TT-Huế: Trồng loại cây cảnh từ giá bình dân đến “giá nhà giàu”, nào ngờ bán rất chạy
“Cái gì thay đổi mang lại hiệu quả hãy thay đổi”. Đó là quan điểm của anh Võ Đức Tình (45 tuổi, tổ dân phố 8, phường Phú Bài, TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) khi từ bỏ nhiều “dự án” kinh tế của gia đình chuyển sang trồng hoa giấy và cho thu nhập tốt.
Ở phường Phú Bài hầu như ai cũng biết anh Tình vì tính năng động, chịu khó chăm làm, ham việc ngay từ thời đại học.
Số phận anh không theo nghề giáo mà rẽ hướng kinh doanh, buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt. Từ chuyến du lịch miền Nam cuối năm 2018 trở về, anh Tình gom góp vốn liếng lập vườn trồng hoa giấy, trong đó hoa giấy Thái từ nguồn Thái Lan .
Anh Tình chăm sóc những cây hoa giấy tại vườn của gia đình ở tổ dân phố 8, phường Phú Bài, TX Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Thời gian đầu vừa làm vừa học hỏi, giống hoa giấy tuyển từ Thái được anh mang về ghép vào gốc giấy Việt chăm sóc tỉ mẩn, cẩn thận.
Video đang HOT
Có những cây hoa giấy phải thuê thợ từ ngoại tỉnh đến chỉnh sửa, uốn thế. Đây cũng là dịp để anh tiếp cận, nâng cao tay nghề trong lĩnh vực trồng hoa, cây kiểng.
So với hoa giấy ở Việt, giống cây hoa giấy Thái Lan này có ưu điểm là khỏe mạnh, dễ chăm sóc, chịu được thời tiết rét, cây sai hoa quanh năm, thời gian lập hoa cũng nhanh, nhiều cây được ghép hoa ngũ sắc (đỏ, cam, vàng, hồng, trắng) rực rỡ; hoa nở kéo dài từ 20- 45 ngày…
Ngay trong đợt đầu, anh có một nguồn thu khá lớn từ cây hoa giấy Thái do nhu cầu thị trường chuộng, không riêng ở Huế.
Có thêm chút vốn và kinh nghiệm, giữa năm 2019, anh nhân rộng vườn bằng cách đi gom mua các gốc hoa giấy Việt ở các nơi (những gốc lên đến 50-60 năm tuổi) về ghép giống hoa giấy Thái và Mỹ mà chỉ thời gian 5-7 tháng đã hoàn chỉnh thành những cây hoa giấy lai hết sức độc đáo.
Những cây này thường được các chủ nhà hàng, khách sạn và khu du lịch, đô thị đặt mua. Trong thời gian này, có thời điểm một tháng, anh xuất được 15-20 cây hoa giấy có gốc dáng đẹp, giá trị từ 30-40 triệu đồng/cây.
Thăm “cơ ngơi” vườn hoa giấy của anh Tình ở phường Phú Bài giữa tiết trời Huế đang giao mùa, tôi bị cuốn hút bởi một “rừng” hoa giấy ngũ sắc đẹp mê mẩn.
Diện tích vườn rộng khoảng hơn 500m2 được anh Tình phân bố, quy hoạch kiến tạo trồng gần nghìn cây (chậu) hoa giấy lớn nhỏ. Trong số này hơn 50% có tuổi đời 5-6 tháng và 1-2 năm, có mức giá từ 200 nghìn đồng đến 1-2 triệu đồng/chậu.
Anh Tình cho biết, dù cây kích cỡ nào cũng có nhu cầu khách chuộng vì hoa giấy được xem là loại cây đại phát lộc và dễ chơi, có hoa quanh năm.
Để có thể cho hoa giấy ra hoa quanh năm, người chơi chỉ cần bỏ khô, không tưới nước khoảng 1 tuần, khi ấy toàn bộ lá cây đều úa nhưng không sợ cây chết.
Sau khi lá đã úa hết, có thể cắt tỉa, tạo dáng cho cây theo ý thích của mình, sau đó cho nó “ăn” một ít phân NPK để bổ sung dinh dưỡng tạo cành, tạo hoa. Sau khi cây ra hoa cần tưới nước nhiều, có thể tưới 1 ngày 2 lần, hoa sẽ sáng rực cả cây.
Hiện tại, vườn hoa giấy của anh giải quyết được 5 lao động ở địa phương vừa chăm sóc và vận chuyển cung ứng hoa cho khách hàng. Anh dự kiến thuê thêm một quỹ đất ở TP. Huế để lập vườn, giới thiệu sản phẩm hoa giấy của mình ra thị trường.
Hỏi về thu nhập từ mô hình trồng hoa giấy, anh cười, cho biết sống khỏe từ hoa giấy. Đây là mô hình hiệu quả mà ý tưởng ra đời ban đầu đã bị người thân can ngăn nhưng giờ thấy anh làm đúng, nhạy bén với thị trường, nhất là trong thời điểm ảnh hưởng dịch COVID-19, nhiều người đã thích sống hòa hợp môi trường xanh, thiên nhiên.
Anh Tình cũng tiết lộ thêm, ngoài hoa giấy, anh lập thêm vườn mai Huế với phương châm “mua cây xấu về làm đẹp”, đồng thời có kế hoạch ươm làm đẹp gốc rễ khoảng hai nghìn cây mai con để có cơ sở lập vườn mai Huế có quy mô lớn trong thời gian đến. Ý tưởng này sẽ giúp anh tiết kiệm chi phí, lấy ngắn nuôi dài thể hiện chí làm ăn lớn.
Bí thư chi bộ đi đầu phong trào phát triển kinh tế trang trại
Được Nhân dân tín nhiệm bầu làm bí thư chi bộ, khu phố 1, thị trấn Vân Du (Thạch Thành), bí thư Nguyễn Thị Dung luôn tận tâm với công việc, thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương; đổi mới cách nghĩ, nếp làm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình, là tấm gương cho người dân noi theo.
Với bản chất cần cù, chịu thương, chịu khó, bà Dung luôn trăn trở tìm hướng đi mới để phát triển kinh tế, làm giàu trên mảnh đất quê hương, đó cũng chính là cách để nêu gương cho bà con học tập, noi theo.
Ngày từ năm 1992, gia đình bà Dung đã đi đầu trong phong trào nhận khoán đất rừng, đất sản xuất, với diện tích 30 ha. Trong đó, có 9 ha núi đá rừng suy thoát, 21 ha đất hoang hóa chủ yếu là thực bì, dây leo bụi rậm, lau lách, cỏ tranh... Bằng ý chí quyết tâm vượt qua khó khăn, từng bước cải tạo đất, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hướng tới xây dựng trang trại tổng hợp chăn nuôi, trồng trọt, đến nay, gần 30 năm gây dựng, trên mảnh đất hoang hóa ấy đã cho "quả ngọt", với nhiều loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, như: thanh long, bơ, cam, bưởi da xanh, ổi, nhãn được trồng trên diện tích 7 ha; 10 ha cây mắc ca; 2 ha mía nguyên liệu; 2 ha cỏ voi VA06 và cỏ Ăng-gô-la... Trong chăn nuôi, mỗi năm xuất bán 20 còn bò giống sinh sản, từ 70 - 100 con lợn thịt... Doanh thu hàng năm trên 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận 1,5 tỷ đồng. Từ mô hình trang trại tổng hợp, bà Dung đã tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên, với mức thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Tạo việc làm thời vụ cho 50 người, mức tiền công từ 180.000 đồng - 300.000 đồng/người/ngày.
Theo bà Dung, một trong những yếu tố quyết định để trang trại tổng hợp phát triển bền vững, đó là: Giữ vững thương hiệu sản phẩm, theo đó sản phẩm nông nghiệp phải bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, sản xuất gắn với bảo vệ môi trường; thường xuyên trau dồi kiến thức, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất; đổi mới tư duy, sáng tạo trong lao động...
Không những đi đầu phong trào phát triển kinh tế, bà Dung còn tham gia nhiều hoạt động đoàn thể, xây dựng khối đại đoàn kết khu dân cư, xây dựng gia đình có nếp sống văn hóa; hưởng ứng phong trào từ thiện, nêu cao tinh thần tương thân tương ái; giúp đỡ hội viên hội nông dân, hội phụ nữ thoát nghèo; tích cực tham gia chương trình xây dựng nông thôn mới, như: hiến đất làm đường giao thông nông thôn, ủng hộ tiền để xây dựng nhà văn hóa, ủng hộ cây xanh trồng bóng mát, tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp... Tổng số tiền ủng hộ trên 100 triệu đồng...
Với những thành tích đạt được, bà Nguyễn Thị Dung đã được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba vì đã có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong lao động, sản xuất và kinh doanh; cùng nhiều bằng khen, giấy khen của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, các cấp, ngành, địa phương...
Hướng tới nông nghiệp bền vững - Bài 1: Nhiều lợi thế Đồng Nai là một trong những tỉnh có điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp cả về trồng trọt lẫn chăn nuôi trong khu vực Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, Đồng Nai từng bước hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp quy mô hàng hóa như tiêu, cà phê, điều, nhiều loại cây ăn trái đặc sản; chăn...