TT-Huế: Giữa phố đông người, triệu phú xây lầu cho hoa lan “ở”
Từ 50m2 khởi nghiệp ban đầu, anh Phan Khắc Thanh ( phường An Hòa, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) hiện nay đã sở hữu 1.300m2 diện tích trồng lan.
Hơn thế nữa, anh còn “xây lầu” nhưng không phải cho mình ở mà dành cho lan với niềm đam mê không ngơi nghỉ.
Sau khi tốt nghiệp Trường đại học Nông lâm Huế, Phan Khắc Thanh vào Nam lập nghiệp. Trước đó, trong một chuyến hành trình, tình cờ chiêm ngưỡng vẻ đẹp rực rỡ của hoa lan, người con xứ Huế đã bị hút hồn bởi nét thanh tao, đài các của loại cây này.
Anh chia sẻ: “Từ lúc ấy, hầu như suốt 5 năm sau, tiền lương của mình đều đổ dồn vào lan. Kinh qua nhiều công việc, trải qua biết bao thăng trầm, hoa lan vẫn gắn bó với mình”.
Anh Phan Khắc Thanh và vườn lan nổi độc đáo.
Năm năm bươn chải, bao nhiêu tiền bạc đều tiêu tán theo lan. Thế nhưng bù lại, Phan Khắc Thanh đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý giá trong việc đảm bảo cho cây hoa lan sinh trưởng, phát triển và thích nghi với khí hậu địa phương.
Video đang HOT
Năm 2011, vườn lan đầu tiên rộng 50m2 được chàng trai xứ Huế lập ra. Từ một người chỉ tốn tiền mua lan, đầu tư cho thú chơi vương giả, anh bắt đầu có nguồn thu từ đam mê của mình.
Năm 2012, với ý tưởng kết nối những người yêu thích, đam mê hoa lan xích lại với nhau, anh đã mở quán cà phê Ý Lan tại đường Lê Huân làm điểm sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm.
Bước vào khuôn viên vườn lan của anh, chúng tôi thật sự choáng ngợp bởi quy mô, số lượng, chủng loại và đặc biệt là những giàn lan được thiết kế vô cùng độc đáo.
Từ những kiến thức, kinh nghiệm, kết hợp với sức sáng tạo của mình, anh đã tận dụng diện tích từ sân, vườn, thậm chí là trên mái nhà để xây lầu cho lan. Hơn thế, vùng đất trũng của làng bỏ hoang nhiều năm cũng được anh tận dụng, biến thành vườn lan nổi.
Anh cho biết: “Giàn lan không đơn thuần là để treo mà cần phải nắm bắt đặc tính từng chủng loại như hướng gió, ánh sáng, độ ẩm. Như thế việc thiết kế, bố trí mới phù hợp cho cây phát triển, sinh trưởng tốt nhất; tiết kiệm tối đa diện tích nhưng đạt hiệu quả cao nhất trên cùng một đơn vị sử dụng”.
Hiện tại, vườn lan của anh có bốn loại chính với 30 chủng loại khác nhau. Trong đó, lan giả hạc chiếm 80%. Hàng năm, với việc cung cấp giống lan trưởng thành cho thị trường từ Bắc vào Nam, anh Phan Khắc Thanh thu về hàng trăm triệu đồng lợi nhuận, giải quyết việc làm cho nhiều người dân tại địa phương.
Thành công với đam mê của mình, thế nhưng anh Thanh vẫn chia sẻ: “ Nông nghiệp bền vững thì người nông dân không được ngủ quên trên chiến thắng. Hiện nay, thị trường phân khúc rất mạnh, nếu không thích ứng, cập nhật thì rất dễ bị tụt hậu. Hơn nữa lan là thú chơi tinh tế, phải nắm bắt xu thế của khách hàng, của thị hiếu để đón đầu thị trường. Có như vậy, đầu ra ổn định thì sản xuất mới cho lãi, tạo thêm động lực”.
Trên cơ sở đó, từ việc chuyên cung cấp cây giống trưởng thành, thời gian tới anh Phan Khắc Thanh dự kiến sẽ mở rộng, đầu tư thêm sản phẩm hoa lan để đáp ứng nhu cầu khách hàng, thị hiếu thị trường.
Hiện nay, quá trình đô thị hóa ngày càng mở rộng, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp. Việc phát triển nông nghiệp theo hướng tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một diện tích sử dụng đang là chủ trương của hội nông dân các cấp.
Xây lầu cho lan và vườn lan nổi là mô hình vô cùng sáng tạo, độc đáo, phù hợp với thực tiễn, không chỉ giúp gia tăng giá trị trên cùng một diện tích đất, phương pháp độc đáo này còn tăng hàm lượng chất xám trong từng sản phẩm.
Theo Mai Huế (Báo Thừa Thiên Huế)
Chính sách tam nông phải hiệu quả hơn
Chiều 19/12, tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Đan Phượng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2016-2020" chủ trì hội nghị đối thoại với đại biểu Hội Nông dân thành phố về thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy.
Thực hiện Quyết định 217-QĐ/TƯ về việc ban hành "Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội" và Quyết định số 218-QĐ/TƯ ban hành "Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền" ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI),Thành ủy Hà Nội đã ban hành Quyết định 6525-QĐ/TU ngày 25/9/2015 của Thành ủy về "Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn thành phố Hà Nội".Tại buổi đối thoại, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng cho biết: Trong những năm qua, Thành ủy Hà Nội hết sức quan tâm đến công tác dân vận, thực hiện Quy chế Dân chủ ở cơ sở...
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng phát biểu kết luận hội nghị.
Tiếp đó, Thành ủy ban hành Quyết định số 2200-QĐ/TU ngày 25/5/2017 của Thành ủy về "Ban hành Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội" và triển khai thực hiện khá hiệu quả trong thời gian qua. Trong đó, riêng với đại biểu Hội Nông dân thành phố, tháng 3/2018, Bí thư Thành ủy đã trực tiếp chủ trì hội nghị gặp gỡ, đối thoại.
"Việc tổ chức buổi gặp gỡ, đối thoại với đại biểu Hội Nông dân Thủ đô hôm nay là dịp để các đồng chí lãnh đạo thành phố lắng nghe, trao đổi, trả lời, giải quyết những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cán bộ, hội viên nông dân Thủ đô; đồng thời, lãnh đạo thành phố cũng mong muốn lắng nghe cán bộ, hội viên nông dân tham gia góp ý để xây dựng chủ trương, chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp; quyết tâm xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của thành phố"-Phó Bí thư Thường trực Thành ủy nêu rõ.
Thông tin về hoạt động của Hội Nông dân tham gia thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Lê Ngọc Thắng cho biết: "Góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình số 02-CTr/TU của Thành ủy, trong 10 năm qua, hội viên, nông dân trong thành phố đã hiến hơn 415.000m2 đất; đóng góp 4,5 triệu ngày công lao động; ủng hộ hơn 700 tỷ đồng làm giao thông và các công trình công cộng khác; tập trung triển khai tuyên truyền, vận động, tư vấn, hướng dẫn nông dân tham gia phát triển các hình thức kinh tế tập thể".
Trong 10 năm (2009-2019), các cấp Hội đã xây dựng được 1.523 mô hình kinh tế tập thể; phát triển 14.294 mô hình kinh tế hộ; xây dựng 783 câu lạc bộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, câu lạc bộ nông dân phát triển kinh tế; hỗ trợ nông dân xây dựng hơn 1.400 mô hình trình diễn về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản an toàn...
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là công nghệ thấp, tính cạnh tranh chưa cao; các chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm; cơ chế, chính sách hỗ trợ, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, khu vực nông thôn còn hạn chế; vấn đề nước sạch cho khu vực nông thôn, ô nhiễm môi trường còn nhiều bất cập...Vì thế, thời gian tới cần đúc kết những bài học kinh nghiệm để Chương trình hiệu quả hơn.
Theo LĐTĐ
Thủ tướng đối thoại với nông dân: Gửi gắm tâm tư từ ruộng đồng Ngày 10/12/2019, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc sẽ trực tiếp đối thoại với nông dân về những vấn đề thiết thực trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hiện, đã có nhiều câu hỏi nông dân cả nước muốn gửi đến Thủ tướng liên quan đến những vấn đề đang "nóng" như: tiêu thụ...