Từ 0h ngày mai, Hà Nội bỏ giãn cách trên các phương tiện công cộng
Từ 0h ngày 8/3, Hà Nội bỏ việc giãn cách trên các phương tiện vận tải hành khách công cộng.
Sở GTVT Hà Nội mới có hướng dẫn phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên các phương tiện vận tải hành khách nội tỉnh.
Từ 0h ngày 8/3, các tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, xe hợp đồng, xe du lịch, taxi, xe buýt trên địa bàn thành phố sẽ được gỡ bỏ quy định giãn cách hành khách.
Tuy nhiên, Sở GTVT lưu ý vẫn phải thực hiện nghiêm biện pháp ngăn ngừa dịch Covid-19, thực hiện tốt thông điệp 5K gồm khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập, khai báo y tế.
Trên phương tiện công cộng phải có dung dịch sát khuẩn tay (có ít nhất 60% nồng độ cồn), thùng rác có nắp đậy.
Video đang HOT
Phun khử khuẩn xe buýt Hà Nội.
Các doanh nghiệp vận tải, chủ phương tiện phải yêu cầu lái xe, nhân viên phục vụ trên xe, hành khách đeo khẩu trang trong suốt thời gian di chuyển, khử khuẩn các bề mặt phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi.
Các đơn vị vận tải và bến xe phải thực hiện nghiêm quy định khai báo y tế bằng mã QR Code.
Tính từ ngày 16/2 đến nay, đã 19 ngày Hà Nội không ghi nhận ca mắc mới và cơ bản đã kiểm soát tốt tình hình, song, vẫn tiềm ẩn nguy cơ và rủi ro cao do dịch bệnh trên thế giới và Việt Nam tiếp tục phức tạp.
Trong đó, BCĐ chống dịch TP nhận định các chuyên gia vẫn nhập cảnh vào Việt Nam, hoạt động nhập cảnh trái phép còn diễn ra tại một số địa phương; tại Việt Nam, vẫn ghi nhận thêm ca mắc tại tỉnh Hải Dương. Bên cạnh đó, trong thời gian tới, khi nới lỏng các biện pháp so với giai đoạn trước, sinh viên các tỉnh sẽ trở lại thành phố học tập và sinh sống…
Theo phản ánh của báo chí, gần đây, một số hoạt động được nới lỏng, giảm giãn cách, các mức độ vi phạm bắt đầu xuất hiện với tần suất nhiều hơn, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc mở cửa hàng quán vỉa hè, karaoke…
Do đó, lãnh đạo Hà Nội đề nghị các đơn vị thống kê, tổng hợp để đôn đốc, nhắc nhở các địa phương. “Nới lỏng các hoạt động thì công tác siết chặt phòng, chống dịch phải tiếp tục thực hiện ở mức cao hơn. Không được chủ quan, lơ là”.
Gộp trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm hai tháng 3 và 4 tại 13 địa phương
Bảo hiểm xã hội đang triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại các điểm chi trả lương hưu và sắp xếp thời gian chi trả phù hợp với từng địa bàn, tránh tập trung đông người.
Chi trả tiền lương hưu tới tận tay người hưởng. (Ảnh minh họa: PV/Vietnam )
Do dịch bệnh COVID-19 đã xuất hiện trở lại trong cộng đồng và diễn biến nhanh trong thời gian ngắn tại một số tỉnh, thành phố. Để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được đầy đủ, kịp thời và đảm bảo an toàn, phòng, chống dịch, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang triển khai gộp kỳ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tại một số địa phương có dịch COVID-19.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề nghị Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và bảo hiểm xã hội 13 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Gia Lai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hòa Bình, Hà Giang, Điện Biên, Bình Dương, Hưng Yên thực hiện gộp chi trả lương hưu , trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 3 và 4 vào cùng một kỳ chi trả.
Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có trách nhiệm chủ trì phối hợp với bưu điện tỉnh đề xuất các biện pháp phòng chống dịch tại các điểm chi trả và thời gian chi trả phù hợp với từng địa bàn tránh tập trung đông người; thực hiện nghiêm yêu cầu 5K (Khẩu trang-Khử khuẩn-Khoảng cách-Không tập trung-Khai báo y tế), đảm bảo an toàn cho người hưởng theo đúng chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ.
Đặc biệt, riêng các địa bàn đang có dịch và bị phong tỏa, các cơ quan thực hiện xây dựng phương án tổ chức chi trả tại nhà cho người hưởng.
Tại tất cả các điểm chi trả, bưu điện 13 tỉnh, thành phố phải tổ chức phun khử khuẩn trước và trong thời gian cơ quan bưu điện tổ chức chi trả; yêu cầu nhân viên bưu điện, người hưởng đeo khẩu trang trong suốt quá trình chi trả; trang bị nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang tại tất cả các điểm chi trả; tăng cường thêm nhân viên chi trả, bố trí thêm bàn chi trả để giảm thời gian chờ đợi của người hưởng, không để tập trung quá số người theo Chỉ thị số 05/CT-TTg, Thông báo số 28/TB-VPCP.
Để đảm bảo an toàn cho người hưởng, nhân viên làm công tác chi trả phải thực hiện nghiêm khai báo y tế và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo đúng hướng dẫn./.
Quốc lộ 5 vắng lặng giữa đại dịch Covid-19 Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh, lượng xe lưu thông trên quốc lộ 5 giảm mạnh, khung cảnh nơi đây vắng vẻ lạ thường. Là tuyết đường huyết mạch nối Hải Phòng, Hải Dương với của ngõ Hà Nội, quốc lộ 5 những ngày gần đây vắng bóng xe cộ. Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 và căn cứ...