TTC Hospitality (VNG): Lợi nhuận 6 tháng giảm 5% so cùng kỳ do ảnh hưởng dịch bệnh
Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2020 của Công ty cổ phần Du lịch Thành Thành Công – TTC Hospitality (HOSE: VNG) cho thấy, doanh thu giảm hơi 74%, báo lô ròng 6,5 tỷ đông.
Cụ thể, VNG ghi nhận doanh thu quý 2/2020 ở mức 64 tỷ đồng, giảm tới 74% so cùng kỳ. Trong đó, doanh thu cung cấp dịch vụ chiếm hơn 53 tỷ đồng, giảm 76%. Kinh doanh dưới giá vốn khiến Công ty lỗ gộp hơn 6,5 tỷ đồng.
Quý 2/2020, VNG có phát sinh khoản lãi 51 tỷ đồng từ việc bán các khoản đầu tư, chứng khoán kinh doanh. Trong khi đó, chi phí tài chính ghi nhận hơn 16 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 8 lần do không phải hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh và tổn thất đầu tư như cùng kỳ.
Mặc dù đã tiết giảm các khoản chi phí bán hàng 76% và chi phí quản lý 19%, VNG vẫn báo lỗ ròng 6,5 tỷ đồng trong quý 2/2020. Trong khi, cùng kỳ năm trước Công ty lãi ròng gần 25 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nhờ kết quả kinh doanh khả thi trong quý đầu năm 2020, lũy kế 6 tháng đầu năm, VNG ghi nhận lãi ròng gần 33 tỷ đồng, giảm 5% so cùng kỳ.
Năm 2020, Công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần là 384 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng, lần lượt bằng 42% và 28% kết quả của năm 2019.
Kế hoạch kinh doanh công ty mẹ với doanh thu thuần 182 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 31 tỷ đồng.
Đáng chú ý, gần đây, Công ty công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc dùng hơn 121,7 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần tính đến ngày 31/12/2019 để giảm lỗ lũy kế tại báo cáo tài chính riêng và/hoặc hợp nhất (nếu có).
Tổng giá trị tài sản của VNG tại cuối tháng 6/2020 đạt gần 2.191 tỷ đồng, tăng 2% so với hồi đầu năm. Đáng chú ý, khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng tăng hơn 3 lần lên mức 217 tỷ đồng, chủ yếu do ghi nhận phát sinh đối với 2 cá nhân là ông Võ Hoàng Linh (105 tỷ đồng) và bà Tạ Thị Phương Trang (hơn 54 tỷ đồng).
Video đang HOT
Đầu tháng 7/2020, VNG đã có Nghị quyết HĐQT về việc giảm tỷ lệ sở hữu vốn trong CTCP Du lịch Bến Tre.
Theo đó, VNG chuyển nhượng 3,35 triệu cổ phiếu để giảm tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Du lịch Bến Tre xuống còn 20,75%. Thời gian thực hiện chuyển nhượng vào quý II/2020.
HĐQT VNG ủy quyền cho ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch HĐQT hoặc và Phan Thị Hồng Vân, Tổng giám đốc Công ty được đại diện Công ty lập và ký kết hợp đồng và các văn bản liên quan.
Trên thị trường chứng khoán, hiện giá cổ phiếu VNG đang giao dịch quanh mức 14.300 – 15.300 đồng/cổ phiếu.
Hai 'ông lớn' bán lẻ xăng dầu có lãi trở lại
Sau quý đầu năm lỗ nặng trước tác động của dịch bệnh và giá dầu thấp kỷ lục, tình hình kinh doanh tại cả Petrolimex và PV Oil đã có lãi trở lại khi giá dầu thế giới tăng.
Báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố của 2 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất thị trường trong nước là Petrolimex và PV Oil cho kết quả tương tự khi hoạt động kinh doanh đã có dấu hiệu hồi phục trở lại trong quý II cùng diễn biến của giá dầu thế giới.
Cùng hoàn cảnh khó khăn
Với hơn 50% thị phần xăng dầu trong nước, Petrolimex đã ghi nhận 26.730 tỷ đồng doanh thu quý II vừa qua, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu quý thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây của nhà bán lẻ xăng dầu này.
Tuy vậy, nhờ tiết giảm được đáng kể chi phí giá vốn nên lợi nhuận gộp quý II của Petrolimex chỉ giảm 25%, vẫn đạt 2.752 tỷ đồng.
Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại đây tăng lần lượt 3% và 25% thì chi phí lãi vay đã giảm được 24% trong quý. Kết quả, nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước thu về 791 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 51%. Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp đạt được là 733 tỷ, cũng giảm 45%.
Sau quý đầu năm lỗ nặng trước tác động của dịch bệnh và giá dầu thấp kỷ lục, tình hình kinh doanh tại cả Petrolimex và PV Oil đã có lãi trở lại khi giá dầu thế giới tăng.
Báo cáo kết quả kinh doanh mới công bố của 2 doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu lớn nhất thị trường trong nước là Petrolimex và PV Oil cho kết quả tương tự khi hoạt động kinh doanh đã có dấu hiệu hồi phục trở lại trong quý II cùng diễn biến của giá dầu thế giới.
Cùng hoàn cảnh khó khăn
Với hơn 50% thị phần xăng dầu trong nước, Petrolimex đã ghi nhận 26.730 tỷ đồng doanh thu quý II vừa qua, giảm 46% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là mức doanh thu quý thấp nhất trong gần một thập niên trở lại đây của nhà bán lẻ xăng dầu này.
Tuy vậy, nhờ tiết giảm được đáng kể chi phí giá vốn nên lợi nhuận gộp quý II của Petrolimex chỉ giảm 25%, vẫn đạt 2.752 tỷ đồng.
Trong khi chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tại đây tăng lần lượt 3% và 25% thì chi phí lãi vay đã giảm được 24% trong quý. Kết quả, nhà bán lẻ xăng dầu lớn nhất cả nước thu về 791 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm 51%. Lợi nhuận ròng sau khi trừ thuế Thu nhập doanh nghiệp đạt được là 733 tỷ, cũng giảm 45%.
Tuy nhiên, con số lợi nhuận thu về ở trên đã cải thiện rất nhiều so với quý liền trước khi Petrolimex ghi nhận 38.495 tỷ đồng doanh thu nhưng lỗ ròng 1.813 tỷ đồng.
Tính chung 6 tháng, Petrolimex đã đạt tổng cộng 65.224 tỷ đồng doanh thu và vẫn lỗ sau thuế 1.080 tỷ, trong khi cùng kỳ lãi 2.636 tỷ đồng.
Những diễn biến tương tự cũng xảy ra với PV Oil - nhà bán lẻ xăng dầu lớn thứ 2 với 20% thị phần.
tỷ đồng
KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA PETROLIMEX
Lợi nhuận sau thuế
I/2019
II
III
IV
I/2020
II
-2k
-1k
0
1k
2k
II Lợi nhuận sau thuế: 1 251 tỷ đồng
tỷ đồng
PV OIL
Lợi nhuận sau thuế
I/2019
II
III
IV
I/2020
II
-750
-500
-250
0
250
500
II Lợi nhuận sau thuế: 233 tỷ đồng
Cùng ghi nhận lỗ ròng quý I, hoạt động kinh doanh của nhà bán lẻ này đã ổn định trở lại trong quý II với doanh thu đạt 11.655 tỷ, giảm 46%, nhưng lãi sau thuế 183 tỷ đồng.
Nguyên nhân giúp PV Oil có lãi quý vừa qua là giá dầu thế giới tăng so với quý I, nên công ty không phải trích lập dự phòng giảm giá với lượng hàng tồn kho, từ đó giảm đáng kể chi phí giá vốn so với cùng kỳ.
Kết quả là lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng quý II của công ty chỉ giảm 18%, vẫn đạt 781 tỷ đồng. Sau khi trừ các chi phí phát sinh, PV Oil báo lãi dương trở lại với khoản lợi nhuận trước thuế 223 tỷ đồng, giảm 19%.
Tuy vậy, số lợi nhuận kể trên vẫn chưa đủ bù đắp hết lỗ quý I, lợi nhuận ròng bán niên 2020 của nhà bán lẻ xăng dầu này vẫn ở mức âm 355 tỷ đồng.
Lãi nhờ giá dầu thế giới tăng
Theo đại diện của cả 2 doanh nghiệp, nguyên nhân chính giúp quý II có lãi là nhờ giá dầu thế giới tăng trở lại.
Theo đó, giá dầu thô thế giới WTI đã tăng từ mức 20,31 USD/thùng hồi cuối quý I lên 39,27 USD/thùng cuối quý II, qua đó giúp cả Petrolimex và PV Oil không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho như quý I, giúp giá vốn giảm mạnh trong quý II.
Ngoài ra, đại diện Petrolimex cho biết sản lượng xăng dầu bán ra toàn hệ thống quý vừa qua đã tăng 11% so với quý trước nên hiệu quả kinh doanh tốt hơn.
Tuy vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của tập đoàn vẫn chịu nhiều tác động dị biệt về giá dầu cũng như cung - cầu của thị trường.
Trong khi đó, lợi nhuận của một số công ty con, công ty liên kết của Petrolimex hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhiên liệu hàng không đã bị lỗ vì chịu ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh hợp nhất.
Mảng kinh doanh sản phẩm hóa dầu, gas... trong quý II cũng chỉ ghi nhận lợi nhuận tương đương 70-80% so với cùng kỳ do các tác động chung của nền kinh tế khi dịch bệnh ảnh hưởng tới các doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ, các công trình thi công bị ngưng trệ và phục hồi chậm sau dịch.
Nếu tính riêng lợi nhuận ròng của công ty mẹ Petrolimex, số này tăng 34% so với cùng kỳ và có lãi so với quý I nhờ chính sách điều hành giá bán nội bộ giữa công ty mẹ và các công ty xăng dầu thành viên.
Với PV Oil, doanh nghiệp này cho biết kết quả lợi nhuận quý II giảm so với cùng kỳ chủ yếu do hoạt động kém hiệu quả tại các công ty con.
Theo đó, ảnh hưởng của biến động giá xăng dầu thế giới và tác động mạnh của dịch bệnh trong tháng 4 đã làm cho tình hình kinh doanh của các đầu mối nói chung và PV Oil nói riêng gặp rất nhiều khó khăn.
Điều này dẫn đến kết quả kinh doanh xăng dầu quý II của toàn hệ thống phải chịu một khoản lỗ lớn, khiến lợi nhuận sau thuế giảm mạnh nhưng công ty vẫn có lãi dương trở lại so với quý I.
Biễn lãi gộp cải thiện đáng kể, GTNfoods (GTN) báo lãi quý II gấp đôi cùng kỳ Mặc dù lãi lớn trong quý II tuy nhiên GTNfoos vẫn còn lỗ lũy kế hơn 186,5 tỷ đồng thời điểm cuối tháng 6. Ảnh minh họa. CTCP GTNfoods (mã GTN) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2020 với doanh thu đạt 735 tỷ đồng, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Biên lãi gộp được cải thiện rõ rệt...