Từ 4-5, chưa đưa người đã hết thời gian cách ly về địa phương
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chỉ đạo từ 0h ngày 4-5, các trung tâm cách ly chưa đưa người đã hết thời gian cách ly tập trung về địa phương.
Phó thủ tướng chỉ đạo rà soát và mở đợt cao điểm với người nhập cảnh – Ảnh: Chinhphu.vn
Thông tin trên được nêu ra tại cuộc họp thường trực Ban Chỉ đạo để đưa ra các biện pháp trong tình hình mới do Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, trưởng Ban Chỉ đạo COVID-19, chủ trì chiều 4-5.
Để thực hiện, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phải rà soát lại quy định, hướng dẫn và trong ngày 4-5 phải có văn bản gửi tất cả địa phương, trung tâm cách ly để quán triệt.
Thực hiện nghiêm việc cách ly, chờ hướng dẫn mới
Mục đích là nhằm bảo đảm việc bàn giao giữa trung tâm cách ly với địa phương có người cách ly về cư trú, về làm việc phải có bàn giao, tiếp nhận, được quản lý chặt chẽ trong 14 ngày sau khi hoàn thành cách ly tập trung.
Theo báo cáo của bộ trưởng Bộ Y tế, bộ sẽ hoàn thành văn bản này và ban hành trong chiều tối 4-5 để từ sáng 5-5, các trung tâm và các địa phương căn cứ thực hiện đúng. Phó thủ tướng lưu ý các quy định, hướng dẫn, văn bản đã đầy đủ, bây giờ phải thực hiện một cách nghiêm túc. Ai không thực hiện, cấp nào không thực hiện phải chịu trách nhiệm và sẽ phải xử lý nghiêm.
Yêu cầu trên được đưa ra xuất phát từ việc rà soát, báo cáo về tình hình cách ly. Thực tế qua kết quả rà soát cho hay nhiều nơi chưa thực hiện nghiêm túc dù đã có các quy trình rất cụ thể, dẫn tới đợt dịch hiện nay. Do vậy, Thủ tướng đã chỉ đạo rất nghiêm khắc, cá nhân hóa trách nhiệm, trách nhiệm đến đâu xử lý nghiêm đến đấy.
Video đang HOT
Đồng thời, Phó thủ tướng nêu rõ các yêu cầu: Người từ nơi cách ly đi về như thế nào? Chính quyền địa phương, cơ sở, nòng cốt là y tế và công an, có trách nhiệm bàn giao đến từng gia đình ra sao? Người hoàn thành cách ly tập trung phải thực hiện những gì trong 14 ngày theo dõi, giám sát y tế?
Đối với các doanh nghiệp cũng tương tự, mời chuyên gia vào và bàn giao về thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm cam kết ghi nhận và hướng dẫn những người này tuân thủ các quy định ra sao.
Tuyệt đối không được để tình trạng trong thời gian theo dõi, giám sát y tế sau cách ly mà lại tiếp tục đi tụ tập đông người, đi ăn uống, những nơi công cộng mà không giữ nguyên tắc phòng dịch, để lây lan ra cộng đồng cực kỳ nguy hiểm.
Mở đợt cao điểm rà soát người nhập cảnh
Trước đó, báo cáo tình hình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng dịch bệnh hiện nay rất đáng quan ngại với nhiều yếu tố nguy cơ lây nhiễm từ người nhập cảnh hợp pháp, nhập cảnh trái phép, tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.
Do đó, ông Long cho rằng các địa phương cần tiếp tục tăng cường thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng…; thực hiện nghiêm các quy định hướng dẫn phòng chống dịch, về cơ bản đã được ban hành đầy đủ.
Nhắc lại yêu cầu trước đó về việc chuẩn bị cho tình huống có 30.000 người nhiễm, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng “không phải chúng ta dự báo sẽ có 30.000 người nhiễm mà tính đến trường hợp xấu để sẵn sàng chuẩn bị và phải phấn đấu để không bao giờ có tình huống đó xảy ra”.
Do đó, việc quản lý, kiểm soát chặt chẽ biên giới, người nhập cảnh; cách ly triệt để không được để lây nhiễm trong khu cách ly, từ khu cách ly ra cộng đồng là yêu cầu đặt ra.
Cụ thể, tới đây sẽ triển khai đợt cao điểm rà soát tất cả người nhập cảnh theo phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” không được bỏ sót; kể cả những người phục vụ, làm việc tại các cơ sở có nhiều người nước ngoài đến.
Tăng cường giám sát cộng đồng, theo dõi giám sát người nhập cảnh
Phó thủ tướng đề nghị tăng cường giám sát cộng đồng đối với công tác phòng chống dịch. Đồng thời kêu gọi lực lượng công an, bộ đội biên phòng, chính quyền, đoàn thể tất cả các tỉnh biên giới tiếp tục tăng cường kêu gọi nhân dân tiếp tục cùng với chính quyền quản lý thật tốt, không để nhập cảnh trái phép xảy ra, gây họa cho cộng đồng.
Thường trực Ban Chỉ đạo cũng thảo luận và cho rằng phải có đầu mối chỉ đạo thống nhất tăng cường ứng dụng các công cụ, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ chống dịch, nắm được thông tin của tất cả những trường hợp bắt đầu nhập cảnh vào Việt Nam, thực hiện cách ly tập trung đến khi kết thúc thời hạn theo dõi, giám sát y tế tại nơi cư trú.
Nguy cơ lây lan dịch COVID-19 rất lớn sau Tết
Chiều 13/2 (mùng 2 Tết) tại cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế cho biết, số ca mắc mới trong ngày đang giảm nhưng nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn, khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp phòng chống dịch COVID-19, chiều 13/2
Bộ Y tế cho biết, số ca mắc tại các 12 tỉnh thành phố (trừ tỉnh Hải Dương), trong vòng 14 ngày vừa qua đang có xu hướng giảm trong ngày. Theo đó, thời gian đầu ghi nhận trung bình 15 ca/ngày nhưng nay đã giảm 50% số ca mắc trong ngày, có thời điểm chỉ ghi nhận 1 hoặc 2 trong ngày. TS Đăng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho hay, trong vòng 4 ngày nghỉ Tết vừa qua (từ ngày 10-13/2) ghi nhận tổng cộng 72 trường hợp mắc trong nước tại 7/13 tỉnh, thành phố gồm: Hải Dương (56), Quảng Ninh (6), Gia Lai (5), Hà Nội (2), TPHCM (1), Bắc Ninh (1) và Bắc Giang (1); các ca mắc được ghi nhận chủ yếu tại Hải Dương (chiếm 77.8%), Quảng Ninh (8.3%) và Gia Lai (2.8%).
Các trường hợp mắc mới tại các tỉnh, thành phố nêu trên là các trường hợp đã được cách ly tập trung, ít có khả năng lây ra cộng đồng, phần lớn đều xác định được nguồn lây liên quan tới ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh. Riêng đối với ổ dịch tại sân bay Tân Sơn Nhất cơ bản đã được kiểm soát, với các giải pháp phòng chống dịch quyết liệt; tính từ thời điểm ghi nhận 29 ca mắc (ngày 08/02), cao nhất trong ngày tại TPHCM, đã qua 5 ngày thành phố chỉ ghi nhận rải rác từ 1 hoặc 2 trong ngày.
Có 6 tỉnh, thành phố nhiều ngày qua không ghi nhận ca mắc mới, gồm: Hải Phòng (16 ngày), Hòa Bình (13 ngày), Điện Biên (9 ngày), Hà Giang (9 ngày), Bình Dương (8 ngày) và Hưng Yên (5 ngày).
Tuy nhiên, theo nhận định của các chuyên gia, nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn còn rất lớn, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM khi chỉ còn vài ngày nữa là hết Tết, các cơ quan, xí nghiệp và người dân sẽ đi làm trở lại. Do vậy, khi phát hiện các địa phương trường hợp mắc bệnh tại cộng đồng cần thực hiện quyết liệt các biện pháp xử lý dịch nhanh hơn một mức, cao hơn một mức; khẩn trương, tăng tốc thực hiện truy vết, phát hiện, cách ly, xét nghiệm, khoanh vùng, xử lý triệt để.
Tại đầu cầu TPHCM, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế báo cáo, đến thời điểm này, từ chùm ca bệnh ở sân bay Tân Sơn Nhất, ngành y tế đã phát hiện 36 ca nhiễm. TPHCM đã xét nghiệm trên 5.000 trường hợp tiếp người nhà xúc gần, cơ bản là âm tính. Đồng thời cũng tiến hành xét nghiệm tầm soát ở những khu vực trọng điểm, đông người qua lại, tổng số hơn 4.800 mẫu đã được lấy, trên 2.000 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.
Các tỉnh cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các thành viên Ban Chỉ đạo đã nghe lãnh đạo tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, TP. Hà Nội báo cáo trực tiếp qua điện thoại.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lương Văn Cầu cho biết đến nay tỉnh đã kiểm soát hoàn toàn các tình hình dịch bệnh ở TP. Chí Linh, thị xã Kinh Môn. Các ca nhiễm mới đều nằm trong khu cách ly, điểm phong tỏa, không có khả năng lây ra cộng đồng. Một số nơi đã dỡ phong tỏa, cách ly.
Huyện Cẩm Giàng là nơi đáng quan tâm nhất do địa phương này có nhiều công nhân làm việc trong các khu công nghiệp. Tuy nhiện, đến nay các ca nhiễm mới đều là F1, đã được cách ly y tế tập trung. Liên quan đến ổ dịch ở khu vực này, lãnh đạo Bộ Y tế lưu ý các địa phương phải yêu cầu người đến từ Cẩm Giàng phải khai báo y tế. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) các địa phương phải lấy mẫu xét nghiệm, đồng thời rà soát những người liên quan.
"Các huyện, thị trong tỉnh tinh thần rất cao, rất quyết liệt. Tỉnh Hải Dương sẽ tiếp tục siết chặt những khu vực phong toả; phối hợp với quân đội quản lý chặt chẽ các trường hợp cách ly F1 (coi như F0)", ông Lương Văn Cầu cho biết.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết trong hai ngày mùng 1, mùng 2 Tết, mỗi ngày thành phố có 1 ca nhiễm đều là F1 đã cách ly trước đó. Do vậy, không có khả năng lây nhiễm trong cộng đồng. Đến nay, TP. Hà Nội xét nghiệm hơn 12.000 mẫu ở sân bay Nội Bài, tất cả đều âm tính. "Đến giờ phút này Hà Nội đã kiểm soát tốt và sẽ tiếp tục siết chặt công tác phòng chống, ngăn ngừa dịch bệnh", Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội khẳng định.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Thị Hạnh cho biết, tỉnh đã chủ động rà soát, xét nghiệm diện rộng với hơn 73.000 mẫu, tập trung vào các trường hợp có nguy cơ cao để tầm soát, phát hiện sớm người nhiễm COVID-19. "Hiện tại, Quảng Ninh đã kiểm soát tốt dịch bệnh và vẫn đang tiếp tục tiến hành các biện pháp quyết liệt để phòng ngừa", bà Nguyễn Thị Hạnh nói.
Từ thực tế đợt dịch vừa qua, Phó Thủ tướng cho hay, kinh nghiệm từ đợt dịch vừa qua cho thấy, sau khi điểm trúng ổ dịch thì năng lực xét nghiệm là rất quan trọng. Vì vậy, tới đây Thường trực Ban Chỉ đạo, Bộ Y tế phải hướng dẫn để các tỉnh, thành phố sẵn sàng về năng lực xét nghiệm, đáp ứng tốc độ truy vết, lấy mẫu ngay từ những ngày đầu; vận dụng cơ chế thuê dịch vụ, đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ cho những đơn vị, doanh nghiệp có đủ năng lực xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Một lần nữa, Phó Thủ tướng kêu gọi người dân luôn luôn cảnh giác, thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế, đặc biệt là đeo khẩu trang. Thực tế cho thấy đeo khẩu trang, kể cả khẩu trang vải đã được Bộ Y tế cấp phép sản xuất đều có tác dụng ngăn ngừa virus. Các tỉnh tiếp tục xử phạt những người ra nơi công cộng không đeo khẩu trang.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu quyết tâm dập dịch trong 10 ngày 'Phong tỏa bất tiện vô cùng, nhưng phải kiên quyết từ đầu, nếu ngại khó ngại khổ sau này dập dịch sẽ rất khó', Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trả lời báo chí trong phiên họp chiều 28-1 tại Bộ Y tế về ngăn chặn ổ dịch ở Quảng Ninh và Hải Dương -...