Từ Asiad 17, nghĩ về cuộc sống cơ cực của “nữ hoàng điền kinh” Việt Nam Trần Thị Soa
Đến đại bản doanh của CLB Sông Lam Nghệ An lúc này, không khó để người ta nhận ra chị.Công việc tạp vụ khiến người phụ nữ phải chạy đôn chạy đáo và làm đủ thứ việc. Nhìn khuôn mặt khắc khổ, không ai có thể ngờ, chị từng được gọi với cái tên “huyền thoại” và đi vào lịch sử môn điền kinh Việt Nam với những thành tích vô tiền khoáng hậu.
Công việc thường ngày của chị Trần Thị Soa: Giữ xe, quét rác, dọn dẹp, bán nước…
“Nữ hoàng” chân đất
Chị là Trần Thị Soa, cái tên vô cùng đặc biệt của điền kinh Việt Nam những năm sau chiến tranh. Cũng như bao đứa trẻ sinh ra tại xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh), từ nhỏ Soa đã có lòng căm thù giặc và mong muốn góp sức mình vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đang học lớp 6, hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân tham gia chống Mỹ cứu nước, xếp bút nghiên, cô nữ sinh trường huyện dũng cảm tham gia TNXP vào chiến trường đánh giặc. Không thể ngờ, tại nơi mưa bom, bão đạn, Soa lại nhận ra được khả năng đặc biệt của mình, đó là chạy rất nhanh.
Chuyện là hồi ấy, đơn vị của Soa chuyên làm nhiệm vụ phá bom nổ chậm. Trong nhiều lần như vậy, Soa đều nhanh chân hơn các đồng đội và vì thế vô hiệu hóa được rất nhiều bom đạn của kẻ thù. Từ đó, Soa được chỉ huy đơn vị và các đồng đội để ý. Rồi chị được gọi với cái tên rất thể thao – Soa “điền kinh”. Bước ngoặt nghề nghiệp xảy ra với Soa vào khoảng giữa năm 1972, khi ấy, cô TNXP chiến trường mới 18 tuổi đã tự tin đại diện cho đơn vị tham gia Giải điền kinh Thanh thiếu niên toàn tỉnh Nghệ Tĩnh và dành giải Nhất. Trên cái nền ấy, đúng một năm sau, Soa gây tiếng vang lớn khi dành chức vô địch toàn tỉnh nội dung chạy 1.500m.
Bởi khả năng đặc biệt về môn chạy, Soa được chuyển về tỉnh, hoạt động dưới sự chỉ đạo của ngành thể thao. Sau một thời gian tập luyện chuyên nghiệp, năm 1974, chị là đại diện duy nhất của Nghệ Tĩnh tham gia Giải việt dã “Tiến về thủ đô” tổ chức tại Hà Nội. Lần ấy, chị xuất sắc cán đích ở một trong 5 vị trí dẫn đầu và chính thức tạo tên tuổi ở làng điền kinh quốc gia. Từ năm 1975 – 1980, chị liên tiếp vô địch quốc gia và trở thành một tượng đài thực sự của bộ môn điền kinh Việt Nam lúc bấy giờ. Thành tích ấy đã giúp chị 2 lần đứng đầu danh sách 10 VĐV Việt Nam tiêu biểu trong các năm 1978, 1979.
Cũng bởi thành tích vô đối ở giải quốc nội mà chị liên tục được nhà nước cử đi tham gia các giải thế giới. Lần đầu tiên là vào năm 1979, khi chị được sang Cuba tham gia Giải điền kinh thanh niên, sinh viên toàn thế giới. Sau đó một năm, chị còn hãnh diện hơn khi trở thành đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự Olympic Moscow 1980. Lần ấy, một câu chuyện hy hữu khiến chị gặp khó và không thể dành giải cao là phải đi giày thi đấu. Tại các giải trong nước, chị cứ chân đất chạy vì thời ấy mấy ai có giày. Phải mất mấy tháng trời, thông qua một chuyến tập huấn tại Mexico, chị mới có thể chịu được cảm giác đi giày thi đấu. Lần ấy, do thua thiệt về nhiều cái và bởi cái sự quá chuyên nghiệp của người Tây, nên dù đã cố gắng, chị cũng phải dừng chân ở vòng 2. Tuy vậy, thành tích của chị tại Thế vận hội đó cũng phá kỷ lục quốc gia do chính chị lập vào năm 1979.
Video đang HOT
Trần Thị Soa và vinh quang trong quá khứ.
Chuyện buồn của một huyền thoại
Năm 1980, gác lại đam mê thể thao, chị kết hôn với một anh lái xe cũng là người quen trong giới thể thao. Nhưng rồi bi kịch bất ngờ ập tới, đứa con đầu của chị đang khỏe mạnh, năm lên 7 tuổi bỗng tự nhiên bị ốm, nằm lăn lộn, rồi chân tay teo dần và mang tật. Từ đó, chồng chị phải nghỉ công việc lái xe để chăm lo cho đứa con tội nghiệp.
Mọi gánh nặng gia đình đình dồn cả lên vai chị. Một mình phải chạy ngược chạy xuôi, lo cái ăn, cái mặc cho 3 đứa con và cả người chồng bất đắc dĩ phải ngồi nhà để chăm chút đứa con bị tật. Nhiều lúc chị như muốn gục ngã, bởi những trận ốm vì mất sức. Nhưng rồi, với sự động viên của đồng nghiệp và bạn bè, chị gượng dậy, lấy sức tiếp tục chiến đấu với số phận. Ngoài công việc chính là tạp vụ ở CLB SLNA, chị còn tranh thủ làm đủ thứ nghề khác như trông giữ xe, đi buôn… Ở thập niên 90, chị một lần nữa nổi tiếng khắp xứ Nghệ với kỳ tích hơn 2 năm trời một mình đi nhặt tròn 1.000 viên gạch, rồi tự mình xây căn nhà cấp 4 hiện tại. Bản lĩnh phi thường ấy của VĐV điền kinh chân đất dự Olympic ngày nào được hết thảy mọi người thán phục.
Kiệt quệ sức lực sau khi xây xong ngôi nhà cấp 4, chị tưởng mình sẽ có chút thời gian ít ỏi để nghỉ ngơi. Nhưng nhu cầu mưu sinh, cũng như tương lai của cả một gia đình buộc chị phải tiếp tục lăn lộn với cuộc sống, nhất là khi 2 đứa con sắp bước vào tuổi trưởng thành. Bằng rất nhiều nỗ lực, chị đã giúp những đứa con của mình có công ăn việc làm ổn định. Nhưng khi công việc của 2 đứa con không còn làm chị quá bận tâm, thì gia đình lại phải chứng kiến nỗi đau chia ly khi đứa con đầu sau một thời gian dài chống chọi với bệnh tật đã ra đi.
Cũng thời điểm ấy, chị đến tuổi nghỉ hưu và mất đi một khoản thu nhập vốn là “hũ gạo” của cả gia đình chị. Phải tới cuối năm 2009, khi ông Nguyễn Hồng Thanh về lại SLNA, chị mới được ưu ái ký hợp đồng làm tạp vụ tại CLB. Công việc không tương xứng với quá khứ lẫy lừng, nhưng với chị, đó cũng là niềm vui, khi gánh nặng gia đình được san sẻ. Chị không bao giờ trách móc hay kêu nghèo kể khổ, thậm chí còn cho rằng, mình may mắn hơn nhiều người khác vì có công việc cho thu nhập, được thường xuyên sống trong môi trường thể thao, với những con người thương yêu và thông cảm với hoàn cảnh của chị.
Được biết, ngoài ký hợp đồng làm tạp vụ, chị còn được lãnh đạo SLNA ưu ái cho đảm nhận công việc giữ xe (thu tiền không hoàn lại) tại một sân cỏ nhân tạo thuộc đại bản doanh của CLB. Thậm chí, tiền thưởng cho một trận thắng của SLNA ở V.League, chị cũng được lãnh đạo quan tâm chia phần. Thế nhưng, với nhiều người, hoàn cảnh của chị Soa vẫn là đáng thương, bởi lẽ ra, với quá khứ hào hùng, sự hy sinh lớn lao vì thể thao nước nhà như vậy, chị phải có một công việc khác, thay vì lao động chân tay và những ưu tiên có phần mang tính thương hại.
Chị Soa hài lòng với thực tại nhưng không ít người vẫn xót xa cho số phận của huyền thoại điền kinh có một không hai này. Từ Asiad 17 nhìn về Trần Thị Soa và vấn đề đặt ra cho những người có trách nhiệm ở ngành thể thao là phải tạo ra cơ chế ưu đãi, để những người đã không tiếc tuổi xuân, hy sinh nhiều thứ, mang lại vinh quang cho Tổ quốc, phải có được một cuộc sống tốt, đảm bảo sau khi giải nghệ. Có như thế, người ta mới thực sự yên tâm cống hiến để mang nhiều hơn nữa những tấm huy chương quý giá ở các kỳ đại hội thể thao khu vực, châu lục và thế giới về cho đất nước.
Theo VNE
Nỗi nhớ đường đua của Trương Thanh Hằng
&'Nữ hoàng' của đường chạy trung bình ngồi bó gối xem các đồng đội thi đấu ở Asiad Hàn Quốc.
Hai tấm HC bạc ở nội dung sở trường 800 m và 1.500 m tại Asiad 2010 chỉ là hai trong số nhiều thành tích lẫy lừng của Trương Thanh Hằng ở đấu trường quốc tế. Nhưng tai nạn giao thông cách đây đúng hai năm khiến VĐV nằm trong biên chế của Ninh Bình phải rời xa đường chạy đỉnh cao. Asiad 17 đang diễn tại Hàn Quốc mà "lòng thấy nhớ vô cùng"...
Trương Thanh Hằng tỏa sáng ở Asiad Quảng Châu 2010 với hai tấm HC bạc. Ảnh: KL.
"Thời gian này ngồi ở nhà xem TV, thấy không khí rộn rã ở Asiad, lòng tôi nhớ cảm giác được thi đấu và những bước chạy. Kỷ niệm ở Asiad 2010 ùa về khi bản thân mình giành được hai tấm HC bạc cho đoàn Việt Nam", Thanh Hằng tâm sự. Từng như cánh chim tung bay khắp các đường đua trong nước và quốc tế, nay phải ngồi bó gối thực sự là nỗi kinh hoàng với VĐV này.
Sau tai nạn giao thông, Thanh Hằng đang nỗ lực để trở lại. Có lúc, tia hy vọng đã đến khi cô trở thi đấu và giành HC vàng ở nội dung 800 m tại Đại hội sinh viên toàn quốc tháng 11/2013. Tuy nhiên, cô vẫn không thể kịp hồi phục để dự Asiad 17, một mất mát lớn của đoàn thể thao Việt Nam khi không có sự đóng góp của VĐV chủ lực.
"Nữ hoàng" của đường chạy trung bình vừa hoàn thành ca phẫu thuật lấy chiếc nẹp sắt cuối cùng ra khỏi chân để cho bước chạy được thanh thoát, nhẹ nhàng. Mục tiêu của Thanh Hằng không có gì khác là sớm hồi phục để trở lại đường đua quen thuộc. Thời gian qua, chị tăng thêm 5kg. Vì vậy, VĐV sinh năm 1986 đang tích cực giảm cân, đồng thời chăm chỉ tập luyện để lấy lại phong độ.
"Những lúc thế này, tấm huy chương hay thành tích ở các giải đấu là động lực giúp tôi có thêm động lực trong tập luyện. Nhìn các đồng nghiệp, đồng đội thi đấu, tôi nhớ lắm và muốn tập luyện tốt hơn nữa để sớm trở lại. Điều này cũng còn phụ thuộc vào chấn thương hồi phục như thế nào, mong rằng may mắn sẽ luôn mỉm cười...", cựu vô địch châu Á 2007, 2011 nội dung chạy 800 m cho biết.
Về chuyện lập gia đình, Thanh Hằng cũng chưa tính tới lúc này. Cô muốn thu xếp công việc ổn định rồi mới xây dựng tổ ấm riêng. "Ổn định xong mình thì bản thân sẽ toàn tâm, toàn ý hơn", VĐV họ Trương nói.
Hiện nay, cô gái đến từ TP HCM vừa hoàn thành xong việc học Đại học TDTT và chỉ còn chờ ngày lấy bằng. Cô tâm sự mong muốn sau này khi rời đường đua là trở thành một HLV dìu dắt các thế hệ đàn em.
Trương Thanh Hằng lớn lên ở TP HCM. Cô từng có thời gian dài thống trị đường đua trung bình ở khu vực Đông Nam Á và có nhiều thành tích ở châu Á. Năm 2012, tai nạn giao thông khá nặng khiến kế hoạch chinh phục mục tiêu cao hơn bị phá sản.
Thanh Hằng có người em trai út sinh năm 1993 là Trương Thanh Bình đang đầu quân cho điền kinh TP HCM. Cũng như người chị gái rất nổi tiếng, Thanh Bình từng bước khẳng định bản thân ở cự ly 800 m và 1.500 m.
Theo VNE
Chơi 'sở đoản, 'tia chớp' Bolt đại chiến sao Cricket Ngôi sao điền kinh Usain Bolt sẽ tham dự trận đấu cricket biểu diễn với ngôi sao cricket Ấn Độ Yuvraj Singh tại Bangalore (Ấn Độ) vào hôm nay (giờ địa phương). Đây là một phần của sự kiện quảng cáo do thương thiệu thời trang thể thao thế giới Puma tổ chức. Theo NDTV Sports, đội cricket của Usain Bolt gồm có...