Kình ngư Nhật Tomita “chôm” máy ảnh của phóng viên
Naoya Tomita – kình ngư từng đoạt HCV cự ly 200m ếch nam tại Asiad Quảng Châu 2010 – đã khiến đoàn Nhật bẽ mặt tại Asiad Incheon 2014 khi “thó” chiếc máy ảnh trị giá hơn 160 triệu đồng (7.600 USD) của một phóng viên Hàn Quốc.
Kình ngư Nhật Tomita. Ảnh tư liệu của Reuters
Theo cảnh sát Hàn Quốc, ngay khi bị phát hiện, Tomita đã thừa nhận hành vi ăn cắp. Hãng tin Reuters cho biết trong tuần sau, vụ việc sẽ được xử lý theo luật pháp của Hàn Quốc.
Ông Tsuyoshi Aoki – trưởng đoàn Nhật tại Asiad Incheon 2014 – cho biết Tomita ngay lập tức bị loại khỏi đoàn Nhật, phải tự mua vé máy bay về nước và sẽ bị xử lý thêm khi về đến Nhật.
Dù đã đoạt HCV tại Asiad Quảng Châu cách đây bốn năm nhưng Tomita đã thi đấu không tốt tại Incheon 2014, không giành được huy chương nào.
Theo VNE
Video đang HOT
Thực đơn dành cho người khổng lồ của Ánh Viên
Hàng ngày Ánh Viên có 4 bữa ăn chính, chưa kể các bữa phụ. Trong đó bữa chính có ít nhất 1 kg thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mỳ to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi...
Thêm một lần nữa, kình ngư người Cần Thơ lại tạo nên một cột mốc lịch sử cho bơi Việt Nam. Tại SEA Games 27, cũng chính Ánh Viên là vận động viên nữ đầu tiên của Việt Nam giành HCV sau 54 năm. Tại giải đấu đó, cô giành 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ và phá 2 kỷ lục SEA Games.
Kình ngư sợ nước
Tung hoành trên đường đua xanh nhưng Ánh Viên từ lúc nhỏ rất nhút nhát và sợ nước. Cô sinh ra ở Cần Thơ, nhà bao quanh là kênh rạch, sông hồ nên gia đình đã dạy cô bơi từ lúc 3-4 tuổi để phòng tránh chuyện bất trắc. Người thầy đầu tiên của Ánh Viên chính là ông nội của cô - ông Nguyễn Văn Tới. Với 1 cái cây để làm ranh giới, Ánh Viên bập bõm học bơi cùng em trai rồi thành thục lúc nào không biết.
Đến năm 11 tuổi, Ánh Viên lọt vào mắt xanh của những tuyển trạch viên phụ trách đội bơi Quân khu 9 sau khi đã nổi đình nổi đàm trong đội tuyển bơi của trường tiểu học địa phương. Ngay từ khi gặp Ánh Viên, những chuyên gia bơi của Quân khu 9 đã rất ấn tượng với sải tay dài, cơ thon, độ lướt nước và độ nổi rất tốt của vận động viên sinh năm 1996 này.
Ánh Viên từng đứng trong Top 10 thế giới nội dung 400 m hỗn hợp cá nhân nữ, nên tấm HCĐ ASIAD năm nay phản ánh phần nào trình độ của nữ vận động viên này.
Vào được Trung tâm 3 tháng, Ánh Viên ngay lập tức đoạt HCV tại giải bơi Đồng Tháp mở rộng. Khoảnh khắc đầu tiên đáng tự hào ấy khiến Ánh Viên càng tự tin đi theo con đường của một vận động viên chuyên nghiệp. Đến năm 2011, Ánh Viên gây được tiếng vang khi giành 10 HCV ở 10 cự ly đăng ký tại giải bơi các nhóm tuổi toàn quốc rồi sau đó là 6 HCV, 4 HCB va 1 HCĐ tại giải bơi toàn quốc.
Bắt đầu từ năm 2011, Ánh Viên được tập trung ĐTQG và liên tục tập huấn xa nhà (nhiều nhất tại Mỹ). Kinh phí chi cho Ánh Viên hàng năm chừng 4 tỷ đồng, nhưng đã thu được thành công mỹ mãn khi cô liên tục lập nên những chiến tích cho bơi Việt Nam. Trong 2 năm qua, Ánh Viên là VĐV nổi bật nhất của TTVN với những thành tích nổi bật như 3 HCV SEA Games 27, 3 HCV giải trẻ toàn nước Mỹ 2014, 9 HCV giải vô địch Đông Nam Á 2014, và đặc biệt là tấm HCV Olympic trẻ thế giới ở nội dung 200 m hỗn hợp cá nhân.
Với 3 HCV, 2 HCB, 1 HCĐ tại SEA Games 27, Ánh Viên trở thành vận động viên được thưởng nhiều nhất của đoàn TTVN với số tiền lên đến 363 triệu đồng.
Sợ... ăn
Với 1 vận động viên bơi ở đẳng cấp cao như Ánh Viên, năng lượng mà cô phải dùng là rất lớn, đặc biệt trong giai đoạn tập nặng hoặc thi đấu. Chính vì thế khẩu phần ăn của cô rất khác người thường, khiến Ánh Viên nhiều lúc "khóc thét" khi thấy đồ ăn.
Trong thời gian tập huấn tại Mỹ, thực đơn của cô do những chuyên gia dinh dưỡng thể thao tại đây thiết kế. Theo đó, hàng ngày cô có 4 bữa ăn chính, chưa kể các bữa phụ. Trong đó bữa chính có ít nhất 1 kg thịt bò, 50 con tôm, 1 đĩa mỳ to, 1 đĩa rau trộn, 1 lít sữa tươi... đảm bảo cung cấp ít nhất 7.000 - 8.000 calo mỗi ngày. Những bữa ăn phụ còn lại có khi được thiết kế trong lúc Ánh Viênđang tập bơi. Ngay khi nhà bếp gọi, cô phải lên bờ ăn ngay, mà thức ăn không phải lúc nào cũng dễ nuốt khi có thêm những thuốc bổ trợ có vị đắng ngắt.
Tháng 8 năm ngoái, Ánh Viên đã được Bô tư lệnh Quân khu 9 đặc cách phong quân hàm Thượng úy nhờ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong môn bơi.
"Một ngày tập bơi cả chục km em cũng chẳng ngán nhưng em sợ nhất khi phải ngồi vô bàn ăn với hàng đống thịt, tôm... trước mắt", Ánh Viên từng tâm sự như thế khi nhắc về chế độ ăn đặc biệt của mình. Trong khi đó, HLV của cô - Đặng Anh Tuấn - cũng rất thông cảm với học trò: "Nhiều lúc thấy con bé ăn nhiều đến nỗi ói, phát khóc thương tâm lắm. Nhưng tôi và các chuyên gia vẫn phải bắt Ánh Viên ăn mới có đủ năng lượng để tập luyện, thi đấu".
Thường xuyên tập luyện dài hạn tại Mỹ, nên từ 3 năm nay Ánh Viên và HLV Đặng Anh Tuấn không được ăn Tết tại Việt Nam. Vẫn biết làm vận động viên chuyên nghiệp phải chịu muôn vàn khắc nghiệt nhưng khi nghĩ cảnh đoàn viên tại quê nhà, không ít lần Ánh Viên phải nuốt nước mắt lặng thầm để hướng đến những đỉnh cao mới trong sự nghiệp.
Đồng hành cùng Ánh Viên trong suốt 7 năm qua là những sự cô đơn, nỗi nhớ nhà. Cô hầu như không có bạn thân, chẳng biết đến điện thoại hay mạng xã hội. Mọi liên lạc đều phải thông qua HLV Đặng Anh Tuấn. Tâm trí của cô dồn cả vào làn đua xanh, nơi Ánh viên vẫn đang từng ngày tạo nên những dấu mốc lịch sử cho bơi Việt Nam.
Theo Zing
Công chúa Thái Lan tham gia Á vận hội Incheon Sirivannavari Nariratana, cháu gái của nhà vua Thái Lan, tranh tài ở môn đua ngựa tại Asiad Hàn Quốc. Công chúa Sirivannavari Nariratana của Thái Lan. Ảnh: Tumblr. Công chúa Tái Lan từng được tạp chí Forbes xếp vào danh sách 20 nhân vật hoàng gia hot nhất. Tuy nhiên, Sirivannavari Nariratana cho biết, cô không hề được đối xử đặc biệt hơn...