TSMC bỏ lỡ các mục tiêu bền vững vì chạy theo sản lượng chip tiên tiến
Hãng sản xuất chất bán dẫn Đài Loan đã không đạt được các mục tiêu bền vững về sử dụng nước và chất thải vào năm ngoái, khi tăng sản lượng chip tiên tiến nhất trong ngành.
TSMC không đạt được các mục tiêu về sử dụng nước và giảm lượng chất thải trong năm ngoái
Nikkei dẫn báo cáo phát triển bền vững doanh nghiệp mới nhất của Taiwan Semiconductor Manufacturing Co (TSMC) cho biết việc sử dụng nước, điện và nguyên liệu thô của công ty đã tăng năm thứ ba liên tiếp vào năm 2020.
Nguyên nhân chủ yếu không chỉ là do việc xây dựng các nhà máy mới, mà còn đến từ việc áp dụng các công nghệ sản xuất chip tiên tiến 5 nanomet được dùng trong sản xuất bộ vi xử lý iPhone và MacBook. Báo cáo được đưa ra giữa lúc Đài Loan đang phải vật lộn với hạn hán và mất điện nghiêm trọng, những yếu tố đe dọa đến ngành sản xuất chip quan trọng của vùng lãnh thổ này.
Theo báo cáo, TSMC đã cắt giảm mức sử dụng nước trên mỗi tấm wafer xuống 8,9% vào năm 2020, không đạt được mục tiêu giảm 10% hằng năm. Lượng nước sử dụng hằng ngày của công ty cũng tăng 25% lên 193.000 tấn vào năm ngoái, gần bằng với mức tăng trưởng doanh thu trong cùng kỳ. TSMC cũng thất bại trước mục tiêu nội bộ là giảm lượng chất thải tạo ra xuống dưới 0,88 kg mỗi đơn vị sản phẩm. Hãng bán dẫn Đài Loan cho rằng điều này là do nhu cầu ngày càng tăng trong việc làm sạch và tối ưu hóa các hoạt động sau khi giới thiệu công nghệ sản xuất chip mới. Được biết, TSMC đã đặt mục tiêu cắt giảm lượng chất thải phát sinh xuống dưới 0,5 kg/đơn vị vào năm 2030.
Video đang HOT
Về năng lượng, TSMC cho biết đã đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng tái tạo trong 7,6% nhu cầu vào năm ngoái, và đang trên đà đạt được mục tiêu sử dụng năng lượng xanh cho 25% nhu cầu năng lượng vào năm 2030. Tuy nhiên, theo báo cáo, TSMC đã tiêu thụ tổng cộng 16.900 GWh năng lượng trong năm 2020, tăng gần 18% so với năm 2019.
Để giải thích, TSMC cho biết máy in thạch bản tia cực tím (EUV) hiện tiêu thụ điện năng nhiều gấp 10 lần so với các máy tiền nhiệm. Trong một hội nghị chuyên đề về công nghệ gần đây, Phó chủ tịch cấp cao TSMC Y.P. Chin cho biết công ty đã mua và lắp đặt khoảng 50% số máy EUV trên thế giới vào năm ngoái. Trước đây, chỉ có Samsung và Intel mới có đủ khả năng mua những cỗ máy tiên tiến như vậy.
Theo Nikkei, TSMC cam kết sẽ tiếp tục giảm lượng khí thải carbon, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, đồng thời sẽ yêu cầu và trợ giúp các nhà cung cấp thu hẹp quy mô sử dụng tài nguyên thiên nhiên để xây dựng chuỗi cung ứng chip bền vững hơn. Cam kết này được đưa ra khi Đài Loan vừa thoát khỏi đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn 50 năm.
Tân Trúc, trung tâm ngành công nghiệp bán dẫn của Đài Loan và là nơi TSMC đặt một số nhà máy, từng đối diện với nguy cơ bị ngừng nước hai lần một tuần vào tháng trước. Hạn hán đã dịu đi đáng kể vào đầu tháng này với những cơn mưa như trút nước trên toàn hòn đảo. Ngoài tình trạng khô hạn, Đài Loan còn gặp phải một số vụ mất điện trên diện rộng trong năm nay, do nhu cầu năng lượng tăng cao trong bối cảnh cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trên toàn cầu về chip và linh kiện.
Các công ty chip như TSMC và United Microelectronics Co đã hoạt động hết công suất để giúp giảm bớt sự thiếu hụt. Việc mất điện không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của TSMC, dù công ty thừa nhận đã gặp phải tình trạng sụt áp khi một trong những sự cố mất điện xảy ra.
TSMC đánh giá tình trạng gián đoạn nguồn cung cấp nước và năng lượng là hai rủi ro “nghiêm trọng”. Hiện hãng này đang xây dựng một nhà máy tái chế nước để tái sử dụng trong sản xuất chip, dự kiến sẽ đi vào sản xuất trong năm nay. TSMC còn đang xây dựng trung tâm sản xuất không chất thải đầu tiên trên thế giới để biến chất thải thành vật liệu điện tử có thể tái sử dụng.
Samsung được kêu gọi dùng năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Samsung được kêu gọi dùng năng lượng tái tạo tại Việt Nam
Tổ chức Hòa Bình Xanh cho rằng Samsung cần chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở tại các nhà máy ở Hàn Quốc và Việt Nam.
Trong báo cáo ngày 29/6, Hòa Bình Xanh ca ngợi Samsung Electronics đã đạt được mục tiêu 100% năng lượng tái tạo ở Trung Quốc, châu Âu và Mỹ vào năm 2020. Tuy nhiên, tổ chức này đưa ra cảnh báo rằng thành tích của hãng có nguy cơ bị lu mờ khi các công ty công nghệ đa quốc gia khác đang tăng cường mua và áp dụng năng lượng mặt trời và năng lượng gió.
Theo dữ liệu của BloombergNEF , Amazon mua nhiều năng lượng sạch hơn bất kỳ công ty nào khác trong năm 2020, tiếp đến là Total của Pháp, TSMC của Đài Loan, Verizon và Facebook của Mỹ.
Tổ chức Hòa Bình Xanh cho rằng Samsung cần chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo ở Hàn Quốc và Việt Nam - hai cơ sở sản xuất lớn nhất của tập đoàn công nghệ này, ngay cả khi các quốc gia này có kế hoạch xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than.
Nhà máy sản xuất linh kiện và lắp ráp thiết bị di động Samsung Thái Nguyên.
Một nửa số điện thoại thông minh của Samsung hiện được sản xuất tại Việt Nam. Trong khi đó, 82% nhu cầu năng lượng của hãng tại đây được đáp ứng bằng nhiên liệu hóa thạch. Samsung không đưa hai quốc gia châu Á này vào mục tiêu năm 2020 của hãng, một phần vì những hạn chế về nguồn cung và cơ sở hạ tầng.
Báo cáo của Greenpeace cho biết các công ty nên trả tiền điện sạch trực tiếp, thông qua các thỏa thuận mua bán điện hoặc bằng cách đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
"Chúng tôi đang tìm kiếm thêm cơ hội để mở rộng việc sử dụng năng lượng tái tạo ở các khu vực có hệ thống và điều kiện phù hợp. Gần đây, các thủ tục xung quanh việc sử dụng năng lượng tái tạo đã được cải thiện ở các quốc gia", Samsung nói với Nikkei Asia .
Theo công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, năm 2019, Việt Nam trở thành nhà sản xuất điện mặt trời lớn nhất Đông Nam Á, vượt qua Malaysia và Thái Lan. Nhưng nguồn điện sạch đang phát triển chậm lại, khi Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết Việt Nam cần sản xuất ít năng lượng tái tạo hơn do lưới điện quá tải. Việc này có thể khiến Samsung gặp khó khăn khi mua năng lượng gió và năng lượng mặt trời, ngoài việc tự lắp đặt các tấm pin tại nhà máy của mình.
Wood Mackenzie cũng dự báo đến cuối 2021, Việt Nam và Hàn Quốc sẽ là hai trong số những quốc gia châu Á đầu tiên tự hào về chi phí năng lượng mặt trời giảm xuống dưới mức than đá.
SMIC cố giữ chân nhân tài với các khoản thưởng cổ phiếu khổng lồ Ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc vẫn thiếu hụt nhân tài và điều này đang đè nặng lên SMIC. SMIC áp dụng thưởng cổ phiếu cho gần một phần tư lực lượng lao động của công ty Nhà sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC) đã cung cấp cho các giám đốc điều hành cao...