TTCK 13/11: Tiếp tục giằng co và rung lắc
Phiên giao dịch thứ 2 đầu tuần hôm qua kết thúc với sắc xanh ở cả 2 sàn HNX và HOSE.
Trong phiên giao dịch 13/11, VN-Index có thể tiếp tục giằng co và rung lắc với vùng kháng cự tại 920-925 điểm (MA5-20).
Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11, chỉ số VN-Index và HNX-Index tăng 3,83 và 0,36 điểm, đóng cửa ở mức 918,12 và 103,37 điểm, tương đương với 0,42% và 0,35%.
Các mã đóng góp tích cực nhất cho VN-Index bao gồm SAB, GAS, BID và BVH với các mức đóng góp là 0,99, 0,66, 0,37 và 0,29. Ở chiều ngược lại, các mã có ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số là VNM, MSN, HDB và VJC với -0,18, -0,17, -0,16 và -0,12 điểm.
Tổng giá trị giao dịch trên sàn HOSE đạt mức khoảng 2.700 tỷ đồng, thấp hơn mức của phiên giao dịch thứ 6 tuần trước khoảng 452 tỷ VND. Về hoạt động của khối ngoại, sau 5 phiên liên tiếp mua ròng với giá trị gần 342 tỷ VND, khối ngoại đã chuyển sang trạng thái bán ròng 215 tỷ VND trên sàn HOSE trong phiên 12/11.
Về diễn biến các nhóm ngành, có 5 trên 10 nhóm ngành tăng điểm phiên này. Dẫn đầu là ngành Công nghệ với 3,55% được hỗ trợ bởi sự tăng điểm của MWG ( 3,77%) và CMG ( 2,11%). Ở vị trí thứ hai là ngành Viễn Thông ( 1,7%) do sự tăng điểm của cổ phiếu FPT ( 1,7%). Theo sau là ngành dầu khí với mức tăng 1,64% do sự tăng điểm của GAS ( 1,68%) và PLX ( 1,4%).
Ở chiều ngược lại, ngành có diễn biến tiêu cực nhất là ngành Y tế (-0,86%) do ảnh hưởng của PME (-1,43%), DCL (-6,98%) và ngành Vật Liệu Xây Dựng (-0,36%) do sự giảm điểm của HSG (-2,06%) và NKG (-2,89%). Ở vị trí thứ ba là ngành Dịch vụ tiêu dùng với mức giảm điểm khoảng -0,3% do chịu ảnh hưởng tiêu cực của 2 mã VJC (-1,3%) và TLG (-5,17%).
Video đang HOT
Nhiều nhà đầu tư đánh giá phiên giao dịch ngày 12/11 là không mấy tích cực mặc dù các chỉ số đều kết phiên trong sắc xanh. Dòng tiền tiếp tục có dấu hiệu suy yếu so với phiên trước đó cho thấy tâm lý chán nản và thận trọng của nhà đầu tư đối với từng diễn biến trên thị trường.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cho rằng, việc kéo trụ SAB ( 3,1%) trong phiên 12/11 đã không thực sự lôi kéo được dòng tiền tham gia trở lại. Mức tăng của thị trường này đến chủ yếu từ việc tiết cung của nhà đầu tư. Những khó khăn của thị trường sẽ tiếp tục đến trong các phiên tiếp theo nếu như dòng tiền không thực sự có dấu hiệu được cải thiện.
SHS dự báo, trong phiên giao dịch 13/11, VN-Index có thể tiếp tục giằng co và rung lắc với vùng kháng cự tại 920-925 điểm (MA5-20) và ngưỡng hỗ trợ gần nhất tại 915 điểm (MA10).
“Nhà đầu tư nếu đang có tỷ trọng cổ phiếu cao nên tiếp tục canh những nhịp hồi lên vùng kháng cự khoảng 940-950 điểm để bán giảm tỷ trọng cổ phiếu. Ở chiều ngược lại, nhà đầu tư nếu có tỷ trọng tiền mặt cao cũng chưa nên vội vã giải ngân trong thời điểm này khi mà thị trường vẫn còn có thể giảm tiếp sau khi trendline tăng trưởng từ năm 2016 đến nay bị vi phạm trong phiên 24/10″, SHS khuyến nghị.
Bảo Minh
Theo baohaiquan.vn
Cổ phiếu Thế giới Di động tiếp tục giảm sâu
Sau phiên giảm 1,8% giá trị trong ngày hôm qua, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay (9/11), cổ phiếu MWG của Công ty cổ phần Đầu tư Thế giới Di động tiếp tục giảm mạnh gấp đôi.
Đóng cửa phiên cuối tuần này, MWG còn được giao dịch tại giá 106.000 đồng/cổ phiếu, giảm 4.000 đồng so với phiên hôm qua, tương đương 3,6% giá trị. Nếu so với cuối tuần trước, cổ phiếu này đã mất hơn 6.500 đồng thị giá, tương đương 5,8%.
Phiên giảm 3,6% hôm nay cũng đánh dấu phiên rớt giá mạnh nhất của cổ phiếu này từ đầu tháng 11 đến nay. Với hơn 322,8 triệu cổ phiếu đang lưu hành, đà giảm này đã khiến vốn hóa của MWG "bốc hơi" thêm gần 1.300 tỷ đồng. Trong phiên trước đó, vốn hóa doanh nghiệp này cũng đã giảm gần 650 tỷ.
Theo giới đầu tư chứng khoán, 2 phiên giảm giá liên tiếp của MWG có tác động từ tin đồn làm lộ thông tin của khách hàng gần đây. Theo đó, ngày 7/11, thông tin của hơn 31.000 giao dịch thẻ ngân hàng và hơn 5 triệu email được cho là khách hàng của Thế giới Di động MWG -4.0% đã bị phát tán trên một diễn đàn của hacker. Đến 8/11, tin tặc tiếp tục đẩy các thông tin liệt kê đầy đủ 16 chữ số thẻ tín dụng của những tài khoản được cho là của khách hàng doanh nghiệp này. Trong danh sách mới tung lên mạng có cả thẻ thanh toán quốc tế (Visa, MasterCard...) cũng như bản ghi liệt kê số thẻ ngân hàng.
Cổ phiếu Thế giới Di động đang dần tiến về vùng đáy hồi tháng 5. Ảnh: Getty Images.
Thế giới Di động đã lên tiếng khẳng định tin đồn này là không chính xác. Theo đó, doanh nghiệp đã kiểm tra lại các thông tin được phản ánh và khẳng định hệ thống CNTT vẫn an toàn, hoạt động bình thường và không hề bị ảnh hưởng. Mọi thông tin của khách hàng vẫn được bảo mật và khách hàng không cần phải lo lắng cũng như có bất kỳ hành động nào liên quan đến thông tin thất thiệt này.
Cũng liên quan đến các thông tin thẻ của khách hàng (số thẻ, ngày hết hạn, ngày giờ mua hàng...) bị lộ, đại diện Thế giới Di động cho biết không lưu trữ nhưng thông tin này của khách hàng nên không thể có việc bị lộ từ hệ thống chuỗi cửa hàng công ty.
Đại diện công ty cho biết thêm máy POS đọc thẻ của khách là máy của ngân hàng, vì vậy, bản chất ngân hàng đang đọc thẻ của khách và chuyển dữ liệu về ngân hàng, hệ thống của cửa hàng Thế giới Di động không can thiệp vào quá trình này cũng như không được phép lưu trữ bất cứ thông tin nào.
Đối với các giao dịch online trang web, công ty cho biết khi thanh toán sẽ tự động nhảy sang cổng thanh toán của tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. Do đó, trang web của Thế giới Di động cũng không lưu các thông tin của khách hàng.
Dù đại diện công ty này liên tục khẳng định hoạt động công ty không bị ảnh hưởng nhưng việc tin đồn này xuất hiện đã tác động tiêu cực đến cổ phiếu doanh nghiệp.
Không chỉ riêng MWG, phiên giao dịch cuối tuần này cũng khép lại với sắc đỏ bao trùm đa số thị trường.
Càng về cuối phiên, áp lực bán càng tăng mạnh, dồn vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến chỉ số VN-Index đóng cửa giảm gần 12 điểm (1,29%) xuống 914,29 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index cũng giảm 1,53 điểm (1,46%) xuống 103,01 điểm và UPCoM-Index giảm 0,79% xuống 51,59 điểm. Khối lượng khớp lệnh 2 sàn HOSE và HNX chỉ đạt 165 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 3.000 tỷ đồng.
Trong phiên hôm nay, cổ phiếu của PV Gas và Vinamilk VNM -3.0% là 2 cổ phiếu chính khiến thị trường đi xuống. Trong đó, GAS đã giảm 5.100 đồng (5,1%), hiện ở mức 95.000 đồng/cổ phiếu và VNM mất 3.000 đồng (2,5%) giá trị, tổng cộng 2 cổ phiếu này khiến VN-Index mất tới 0,5% điểm trong ngày hôm nay.
Như thường lệ, cổ phiếu ngành ngân hàng tiếp tục giảm mạnh trong ngày thị trường đỏ lửa. Chỉ riêng hôm nay, 13/17 mã cổ phiếu ngân hàng đã giảm giá, nhiều ngân hàng vốn hóa lớn giảm mạnh như BIDV mất 2,3% giá trị; Vietcombank mất 2,5%; Vietinbank giảm 2,6% hay Techcombank giảm 2,4%... Trong khi đó, MWG chính là cổ phiếu ngành bán lẻ giảm mạnh nhất trong hôm nay và đang quanh trở lại vùng giá thấp nhất hồi tháng 5 sau khi tăng nhẹ gần đây.
Trong phiên hôm nay, VHM của Vinhomes đóng vai trò là đầu tàu kéo thị trường không giảm quá sâu. Đà tăng 1,7% của cổ phiếu này chỉ đủ giúp VN-Index giữ lại một phần nhỏ điểm số chứ không phải kéo lại được cả thị trường khi nhiều mã, ngành khác giảm mạnh.
Phiên giao dịch cuối tuần này cũng chứng kiến khối ngoại tiếp tục mua ròng trên sàn HOSE với giá trị hơn 89 tỷ đồng, trong khi đó, trên sàn HNX vẫn là đà bán ròng với giá trị gần 16 tỷ đồng của khối này.
Quang Thăng
Theo news.zing.vn
Bamboo Airways được cấp phép bay, tài sản ông Trịnh Văn Quyết vẫn "bốc hơi" gần 160 tỷ Mặc dù Hãng hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) đã được Thủ tướng đồng ý cấp phép bay, nhưng do những diễn biến tiêu cực trên thị trường chứng khoán, VnIndex giảm 11,99 điểm khiến cho tài sản của ông Trịnh Văn Quyết đã "bốc hơi" hơn 158 tỷ đồng. Còn tài sản của 3 tỷ phú USD Việt Nam cũng giảm hơn...