rằng, những người không làm gì, khi thất bại, họ thường tìm ra muôn vàn lý do để đổ lỗi hay bào chữa cho bản thân khi gặp vấn đề, thay vì nhìn nhận lại nó.
Rockefeller rất coi thường những người như vậy, ông cho rằng viện cớ là một hành động hèn nhát. Khi một người tìm được lý do chính đáng cho sự thất bại của mình, họ càng tin vào điều đó theo thời gian và mất đi ý chí cố gắng. Để rồi cuối cùng ngừng nỗ lực thay đổi bản thân và tự nhấn chìm mình trong hố sâu của sự thất bại. Người như vậy thì muôn đời cũng chẳng khá lên được. Người như vậy thì chắc chắn sẽ nhận lấy thất bại trong nay mai.
Căn bệnh tự bào chữa là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt lớn giữa một người có khả năng và một người bất lực trong kiểm soát hành động và suy nghĩ của chính mình.
Một người càng thành công bao nhiêu, lại càng ít biện hộ bấy nhiêu. Còn những người chưa gặt hái được thành quả gì trong hành trang cuộc sống, hoặc không hề có kế hoạch gì cho tương lai thì thường viện dẫn rất nhiều lí do để bào chữa cho hiện trạng của mình.
Khi quan sát và tìm hiểu những người dẫn đầu trong bất cứ lĩnh vực nào, dù là kinh doanh, giáo dục hay trong quân đội, bạn sẽ thấy rõ điều đó. Nếu muốn an phận, họ vẫn có thể đưa ra những lời biện bạch như những người bình thường vẫn làm, nhưng họ chẳng bao giờ làm như vậy cả.
Quả thực, nếu muốn Roosevelt có thể viện cớ vào đôi chân tật nguyền của ông, Truman có thể biện bạch ông chưa hề học đại học, cũng như Kennedy vẫn có thể kêu ca rằng “tôi còn quá trẻ, làm sao làm tổng thống được!”; hay Johnson & Eisenhower có thể vin vào những cơn đau khủng khiếp thường xuyên để từ chối nhận lãnh trọng trách quốc gia.
Cũng giống như bất cứ căn bệnh nào khác, chứng “tự bào chữa” sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị kịp thời, đúng cách.
Thông thường, diễn biến tâm lý của một nạn nhân mắc phải căn bệnh này như sau: Lẽ ra mình phải làm tốt hơn, phải tìm lý do gì đó mới được, chứ nếu không thì mất mặt lắm. Để xem nào, có thể là do sức khỏe giảm sút? Do tuổi tác? Do hạn chế về mặt kiến thức? Do ảnh hưởng từ chuyện gia đình? Hay do ảnh hưởng từ nền tảng giáo dục?
Khi đã tìm được lý do “hợp lý” để tự bào chữa, anh ta sẽ bám riết lấy nó để biện minh với chính bản thân mình và với những người xung quanh rằng đó chính là căn nguyên tại sao anh ta không thể thành công.
Bạn nên biết, một suy nghĩ, dù tích cực hay tiêu cực, cũng sẽ tạo nên một cường lực nếu được lặp đi lặp lại nhiều lần, sẽ càng lúc ăn sâu vào tiềm thức. Lúc đầu, có thể “người bệnh” hoàn toàn đủ tỉnh táo để nhận ra sự tự bào chữa mình đang dùng chẳng khác gì một lời nói dối nhưng lâu dần, chính bản thân anh ta cũng bị thuyết phục rằng đó thực sự là nguyên nhân tại sao anh ta không thể thành công. Điều đó thật nguy hiểm, bở lẽ nó sẽ giết chết mọi ước mơ, mọi sự nỗ lực vươn lên của một con người.
Albert Camus từng nói “Những kẻ thiếu lòng can đảm luôn luôn tìm ra triết lý để thanh minh cho điều đó”. Benjamin Franklin cũng từng nhận định “người giỏi bao biện hiếm khi giỏi bất cứ điều gì khác”.
Bao biện, thanh minh hay tự bào chữa cho những thất bại của mình là căn bệnh trầm kha của những kẻ thua cuộc. Do vậy, hơn ai hết, mỗi một chúng ta phải ý thức được điều đó để tìm đúng liều thuốc chữa cho chính mình.
Đón mẹ chồng ở quê lên chăm sóc, tôi ngã ngửa vì điều này
Một tình huống khó khăn đã xuất hiện khi mẹ chồng của tôi quyết định lên nhà để chúng tôi chăm sóc.
Tôi và chồng đều là những người tỉnh lẻ và chúng tôi đã gặp nhau và kết hôn ở tuổi khá trưởng thành. Tôi đã đồng ý lấy anh, người đã từng trải qua một cuộc hôn nhân không thành công, và dần dần, tôi càng yêu và cảm thấy thoải mái khi ở bên anh. Anh là một người tâm lý, giỏi kiếm tiền và luôn quan tâm đến tôi.
Anh chỉ còn mẹ, bởi bố đã từ trần khi chồng còn đang học đại học. Anh luôn yêu thương và chăm sóc mẹ, thường xuyên về quê thăm mẹ dù bận rộn với công việc. Mẹ anh đang gặp vấn đề về sức khỏe, bị đau lưng mãi không khỏi. Anh là con hiếu thảo nên luôn chăm sóc, mua sắm và chăm lo cho mẹ. Tôi không ghen tỵ vì tôi hiểu rằng với chồng, mẹ luôn là số một. Tôi thậm chí ngưỡng mộ tình cảm hiếu thảo đó.
Ảnh minh họa.
Cuộc sống của chúng tôi ổn định nhưng cũng khá kín kẽ. Tôi đang chăm sóc một đứa con nhỏ hơn 2 tuổi nên cần phải cắt giảm chi tiêu hơn. Anh luôn gửi toàn bộ tiền kiếm được về cho tôi quản lý và anh không phản đối bất kỳ quyết định nào liên quan đến việc tiêu tiền trong gia đình.
Chồng tôi luôn muốn bù đắp cho tôi, anh biết tôi đã nỗ lực ra sao để đến với anh, một người đã từng trải qua một mối quan hệ đổ vỡ. Vì lẽ đó, tôi luôn yêu và tin tưởng anh.
Nhà chồng tôi chỉ có anh là con trai, hai chị gái của anh đã lấy chồng và ở xa nên mẹ anh ở một mình ở quê. Gần đây, mẹ thường xuyên bị đau ốm nên Anh lo lắng. Anh đã nghĩ đến việc đón mẹ lên ở chung để dễ dàng chăm sóc, và ý tôi cũng đồng tình với quyết định này, bởi mẹ già muốn ở bên con cháu để cùng vui vẻ trong tuổi già.
Tuy nhiên, khi mẹ lên nhà sớm hơn dự tính và tôi mở cửa đón chào, tôi đã bất an khi thấy mẹ đến cùng hai cô gái khác. Tôi cảm thấy không vui và hỏi thẳng mẹ chồng vì sao lại đưa hai đứa con riêng của anh lên nhà chung với chúng tôi.
Mẹ giải thích rằng hai đứa con này đã từng ở với mẹ và bố anh, nhưng vì mẹ lo không yên tâm khi hai đứa con sống cùng bố, nên mẹ muốn chúng ở gần bà để bố chăm sóc tốt hơn.
Chồng tôi đồng ý với ý kiến của mẹ và nói rằng đây là nhà của anh, tiền cũng do anh kiếm nên tôi không có quyền đuổi hai đứa con của anh đi. Anh nói rằng mẹ sẽ chăm sóc và nuôi hai đứa con này, và tôi không phải lo.
Thật sự, tôi cảm thấy không thoải mái, mỗi lần nhìn thấy hai đứa con riêng của chồng tôi, tôi lại cảm thấy bực tức nhưng không biết phải làm thế nào để giải quyết tình hình này.
Trong bữa cơm, em gái nói 1 câu khiến tôi mất ngủ suốt mấy đêm Giờ vợ chồng tôi đang sống nhờ ở nhà em gái. Nhưng trong bữa cơm cách đây 5 ngày, em tôi lại nói 1 câu đắng chát. Ảnh minh họa Vợ chồng tôi kinh doanh đồ nội thất, mấy năm trước làm ăn ngon lành. Chúng tôi mua được nhà riêng, mua xe ô tô. Nhưng rồi 2 năm gần đây, việc làm...