Từ 1.2, phạt tiền người đi bộ vi phạm luật giao thông
Từ ngày 1.2, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt thành phố Hà nội sẽ xử phạt tiền người đi bộ vi phạm luật giao thông.
Người đi bộ vượt dải phân cách – Ảnh: Ngọc Thắng
Sáng ngày 27.1, đại tá Đào Vịnh Thắng – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt ( PC67 Công an thành phố Hà Nội) cho biết, từ 1.2.2016, đơn vị này sẽ tiến hành xử phạt người đi bộ không chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông.
Trước mắt, kế hoạch trên được đưa ra để nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016, hạn chế tới mức thấp nhất về tai nạn, ùn tắc giao thông và thời gian về sau.
Theo đại tá Đào Vịnh Thắng, qua thống kê số liệu, những lỗi vi phạm mà người đi bộ tham giao mắc phải, thường là: đi qua đường không đúng nơi quy định, vượt qua dải phân cách, đi vào đường cao tốc, đi ngược chiều, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông…
Theo số liệu thống kê của PC67, trong năm 2015, trên toàn địa bàn thủ đô Hà Nội xảy ra 1.696 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, số vụ tai nạn liên quan đến người đi bộ là 112 vụ chiếm 6,6%. Cụ thể số vụ tai nạn giao thông do người đi bộ trực tiếp gây ra là 33 vụ.
Video đang HOT
Hình ảnh người đi bộ vi phạm thường thấy ở thủ đô Hà Nội – Ảnh: Ngọc Thắng
Hiện để chuẩn bị cho công tác xử phạt người đi bộ không chấp hành các quy định về trật tự an toàn giao thông, PC67 đã quán triệt đến các Đội cảnh sát giao thông trên toàn địa bàn, phải xử lý gắt gao và thường xuyên. Thời gian bắt đầu thực hiện xử phạt là từ ngày 1.2.2016. Trước đó, từ ngày 27 – 31.1, các tổ công tác, đơn vị của PC67 sẽ tập trung tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về quy định xử lý, xử phạt trên.
Việc xử lý, xử phạt sẽ được áp dụng theo Nghị định 171. Cụ thể, người đi bộ vi phạm sẽ bị nhắc nhở, cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 – 60.000 đồng đối với các hành vi: đi không đúng phần đường quy định, không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
Phạt tiền từ 60.000 – 80.000 đồng đối với người đi bộ có hành vi mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông, vượt qua dải phân cách, đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không đảm bảo an toàn, đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Phạt tiền từ 80.000 – 12.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ trường hợp là người phục vụ quản lý, duy trì đường cao tốc).
Hà An
Theo Thanhnien
9 lỗi vi phạm giao thông có thể bị tạm giữ xe máy - ai cũng phải biết
Mọi người lưu ý, trừ những điều này ra, thì không ai được phép tạm giữ xe máy của bạn. Biết rõ về luật sẽ luôn có lợi.
Đối với môtô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe môtô, xe gắn máy, nếu người điều khiển có một trong vi phạm sau đây thì người có thẩm quyền xử phạt được phép tạm giữ phương tiện của người vi phạm đến 10 ngày trước khi ra quyết định xử phạt:
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe môtô, xe gắn máy;
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe môtô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
- Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;
- Điều khiển xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy;
- Không có Giấy đăng ký xe theo quy định;
- Người điều khiển xe môtô không có Giấy phép lái xe hoặc có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 tháng;
- Sử dụng Giấy đăng ký xe đã bị tẩy xóa; sử dụng Giấy đăng ký xe không đúng số khung, số máy của xe hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp;
- Không gắn biển số (nếu có quy định phải gắn biển số); gắn biển số không đúng với số hoặc ký hiệu trong Giấy đăng ký; biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn của người kiểm soát giao thông hoặc người thi hành công vụ;
Theo Điều 46 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc tạm giữ. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm. Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó; nếu do lỗi của người này mà tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng thì họ phải chịu trách nhiệm bồi thường.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tạm giữ, người ra quyết định tạm giữ phải xử lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo những biện pháp ghi trong quyết định xử lý hoặc trả lại cho cá nhân, tổ chức nếu không áp dụng hình thức phạt tịch thu đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có thể được kéo dài đối với những vụ việc phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 60 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, phương tiện.
Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm một bản.
Theo Tạp chí Guu
Hà Nội xử phạt "nguội" 5 xe biển đỏ, 2 xe biển xanh Từ ngày 8/12/201515/1/2016, Đội Tín hiệu đèn giao thông đã xử lý vi phạm tại trụ sở 289 trường hợp, tước giấy phép lái xe 63 trường hợp. Chiều 17/1, Trung tá Huỳnh Tấn Nam, Đội trưởng Đội Đèn chỉ huy giao thông, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết, qua công tác kiểm tra xử lý vi phạm giao thông...