TSMC được cấp phép xây dựng nhà máy mới ở Mỹ
Sau khi Wall Street Journal công bố vào tháng 5 cho biết TSMC đang có kế hoạch xây dựng một cơ sở sản xuất chip mới ở Mỹ, giờ đây Reuters làm rõ hơn điều này.
Đài Loan đã cấp phép TSMC đầu tư nhà máy mới tại Mỹ
Theo PhoneArena , báo cáo cho thấy cơ sở của TSMC tại Mỹ đang tiến thêm một bước nữa để thành hiện thực khi Cơ quan Kinh tế Đài Loan đã cho phép TSMC tiến hành giai đoạn đầu tiên của việc xây dựng nhà máy ở Arizona với vốn đầu tư 3,5 tỉ USD. Được biết, tổng chi phí của cơ sở này dự kiến lên tới gần 12 tỉ USD.
Cơ quan Kinh tế Đài Loan có nhiệm vụ ủy quyền cho các công ty Đài Loan đầu tư lớn ra nước ngoài. Đơn đăng ký của TSMC đã được cơ quan này chấp thuận theo một thông báo được đưa ra mới đây. Nhà máy dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2024 và sản xuất chip được thực hiện bằng quy trình 5nm. Vào năm đó, các vi mạch tích hợp tiên tiến nhất sẽ được sản xuất bằng quy trình 3nm. Nhà máy ở Arizona của TSMC sẽ sản xuất ra những tấm wafer 12 inch với số lượng lên đến 20.000 tấm mỗi tháng.
Nhà máy này được Tổng thống Mỹ Donald Trump lên kế hoạch ban đầu như một dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ trở thành quốc gia dẫn đầu về sản xuất công nghệ. Trong khi nhiều công ty Mỹ thiết kế sản phẩm của họ ở các bang như Apple thì việc sản xuất thực tế thường được thực hiện ở nước ngoài như Đài Loan hoặc Trung Quốc. Ví dụ, iPhone được thiết kế ở California nhưng được lắp ráp bởi ba công ty Đài Loan.
Được biết, TSMC sản xuất hầu hết chip của mình ở Đài Loan nhưng họ có các nhà máy quy trình cũ hơn ở Trung Quốc và bang Washington, Mỹ.
Đòn mới của Mỹ nhắm vào tham vọng bán dẫn của Trung Quốc
Trung Quốc đã đặt trọn niềm tin vào đơn vị sản xuất chip lớn nhất của mình nhằm giảm tải sự phụ thuộc vào các công ty nước ngoài.
Video đang HOT
Vào tuần trước, Mỹ thông báo sẽ yêu cầu các nhà xuất khẩu tại nước này xin giấy phép trước khi bán nguyên, vật liệu cho Công ty Sản xuất Bán dẫn Quốc tế (SMIC) của Trung Quốc. Chính phủ Mỹ tuyên bố rằng SMIC sử dụng công nghệ của mình để giúp Trung Quốc hiện đại hóa các lực lượng vũ trang. Trong khi đó, SMIC cho biết mình không bất kỳ liên quan nào tới quân đội Trung Quốc.
SMIC thừa nhận rằng những hạn chế sẽ không ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động ngắn hạn của họ, nhưng các mục tiêu dài hạn lại là một câu chuyện khác. Các quy định mới của chính phủ Mỹ sẽ gây bất lợi đối với khả năng phát triển của công ty, vì mọi yêu cầu xuất khẩu vật liệu, công nghệ để sản xuất những loại chip hiện đại (tiến trình dưới 10 nm theo định nghĩa của Mỹ) đều phải được cấp giấy phép.
SMIC là công ty sản xuất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc.
Đây là vấn đề lớn với SMIC, công ty sử dụng phần mềm và thiết bị do Mỹ sản xuất để tạo ra chip.
Các rào cản hiện tại đối với SMIC
SMIC trước đó đã đối mặt với những trở ngại lớn khi cố gắng bắt kịp các đối thủ toàn cầu. Công ty hiện vẫn đi sau các doanh nghiệp hàng đầu trong ngành từ 3-5 năm như Intel, Samsung và TSMC. Tất cả các công ty này đều có khả năng sản xuất chip ở tiến trình 7 nm đến những công nghệ hiện đại hơn.
"Chúng tôi nghĩ rằng các quy định mới của Mỹ sẽ giáng một đòn mạnh lên tham vọng trở thành cường quốc công nghệ của Trung Quốc. Mặc dù các sản phẩm thay thế của Trung Quốc đã xuất hiện trong nhiều bộ phận của chuỗi cung ứng, nhưng thông số kỹ thuật của chúng thường chậm hơn từ hai đến ba thế hệ", Phelix Lee, chuyên gia phân tích của Morningstar cho biết.
Tuy có công nghệ tiên tiến nhất trong các công ty Trung Quốc, SMIC vẫn đi sau những đối thủ như Samsung, TSMC rất xa.
Rõ ràng là các nhà đầu tư đang lo lắng về tương lai của SMIC. Cổ phiếu niêm yết tại Hong Kong của công ty này đã giảm 0,9% xuống mức 2,50 USD vào ngày 22/12, giá trị thấp nhất của họ trong hơn hai tháng.
Áp lực từ phía Mỹ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng và thách thức đối với Trung Quốc trong việc tìm ra giải pháp cho những rủi ro mà SMIC phải đối mặt.
Theo bài viết trên Global Times , những hạn chế mới nhất đã đem đến cho ngành bán dẫn Trung Quốc một lời nhắc nhở về sự cấp thiết của việc xây dựng các chuỗi cung ứng để tự mình kiểm soát.
Trung Quốc sẽ "giải cứu" SMIC thế nào?
Ông Lee cho rằng Trung Quốc có thể tạo ra nhiều chính sách hỗ trợ lĩnh vực sản xuất chip. Ngoài ra, ông cũng đưa ra kiến nghị rằng chính phủ Trung Quốc có thể cung cấp các khoản tài trợ cho nghiên cứu sản xuất chip hoặc giảm thuế cho thiết bị bán dẫn.
Trung Quốc thực tế đã làm điều đó. Đầu tháng 12 vừa qua, nước này đã công bố các quy tắc cho phép các nhà sản xuất chip được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vài năm nếu họ đáp ứng các yêu cầu nhất định.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gần đây đã phát biểu tại một hội nghị kinh tế rằng nước này cần phải tăng cường sức mạnh công nghệ để hạn chế sự phụ thuộc vào nước ngoài.
Bài phân tích của Bernstein vào cuối tuần qua còn cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể bơm tiền trực tiếp và gián tiếp để giúp SMIC.
Chính phủ Trung Quốc không thể chỉ đơn giản là bơm tiền để "giải cứu" SMIC
Tuy nhiên, chỉ có tiền là không đủ để giải quyết các vấn đề do Mỹ gây ra ngay lập tức.
SMIC đã huy động được hàng tỷ USD trong năm nay từ các quỹ phát triển do nhà nước hậu thuẫn và thông qua việc niêm yết cổ phiếu thứ cấp tại Thượng Hải. Mặc dù vậy, SMIC vẫn chưa thể tự mình sản xuất các loại chip hiện đại nếu không có công nghệ từ Mỹ.
Các nhà phân tích tại China Securities Corp ở Bắc Kinh đã chỉ rằng công nghệ thế hệ tiếp theo của SMIC vẫn phụ thuộc nhiều vào các thiết bị nguồn gốc từ châu Âu, bị ràng buộc bởi lệnh cấm xuất khẩu của Mỹ.
Trên thực tế, các áp lực được Mỹ tạo ra về phía Trung Quốc sẽ không biến mất. Hôm 21/12, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách hạn chế. Thậm chí, danh sách này còn có cả một số công ty hàng không, qua đó khiến chuỗi cung ứng có thể gặp vấn đề.
Trung Quốc sẽ có cơ hội thiết lập mối quan hệ mới với Mỹ vào tháng 2/2021, khi Tổng thống Joe Biden chính thức nhậm chức. Các nhà ngoại giao kỳ vọng ông Biden sẽ đem đến những thay đổi so với thời Tổng thống Donald Trump.
Nếu vẫn còn muốn giữ tham vọng làm chủ công nghệ, bài phân tích của Bernstein cho rằng chính phủ Trung Quốc có thể phải đưa ra nhiều nhượng bộ khác để giảm bớt áp lực lên nền bán dẫn nước này.
Nhà máy sản xuất chip đầu tiên của Huawei chính thức được khánh thành Huawei sẽ chỉ bắt đầu với dây chuyền sản xuất chip 45nm, và tiến tới 28nm vào năm 2022. Các công ty Trung Quốc đang nỗ lực để tự chủ trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn, giảm bớt sự phụ thuộc vào các quốc gia khác, đặc biệt là Mỹ. Ngày hôm nay, Huawei đã đặt một cột mốc cực kỳ...