TTF phát hành riêng lẻ với giá 2.128 đồng/cp để hoán đổi nợ tại DongA Bank
TTF sẽ phát hành 58 triệu cổ phiếu mới để hoán đổi khoản nợ 123 tỷ đồng tại DongA Bank.
Công ty cũng từng phát hành cổ phiếu riêng lẻ giá 3.580 đồng/cp để hoán đổi toàn bộ cổ phần Sứ Thiên Thanh năm 2019.
Trong tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020 mới cập nhật, Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (HoSE: TTF) dự kiến trình nội dung chào bán riêng lẻ gần 58 triệu cổ phiếu mới để hoán đổi nợ tại Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank).
Tính đến cuối năm 2019, khoản nợ phát sinh theo hồ sơ tín dụng đến ngày 31/3 của TTF với chủ nợ DongA Bank là trên 123 tỷ đồng.
Số dư nợ phát sinh tại DongA Bank ngày 31/3.
Video đang HOT
Như vậy, giá phát hành riêng lẻ là 2.128 đồng/cp hay tương đương với tỷ lệ hoán đổi là 0,2218:1 (cứ 2.128 đồng nợ được hoán đổi thành 1 cổ phần mới). Tỷ lệ hoán đổi này được xác định theo báo cáo thẩm định của công ty Tư vấn và Thẩm định VASKA thực hiện ngày 13/4. Cổ phiếu TTF đang có giá quanh 2.000 đồng/cp.
Đợt chào bán sẽ được triển khai ngay trong năm 2020 sau khi được chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Theo đó, vốn điều lệ của công ty có thể tăng từ 3.112 tỷ đồng lên 3.691 tỷ đồng. Cổ phần lẻ phát sinh không đủ để hoán đổi 1 cổ phần sẽ được doanh nghiệp trả bằng tiền.
Năm ngoái, doanh thu giảm 31% còn 721 tỷ đồng. Tuy nhiên do phải xử lý các vấn đề tồn đọng, công ty bị thua lỗ đến 1.003 tỷ đồng và kéo lỗ lũy kế 3.019 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 651 tỷ đồng.
TTF từng phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi toàn bộ cổ phần của Sứ Thiên Thanh và được Ủy ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận với giá 3.580 đồng/cp vào tháng 5/2019. Nhờ đợt phát hành này mà vốn điều lệ của TFF hiện vẫn lớn hơn lỗ lũy kế, không thuộc diện hủy niêm yết bắt buộc.
Sang năm 2020, công ty ngành gỗ đặt chỉ tiêu doanh thu 2.427 tỷ đồng, gấp 3,4 lần năm 2019 và lãi trước thuế 69,6 tỷ đồng. Mục tiêu của TTF là tiếp tục củng cố vị thế nhà thầu nội ngoại thất lớn tại Việt Nam, đẩy mạnh mảng thiết kế thi công nội thất, xuất khẩu sản phẩm nhà máy tủ bếp, đầu tư nhà máy ván ép…
Tại đại hội ngày 27/4 sắp tới, công ty còn muốn miễn nhiệm ông Lê Văn Minh khỏi vị trí HĐQT và bầu thay thế nhân sự mới.
Lan Điền
Phước Hòa lãi hợp nhất quý I đạt 211 tỷ đồng, tăng 88%
Công ty ghi nhận 156 tỷ đồng lợi nhuận từ tiền đền bù đất cho dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên.
Năm 2020, lợi nhuận từ đền bù đất dự kiến là 860 tỷ đồng và thanh lý cây cao su là 100 tỷ đồng.
Cao su Phước Hòa (HoSE: PHR) công bố BCTC hợp nhất quý I với doanh thu thuần đạt 221 tỷ đồng, giảm 24% cùng kỳ năm trước. Lãi gộp giảm 19% xuống 58 tỷ đồng.
Doanh nghiệp cho biết lợi nhuận bán mủ tại công ty con ở Campuchia quý này tăng hơn 11 tỷ đồng song cùng kỳ năm trước ghi nhận 1 lần phần lợi nhuận từ cho thuê khu công nghiệp 20,8 tỷ đồng mà kỳ này không có.
Doanh thu tài chính tăng từ 20 tỷ lên 29 tỷ đồng nhờ lãi tiền gửi tăng; hoạt động liên doanh, liên kết đem về lãi 28 tỷ đồng, tăng 22%. Đặc biệt, hoạt động khác lãi 170 tỷ đồng, gấp 3,3 lần cùng kỳ năm trước nhờ ghi nhận khoản tiền đền bù đất cho dự án khu công nghiệp Nam Tân Uyên 156 tỷ đồng. Hoạt động thanh lý cao su giảm 25,6 tỷ đồng, tương ứng giảm 65% so cùng kỳ.
Nhờ vậy, lợi nhuận sau thuế Cao su Phước Hòa đạt 211 tỷ đồng, tăng 88% so quý I/2019.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2020, lãnh đạo công ty dự tính ghi nhận lợi nhuận 860 tỷ đồng từ tiền đền bù đất khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng giai đoạn II và thanh lý vườn cây cao su 100 tỷ đồng.
Theo đó, kế hoạch kinh doanh năm nay gồm tổng doanh thu công ty mẹ đạt 2.460 tỷ đồng, lãi trước thuế 1.148 tỷ đồng; lần lượt tăng 46% và 115% so với thực hiện 2019.
Thùy Yên
Cao su Đà Nẵng (DRC) báo lãi quý 1/2020 tăng 123% so với cùng kỳ Nguyên nhân chủ yếu do giá nguyên vật liệu giảm dẫn đến giá vốn giảm. CTCP Cao su Đà Nẵng (mã chứng khoán DRC) công bố BCTC quý 1/2020 với doanh thu giảm 2,4% so với cùng kỳ, đạt 803 tỷ đồng. Doanh thu của Cao su Đà Nẵng phần lớn đến từ sản xuất săm, lốp xe các loại, chiếm khoảng 99%...