Từ A đến Z nguyên nhân khiến huyết trắng có mùi
Huyết trắng giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống sinh lý, thể hiện tình trạng nội tiết và sức khỏe của người phụ nữ.
Huyết trắng không những giữ cho âm đạo luôn có độ ẩm nhất định mà còn có tác dụng chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Tuy nhiên, bên cạnh huyết trắng sinh lý còn có rất nhiều nguyên nhân gây ra huyết trắng bệnh lý, đa số đều do viêm nhiễm.
Nếu thấy huyết trắng mùi hôi, màu sắc, số lượng bất thường thì cần khám kiểm tra và điều trị kịp thời (Ảnh minh họa: Internet)
Bình thường huyết trắng sinh lý có màu trắng không mùi hoặc hơi nồng, chị em trong độ tuổi sinh đẻ đều thấy huyết trắng. Tính chất và số lượng huyết trắng hình thành tùy thuộc vào hàm lượng estrogen trong cơ thể người phụ nữ. Huyết trắng ra nhiều nhất vào những quanh ngày rụng trứng, đặc biệt là trước khi rụng trứng khoảng 12 – 24 giờ (trong và dai như lòng trắng trứng, có thể kéo thành sợi), đến ngày gần kinh nguyệt thì đặc và trắng như bột loãng nhưng không mùi, không ngứa. Khi huyết trắng có mùi, màu khác thường là huyết trắng bệnh lý (thường gặp trong viêm âm đạo).
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo như: Nấm, tạp khuẩn, trùng roi, lậu cầu… Nếu do nấm hoặc trùng roi thì khí hư màu trắng và ngứa; do tạp khuẩn thì khí hư vàng hôi. Viêm âm đạo có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả em gái nhỏ (thường do tạp khuẩn, nguyên nhân do giun kim bò ngược từ hậu môn lên âm đạo gây viêm ngứa và ra khí hư màu vàng.
Video đang HOT
Tóm lại, nếu thấy huyết trắng mùi hôi, màu sắc, số lượng bất thường thì cần khám kiểm tra và điều trị kịp thời. Viêm âm đạo có thể gây viêm ngược vào tử cung vòi trứng, hậu quả có thể gây vô sinh sau này.
Theo BS. Vũ Ngọc Anh/Suckhoedoisong.vn
Bí quyết vàng ngăn ngừa huyết trắng cho chị em
Huyết trắng hay còn gọi là khí hư, có vai trò giữ cho âm đạo luôn ẩm, chống các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Tuy nhiên, khi nhiều mầm bệnh tấn công, vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm gọi là bệnh huyết trắng. Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ đều có thể mắc phải, nhưng rất ít trong số đó hiểu về những ảnh hưởng từ căn bệnh này.
Huyết trắng bình thường
Có màu trắng đục hoặc trong, ít, không hôi; không hiện diện các dấu hiệu như kích thích, ngứa, đau khi giao hợp; ống sinh dục và cơ quan sinh dục ngoài bình thường...
Bệnh huyết trắng là một trong những bệnh phụ khoa mà hầu hết phụ nữ đều có thể mắc phải (Ảnh minh họa: Internet)
Huyết trắng bệnh lý
Số lượng nhiều, có mùi hôi, màu sắc thay đổi như vàng, xanh, trắng đục đóng thành váng. Hiện diện các dấu hiệu như ngứa, bỏng rát, giao hợp đau, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau âm ỉ vùng bụng thấp. Bệnh huyết trắng thường xảy ra sau giao hợp, sảy thai, sau sinh... Tác nhân gây ra huyết trắng có thể là do nấm men, tạp trùng hoặc trùng roi.
Ảnh hưởng của huyết trắng đến sức khỏe
Gây phiền toái và cảm giác khó chịu đối với phụ nữ trong cuộc sống hoặc sinh hoạt vợ chồng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến hạnh phúc lứa đôi. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để tình trạng bệnh kéo dài, lây lan, tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến nguy cơ vô sinh, ung thư cổ tử cung, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản...
Đối với phụ nữ mang thai
Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên nếu huyết trắng do nấm kéo dài, không điều trị sẽ làm viêm nhiễm, thủng màng gây hay rỉ ối non dẫn đến sinh non.
Bệnh huyết trắng nếu chữa khỏi ở giai đoạn đầu sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi (Ảnh minh họa: Internet)
Phòng ngừa
Để phòng tránh bệnh huyết trắng, chị em cần vệ sinh vùng kín một cách khoa học, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh, dưỡng chất và một thói quen sinh hoạt tình dục lành mạnh một vợ một chồng.
Vệ sinh sạch vùng kín nhưng không dùng dung dịch rửa quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm thay đổi độ pH; lau khô vùng kín bằng khăn sạch hoặc giấy vệ sinh sau mỗi lần rửa. Năng thay quần lót, tránh mặc quần ẩm ướt; không nên mặc quần bên ngoài bằng vải dày như jean...
Giặt sạch quần lót, phơi ra nắng và ủi nóng bề trái trước khi mặc lại. Bỏ thói quen thụt rửa âm đạo, chỉ nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bởi vì ống sinh dục có khả năng tự làm sạch bằng cách tạo ra dịch tiết và các nhu động hướng từ trong ra để đẩy các tác nhân gây bệnh ra ngoài nếu có.
Nếu thấy âm đạo ra nhiều dịch, có mùi hôi, ngứa ngáy, thì nên đi khám phụ khoa để được điều trị kip thời.
Theo SKĐS
Đối phó với những rắc rối ở vùng kín phụ nữ Có rất nhiều điều xảy ra ở khu vực dưới thắt lưng, từ ngứa, có mùi đến chảy máu và bạn cần phải biết để có cách đối phó kịp thời. Chăm sóc sức khỏe hằng ngày bằng cách ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn có thể giúp âm đạo khỏe - Ảnh: Shutterstock Phát hiện một khối u....