Từ Bà Tân vlog, nhìn sang cơn sốt nông dân làm live-streamer ở Trung Quốc
Tại quốc gia tỉ dân, nông dân livestream để bán hàng đang trở thành một điều quen thuộc.
Trên một đỉnh đồi, trong những vườn cam ở ngoại ô Trương Gia Giới, Zhong Haihui đang thực hiện một bước ngoặc trong đời mình, từ một người nông dân trồng hoa quả trở thành một ngôi sao livestreaming.
Hàng xóm từng cảm thấy kì lạ với việc ông Zhong đội một chiếc mũ cao cồi, đứng trên một. mỏm đá và nói chuyện không ngừng nghỉ trước điện thoại về những cây trái được trồng trong vườn vào năm 2017. Hai năm sau đó, khi đã bước sang tuổi 40, Zhong sử dụng “hình ảnh” của mình để quảng cáo và bán sản phẩm tới hàng triệu người ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Zhong Haihui đang dùng một chiếc iPhone 6, tripod và sạc dự phòng để livestreaming trên Kuaishou và Taobao. (Ảnh: SCMP)
“Lúc đầu thì mọi thứ cũng khá kì quặc,” Zhong chia sẻ trong một bài phỏng vấn. “Nhưng giờ thì tôi thấy ai cũng đang làm thế.”
Zhong là một trong những nông dân đầu tiên ở Hunan bắt đầu bán hoa quả thông qua livestream trên Kuaishou và ứng dụng thương mại điện tử Taobao. Zhong nói anh luôn cảm thấy nhiều năng lượng và hoạt ngôn nhất khi được trao đổi với những người theo dõi mình. Trên Internet, Zhong thường được gọi với biệt danh “Chú”. Về phần mình, Zhong gọi những người theo dõi của mình là “bao bap”, có nghĩa là “các con”.
Video đang HOT
Zhong thường nói: “Xin chào những đứa con mới! Chọn theo dõi nếu bạn chưa làm điều đó! Hãy theo dõi Chú để xem những món ăn ngon hơn về sau.” Mỗi đoạn video của Chú Zhong thường nhận được hãng trăm lượt theo dõi chỉ sau vài giây.
Sự phổ biến của livestreaming, nhiều công cụ hỗ trợ và mối quan tâm của người dùng với nguồn gốc thực phẩm khiến ngày càng có nhiều nông dân như anh Zhong. (Ảnh: SCMP)
Cũng trong đoạn video này, Zhong hướng camera về phía những ngọn núi, nghêu ngao một giai điệu ngẫu nhiên và hỏi người xem của mình đã ăn gì chưa. Ông cùng một đối tác kinh doanh 21 tuổi có tên Xiaoqiang trả lời mọi câu hỏi hiện lên trên màn hình, chủ yếu về những món đồ ăn mà họ bán ngày hôm đó.”
Theo SCMP, Zhong từng làm việc tại một trạm xăng và một nhà máy. Năm 2011, anh mở một cửa hàng thương mại điện tử trên Taobao để bán các sản ph ẩm thực phẩm địa phương Song doanh số không thực ấn tượng cho tới năm 2017 khi anh bắt đầu làm video livestreaming.
Mặc dù hiện tại không có thống kê chính thức nào về số lượng người nông dân ở Trung Quốc đang làm livestreamer để bán sản phẩm, cả Taobao và Kuaishou đều mong muốn được hỗ trợ các nông dân trên nền tảng của mình.
Zhang cảm thấy có nhiều năng lượng khi trò chuyện trên Internet. (Ảnh: SCMP)
Taobao nói đang “nuôi” 1.000 livestreamer là nông dân ở 100 quốc gia trong năm nay và giúp mỗi người có thu nhập hơn 10.000 nhân dân tệ (1.400 USD) mỗi tháng.
Với ước tính của Kuaishou, nền tảng của họ có hơn 1 triệu người dùng là nông dân chuyên bán các sản phẩm địa phương thông qua cả hai hình thức livestreaming và video ngắn. Họ kiếm được tổng cộng 19 tỉ nhân dân tệ năm ngoái.
Trung Quốc chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của livestreaming từ năm 2016 khi dung lượng thị trường tăng 180% lên giá trị 20,8 tỉ nhân dân tệ so với cùng kì năm trước.
Một lý do khác cũng giúp nông dân bán được hàng thông qua livestream là mỗi quan tâm ngày càng tăng lên cho vấn đề an toàn thực phẩm tại Trung Quốc. Thực khách lúc này muốn nhìn thấy tận nơi đồ ăn được sản xuất.
Kênh livestream của Zhang hiện tại đang có hơn 82.000 người theo dõi song hành trình để ông làm được điều này không hề dễ dàng.
“Khó để gọi mọi người là “con” đặc biệt là khi tôi không còn trẻ nữa,” Zhong chia sẻ về những khó khăn. Anh và người cộng sự cũng xem nhiều livestreamer khác để học tập. Họ tìm cách để làm tốt hơn cho lần tới và thậm chí bàn việc tới tận nửa đêm sau 10 giờ livestreaming mỗi ngày.
“Về nhà sau mỗi ngày livestreaming, tôi thường không còn muốn nói gì nữa,” Zhong chia sẻ. “Tôi đã hết từ ngữ để nói rồi.”
Lê Nam Khánh
Theo saostar
Vải thiều đầu mùa giá cao ngất ngưởng
Mới đầu tháng 5 nhưng tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán, tuy nhiên, cung không đủ cầu nên giá bán cao ngất ngưởng.
Ảnh minh họa
Chị Nguyễn Thị Hà bán hoa quả tại chợ Thành Công cho biết, thông thường cuối tháng 5 mới bắt đầu vào chính vụ thu hoạch vải thiều, vải có trên thị trường hiện nay là vải sớm, do đầu mùa nên giá thường đắt. Tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên loại rẻ nhất nhập là 40.000 - 45.000 đồng/kg nhưng bị sâu đầu nhiều. Loại ngon hơn, ít sâu đầu hơn giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg. Trong khi đó tại một số chợ trên địa bàn như: Chợ Ngọc Hà (Ba Đình), chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy), chợ Thành Công, Kim Liên... giá vải đầu mùa dao động từ 75.000 - 100.000 đồng/kg. Còn tại một cửa hàng thực phẩm sạch trên phố Minh Khai, vải đang có giá 106.000 đồng/kg. Theo nhân viên bán hàng, đây là loại vải được tuyển chọn từ các nhà vườn trồng theo tiêu chuẩn VietGap hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất lượng ngon và thời gian bảo quản lâu hơn, nên giá cao so với vải đang bán trên thị trường.
Sắp bước vào mùa thu hoạch vải thiều nên vấn đề được mùa mất giá sắp trở nên nóng bỏng, về vấn đề này lãnh đạo ngành công thương Bắc Giang cho biết: Tỉnh Bắc Giang duy trì gần 28.500 ha trồng vải thiều, nhưng mùa đông 2018 - 2019 ấm hơn mọi năm khiến nhiều diện tích vải thiều có tỷ lệ ra hoa thấp nên ước tính sản lượng mua thu hoạch 2019 chỉ đạt 150.000 tấn, trong khi mùa thu hoạch năm 2018 lên đến 215.800 tấn. Mặc dù sản lượng thu hoạch giảm hơn 60.000 tấn nhưng để hỗ trợ người dân tiêu thụ sản phẩm, ngày 3/5 ngành công thương Bắc Giang đã làm việc với hệ thống siêu thị Co.op Mart và Công ty TNHH Một thành viên Proton - đơn vị quản lý khai thác Chợ đầu mối Dầu Giây (Đồng Nai) về việc tiêu thụ vải thiều thông qua các DN này. Những ngày tiếp theo sẽ làm việc với hệ thống siêu thị Big C, Hapro, Vinmart... Sở Công Thương Hà Nội tổ chức Tuần lễ vải thiều tại thị trường Hà Nội. Đối với hoạt động xuất khẩu, ngành công thương Bắc Giang sẽ giảm tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc, tăng xuất khẩu sang các thị trường khác như Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia qua hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị.
Theo tiêu dùng
5 bí mật để bạn luôn được phục vụ tốt khi đi ăn hàng Đi ăn lúc cửa hàng mới mở cửa, hoặc sắp đóng cửa... sẽ khiến bạn không được phục vụ chu đáo. Dublanica là một người phục vụ chuyên nghiệp trong các nhà hàng ở New York trong nhiều năm. Ông đã chia sẻ những lời khuyên của mình về các cách giúp bạn luôn được phục vụ tốt khi tới nhà hàng: Thời...