TT-Huế: Còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm phát ngôn báo chí
Công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí ở Thừa Thiên-Huế còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm.
Sở Thông tin và truyền thông (TT&TT) Thừa Thiên Huế vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về tình hình, kết quả thực hiện công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế, những năm qua, các cơ quan báo chí địa phương, các văn phòng đại diện, phóng viên thường trú trên địa bàn nhìn chung đã làm tốt công tác tuyên truyền, phản ánh nhanh nhạy, đầy đủ kịp thời tình hình, sự kiện thời sự các mặt ở tỉnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý Nhà nước và phối hợp quản lý Nhà nước đối với hoạt động báo chí được tăng cường nhiều mặt, bước đầu có sự đổi mới, chủ động và hiệu quả, nhất là công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí.
Một cuộc họp báo do Sở TT&TT Thừa Thiên Huế tổ chức.
Báo cáo của Sở TT&TT tỉnh cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế công tác phát ngôn và cung cấp thông tin báo chí ở tỉnh. Đó là tình trạng một số cơ quan, đơn vị, địa phương thiếu quan tâm tổ chức lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt việc thực hiện cung cấp thông tin và phát ngôn báo chí trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức của mình. Việc thực hiện phát ngôn, cung cấp thông tin báo chí ở một số cơ quan còn bị động, thiếu thường xuyên, thậm chí tồn tại tư tưởng “sợ” báo chí nên từ chối, không hoặc ngại tiếp xúc với báo chí, hoặc cung cấp thông tin thiếu đầy đủ, chưa tập trung vào vấn đề báo chí đề nghị làm rõ.
Bên cạnh đó, một số cơ quan đơn vị thực hiện công tác phân cấp phát ngôn, thông tin báo chí thuộc phạm vi, lĩnh vực, ngành, địa bàn mình quản lý chưa nghiêm túc, còn hiện tượng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm phát ngôn cho cấp dưới, cho các đơn vị trực thuộc… Do đó, đã gây áp lực giải quyết thông tin báo chí đặt vấn đề, kiến nghị lên các cuộc họp báo hàng tuần, giao ban báo chí hàng tháng của tỉnh.
Ngoài ra, công tác phản hồi thông tin báo chí chưa nhiều, nhất là đối với thông tin phản ánh tiêu cực, chưa tốt, chưa đúng về cơ quan đơn vị mình, vẫn còn thiếu tính đấu tranh, thẳng thắn làm rõ đến cùng đúng sai thông tin báo chí phản ánh chưa đúng.
Video đang HOT
Đối với người làm báo trên địa bàn, theo Sở TT&TT tỉnh, một số phóng viên, cộng tác viên tác nghiệp khai thác thông tin còn thiếu minh bạch, công khai và chưa đúng quy định về đăng ký làm việc, phỏng vấn, phản hồi thông tin…
Tính đến tháng 1/2020, có 5 cơ quan báo địa phương, 10 văn phòng đại diện và 23 phóng viên thường trú, 21 phóng viên đăng ký hoạt động, 4 phóng viên thường trú khu vực có đăng ký hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế. Bên cạnh đó, nhiều phóng viên, cộng tác viên hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh nhưng chưa đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.
Theo danviet.vn
Vụ trưởng Lê Thị Thanh Nhàn vô cảm với thầy cô trường Tôn Đức Thắng
Phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam nhiều lần liên hệ với Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Lê Thị Thanh Nhàn nhưng không liên hệ được.
Theo Quyết định 22 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì tại điểm c, Khoản 1, Điều 2 quy định ở lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động của ngành về tổ chức bộ máy và quản lý công chức, viên chức, người lao động đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ là Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ.
Như vậy có nghĩa là mọi băn khoăn của báo chí liên quan đến nhân sự trong các cơ sở giáo dục đào tạo thì Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ đều có nhiệm vụ trả lời.
Tuy nhiên, ngày 9/12, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam có gửi câu hỏi xin ý kiến Vụ tổ chức cán bộ về vấn đề Hội đồng trường, nhân sự của cơ sở giáo dục đại học thông qua Trung tâm truyền thông giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và sau đó phóng viên nhiều lần liên hệ với Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ - Lê Thị Thanh Nhàn nhưng không liên hệ được. Rất nhiều lần phóng viên gọi vào số máy bà Nhàn, bà không nghe cũng không gọi lại. Phóng viên nhắn tin, cũng không nhận được tin nhắn trả lời.
Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo) đang vô cảm với câu chuyện của Trường Tôn Đức Thắng
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam trích nguyên bản nội dung mà phóng viên đã gửi như sau:
Hiên Luât Giao duc đai hoc sưa đổi (Luật số 34/2018/QH14) được xây dựng trên tinh thể chế hóa chủ trương tự chủ đại học của Đảng, Nhà nước đa co hiêu lưc tư ngay 1/7/2019 nhưng ngày 16/10/2019, Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam ký Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ trong đó có một số nội dung đi trái với chủ trương tự chủ đại học; cũng như trái với quy định trong Luật số 34/2018/QH14.
Trong số các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam có hai trường đại học (gồm Trường Đại học Tôn Đức Thắng và Trường Đại học Công đoàn). Hai trường này vừa là đối tượng điều chỉnh của Luật số 34/2018/QH14 và các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tự chủ đại học, vừa là đối tượng nội bộ bị điều chỉnh bởi Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ.
Trước vấn đề này, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam xin ý kiến Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Câu 1: Hiên Luât Giao duc Đai hoc sưa đổi đa co hiêu lưc tư ngay 1/7/2019 nhưng ngày 16/10/2019 Tổng liên đoàn ban hành Quyết định số 1584/QĐ-TLĐ với nhiều nội dung trái với luât nay về thẩm quyền của Hội đồng trường và quyền tự chủ đại học. Vụ Tổ chức cán bộ có biết Quyết định này của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam không?
Câu 2: Mặc dù Trường Đại học Tôn Đức Thắng là điểm sáng của cả hệ thống giáo dục đại học, nhưng trường lại đang gặp phải những rào cản khó khăn từ chính cơ chế "chủ quản". Quan điểm của Vụ Tổ chức cán bộ xử lý vấn đề này như thế nào?
Câu 3: Xung quanh vấn đề này, tới đây Bộ có ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn cụ thể, chi tiết về các vấn đề của tự chủ đại học hay không?
Chủ trương tự chủ đại học là một chủ trương lớn và theo tiến sĩ Lê Viết Khuyến, Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học (Hiệp hội các Trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam) đánh giá, Trường Đại học Tôn Đức Thắng đi tiên phong trong việc thực hiện chủ trương tự chủ và cả trong việc thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và Nhà nước.
Thậm chí, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến nhấn mạnh rằng: "Nói không quá, nếu bây giờ mà có một cuộc bình chọn cơ sở giáo dục đại học tiêu biểu cho thời kỳ đổi mới của đất nước ta những năm vừa qua, thì bất cứ ai, nếu đã có dịp đến thăm trường Đại học Tôn Đức Thắng một vài lần, đều không ngại ngần bỏ phiếu cho trường này ở vị trí đầu bảng".
Thành công của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận, ảnh minh họa, nguồn: tdtu.edu.vn.
Rõ ràng, thành công của Trường Đại học Tôn Đức Thắng đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước và xã hội ghi nhận nhưng nay bị can thiệp từ phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khiến nhà trường gặp nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện Luật Giáo dục đại học 2018.
Sự im lặng từ phía cơ quan của Bộ Giáo dục đang cho thấy một sự lạnh nhạt đến khó ngờ khi câu chuyện của trường Tôn Đức Thắng không đơn thuần là vấn đề trong phạm vi một cơ sở giáo dục đại học mà vấn đề lớn liên quan đến việc Luật giáo dục đại học sửa đổi đã có hiệu lực từ 1/7/2019 nhưng các văn bản dưới luật lại có xu hướng đi ngược lại.
Thùy Linh
Theo giaoduc
Cháy thiệt hại rất lớn, có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức? Hàng nghìn vụ cháy xảy ra, thiệt hại rất lớn nhưng có bao nhiêu cán bộ bị kỷ luật, mất chức hoặc xử lý liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước trong PCCC? Sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) giai đoạn 2014 - 2018....