TT-Huế: Hàng nghìn người đổ xô đi tìm vàng
Trong mấy ngày trở lại đây, hàng trăm người dân địa phương và tứ xứ đã kéo nhau lên vùng đồi núi xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên – Huế) để khai thác vàng vì nghe tin đồn có vàng.
Ông Võ Công Nhơn, Chủ tịch UBND xã Lộc Sơn cho biết: “Hàng nghìn người dân chủ yếu từ nơi khác đến như Quảng Trị, Quảng Nam, Thái Nguyên đã đổ xô về vùng rừng núi Lộc Sơn trong xã chúng tôi để tìm vàng vì có tin đồn có vàng nhiều ở vùng này.
Trước đây, họ lén làm vào ban đêm và đào rất nhiều hố. Tuy nhiên trong những ngày trở lại đây, họ khai thác cả ban ngày. Dù đã nhiều lần tới nhắc nhở nhưng tình trạng trên vẫn tái diễn. Hiện đang có thêm nhiểu người nữa về đây để tìm vàng. Vàng thì chưa thấy đâu nhưng đã gây nên sự mất an toàn trong khu vực”.
Theo ghi nhận của PV tại hiện trường, hàng trăm hố lớn nhỏ được các nhóm khai thác vàng đào xới tung tại vùng đồi núi Lộc Sơn. Nhiều lán, bạt được dựng lên làm chỗ cho phu vàng nghỉ chân qua đêm. Vào thời gian cao điểm, có đến cả 500-700 người trong khoảnh đất 1.000m2. Hiện đã có khoảng trên 1.000 người tập trung xung quanh khu vực rừng Lộc Sơn để tranh thủ tìm vàng. Một số người đào vàng tại đây nói với chúng tôi biết vàng đã được tìm thấy với số lượng lớn.
Hàng ngàn người dân địa phương và tứ xứ đào vàng ở núi Lộc Sơn
bất kể ngày đêm và cơ quan chức năng
Mỗi buổi đều có 2 dân quân và 2 công an xã đến tại vùng khai thác vàng để cảnh báo, xua đuổi người đào vàng. Đã có nhiều lần vì tình huống căng thẳng nên xã đã phải điều động 10 dân quân cùng công an xã vào hiện trường để giải quyết vụ việc.
Riêng công an xã Lộc Sơn đã hàng chục lần đi nhắc nhở, thu giữ 19 bao đất đỏ với trọng lượng mỗi bao từ 20-30kg mà dân đào vàng bỏ lại khi thấy công an đến; cùng với đó là 8 xe máy của phu vàng bỏ chạy khỏi hiện trường cũng được thu giữ để tại trụ sở UBND xã.
Tuy nhiên theo ông Nhơn, do lực lượng mỏng nên dù cố hết sức nhưng không thể ngăn chặn được nạn đào vàng. Xã đã làm đơn gửi lên Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc vào sáng 13/6 đề nghị được trợ giúp công tác bảo vệ rừng khi bị lực lượng đào vàng này xâm hại. Lãnh đạo huyện Phú Lộc cũng đã về khảo sát tại hiện trường để nắm rõ tình hình nhằm có hướng giải quyết cụ thể.
Dưới đây là một số hình ảnh khai thác vàng ồ ạt tại xã Lộc Sơn:
Video đang HOT
Nhiều bạt dã chiến bằng bao xi măng được làm chỗ ngồi nghỉ chân, ăn cơm trưa cho phu vàng
Các bộ phận xúc đất, đem đá từ hố lên phối hợp nhịp nhàng
vì đã quen với “chinh chiến” ở nhiều hố vàng khác trên cả nước
Những hố sâu hoắm để lại tại núi Lộc Sơn nguy hiểm cho tính mạng dân thường qua đây
Các bao tải đất thu giữ được từ phu vàng khi tháo chạy khỏi công an
Nhiều xe máy của thợ vàng cũng đang bị giữ tại ủy ban xã Lộc Sơn
Theo Dân Trí
Giấc mơ vàng và nước mắt người ở lại
Vô số phu vàng đã phải nằm lại vĩnh viễn dưới hàng trăm khối đất đá. Nhiều người vợ, người mẹ đang phải ngậm ngùi, nuốt nước mắt nuôi chồng con tật nguyền, nghiện ngập ma túy hay bệnh tật HIV từ các bãi vàng trở về.
Vành khăn trắng sau đời "vàng tặc"
Đời một phu vàng không phải chỉ là những chuỗi ngày lam lũ, đằng đẵng chốn rừng thiêng nước độc với mồ hôi trộn máu rơi khắp trên lãnh địa vàng, mà còn là những cảnh đời tang tóc.
Nhiều người vợ, người mẹ đang phải ngậm ngùi, nuốt nước mắt nuôi chồng con tật nguyền, nghiện ngập ma túy hay bệnh tật HIV từ các bãi vàng trở về.
Đã gần 3 năm nay căn nhà của chị Huỳnh Thị Hoa (46 tuổi ở thôn Trung Sơn, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh) vẫn nặng không khí bi thương. Chị quẩn quanh với ánh mắt đượm buồn, thỉnh thoảng có người khách đến chơi, thăm hỏi, chị lại trào nước mắt, nói trong tiếng nấc.
Năm ấy (2008), cũng như nhiều thanh niên khác trong thôn, 2 con trai lớn của chị Hoa là Huỳnh Văn Xin (SN 1982), Huỳnh Văn Linh (SN 1991) khăn gói vào bãi vàng ở núi Thánh Giá (huyện Phú Ninh) làm ăn. Trong một đêm mưa gió, lúc họ đang đào xới dưới hầm sâu, đất bỗng dưng đổ sập, chôn vùi cả 2 anh em trong chốc lát.
Cũng như gia đình chị Hoa, vì muốn đổi đời từ "vàng", tháng 10-2008, vợ chồng anh Nguyễn Thanh Dũng, chị Huỳnh Thị Tình cùng con trai lớn là Nguyễn Thành Trung (15 tuổi) đã bị chôn vùi dưới hầm sâu tại bãi vàng Sũng Mù (huyện Phú Ninh), để lại 3 đứa con thơ.
Tang thương nhất là vào ngày 5/11/2009, tại bãi vàng Nước Vin (xã Trà Giác, huyện Bắc Trà My), do mưa lớn kéo dài, nước thấm xuống các hầm khai thác vàng, tích lại làm đất nhão khiến nửa quả đồi đổ ập xuống, chôn vùi hai lán trại, cướp đi 13 sinh mạng và 7 người bị thương nặng.
Mơi đây, sang 14/3, một nhóm người kéo vào ngách AD thuôc thôn Bông Miêu, xa Tam Lanh, huyện Phú Ninh, hầm vàng do người Pháp khai thác trước đây bỏ lại, khi vừa đào được khoảng 20 phút thì hầm bất ngờ bị sập. Hậu quả, anh Lê Văn Thủy (1974, trú thôn An Trung, xã Tam Lãnh, huyên Phú Ninh) chết tại chỗ, anh Nguyễn Văn Nhân (quê xa Tam Sơn, huyên Núi Thành) và hai người chưa rõ danh tánh bị thương nặng.
Ngày 16/3, lực lượng cứu hộ của huyện Hiệp Đức, tinh Quảng Nam đa đưa được hai xác "phu vàng" bị đất, đá chôn vùi ở sông Tranh (xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức), hai nạn nhân được xác định gồm Tống Phước Thuận (SN 1986, trú tại thôn 2, xã Tiên Lãnh, huyện Tiên Phước, Quảng Nam) và Trần Văn Tình (SN 1987, trú tại thôn 5, xã Phước Gia, huyện Hiệp Đức, Quảng Nam). Vao thời điểm trên, Thuận và Tình dùng nước xịt vào đồi núi nhằm làm cho đất nhão ra để thuận lợi trong việc khai thác vàng thì bất ngờ một khối đất đá đổ xuống vùi lấp hai người.
Cần "xóa sổ" những giấc mơ vàng nhuốm màu tội lỗi
Công an huyên Phu Ninh, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết: từ đầu năm đến nay đã tổ chức mở 2 đợt truy quét nhằm đưa các đối tượng đào đãi vàng trái phép ra khỏi địa phương. Qua đơt kiêm tra, lực lượng chức năng đã tịch thu tại các điểm khai thác quặng trái phép ở thôn Bồng Miêu 17 máy nổ xay quặng và hàng chục đi-na-mô phát điện cùng với hơn 50 tấn đá quặng. Dù lực lượng chức năng nhiều lần can thiệp, truy quét, đẩy đuổi các đối tượng, nhưng sau khi lực lượng này đi rồi thì "chiến trường" đâu lại vào đó.
Mới đấy nhât, vào sáng ngày 4-6-2011, tại khu vực khai thác số 6 của mỏ vàng Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam có đến hơn 300 người dân tiếp tục kéo nhau vào cướp đi 10 tấn quặng và dùng đá, dùi cui, dao rựa đập bể kính xe, cửa của trạm bảo vệ mỏ vàng và đánh bảo vệ "toác đầu" phải nhập viện Đa khoa Quảng Nam.
Ông Trần Hà Tiên - Tổng Giám đốc Công ty Vàng Bồng Miêu, cho biết: "Bọn "vàng tặc" luôn ẩn nấp sẵn trong rừng hễ chúng tôi sơ hở là ùa vào cướp quặng ngay". Theo ông Tiên, công ty đã bất lực vì không đủ nhân lực để bảo vệ và quản lý. Đồng thời, khu vực khai thác của công ty này nằm xen kẽ với đất rừng của người dân địa phương nên khó có thể ngăn "vàng tặc" tiếp cận, xâm nhập vào bên trong.
Cũng theo lãnh đạo Công ty vàng Bồng Miêu, việc người dân ở xã Tam Lãnh kéo vào khu vực sản xuất của công ty "ém chờ sẵn" để cướp quặng diễn ra cả ngày lẫn đêm, đặc biệt từ sau Tết Nguyên đán 2011 đến nay khiến việc sản xuất của công ty rất khó khăn và tình hình an ninh trật tự rất phức tạp. Được biết, đây là lần thứ hai người dân vào mỏ vàng cướp quặng.
Ông Bùi Quang Minh - Chủ tịch xã Tam Lãnh, huyên Phu Ninh cũng cho biết: từ sau Tết Nguyên đán đến nay, lực lượng chức năng của xã và huyện Phú Ninh đã tổ chức truy quét rất nhiều đợt thu tổng cộng 21 máy xay đá quặng, 7 máy phát điện, đẩy đuổi 200 người ra khỏi khu vực, tạm giữ 21 xe máy, phá hủy trên 20 lán trại lò trái phép tại khu vực thác Trắng. Song lực lượng chức năng của xã còn rất mỏng nên khó kiểm sát hết nỗi vàng tặc.
Khi bài báo này còn chờ lên khuôn thì chúng tôi nhận được thông tin, để ngăn chặn và lập lại tình trạng khai thác khoán sản trên địa bàn, UBND tỉnh Quảng Nam vừa có chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 15 tháng 4 năm 2011 yêu cầu toàn tỉnh thống nhất ra quân đồng loạt kiểm tra và xử lý kiên quyết nạn khai thác, chế biến khoáng sản trái phép, nhanh chóng lập lại trật tự kỷ cương trong lĩnh vực quản lý tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Đã đến lúc, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam hành động quyết liệt để đẩy mạnh việc quản lý các bãi đào vàng tự phát, để ngăn chặn, xóa sổ những "giấc mơ vàng" đang dần nhuốm màu tội lỗi và ẩn họa những tang thương...
Theo Pháp Luật VN
Cược mạng...lấy vàng Năm 2010, trên địa bàn hai huyện Phước Sơn và huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) liên tiếp xảy ra trên 30 vụ sập hầm vàng, làm chết và bị thương hàng chục người. Các ông chủ bãi, đầu nậu vàng chẳng cần xin phép cơ quan có thẩm quyền, ngang nhiên tự mua sắm máy móc và thuê lao động trái phép...