TS.BS Từ Ngữ: Những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ và những ai cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay
TS.BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, việc áp dụng chế độ ăn chay phụ thuộc vào đặc thù công việc của từng nhóm và cơ địa của từng người.
Hiện nay, ở một số quốc gia trên thế giới như Ấn Độ, Thụy Sĩ,… nhiều người đã giảm ăn thịt và chuyển sang ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật. Chế độ ăn chay đang là xu hướng ăn uống được nhiều người lựa chọn.
Tuy nhiên, trước khi quyết định thực hành theo chế độ ăn chay, bạn cần tìm hiểu rõ ưu nhược điểm của chế độ ăn này là gì và liệu bản thân có phù với chế độ ăn này không.
TS.BS Từ Ngữ, Tổng thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam
1. Quan điểm về chế độ ăn chay
Theo TS.BS Từ Ngữ, ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (trái cây, rau quả…) Tuy nhiên, có nhiều trường phái ăn chay và phân loại ăn chay cũng rất kỳ thú.
Một số người ăn thuần chay cho rằng, ăn chay chỉ ăn thực vật, không ăn tất cả các sản phẩm từ thịt động vật, kể cả trứng và sữa. Mặt khác, nhiều người ăn chay cũng cho rằng, ăn chay là không ăn tất cả các sản phẩm từ thịt động vật nhưng có sử dụng các sản phẩm từ sữa, trứng. Việc phân loại này dựa vào tôn giáo và quan niệm của từng người.
Ăn chay là một chế độ ăn uống chỉ gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (Ảnh Internet)
2. Chế độ ăn chay mang lại lợi ích gì cho sức khỏe?
Video đang HOT
Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít chất béo bão hòa, nhiều vitamin tan trong nước như vitamin B1, B2, vitamin C… có tác dụng chống oxy hóa, giảm hàm lượng cholesterol trong máu và giúp ngăn ngừa được nhiều căn bệnh như: bệnh tim mạch, tăng huyết áp, béo phì, tiểu đường,…
Bên cạnh đó, chất xơ là thành phần chỉ có trong thực vật, không có trong động vật. Vì thế, thực phẩm chay cung cấp khá đầy đủ chất xơ cho cơ thể. Chất xơ có tác dụng xúc tiến quá trình tiêu hóa, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể. Người ta ví chất xơ như là cái chổi làm sạch đường tiêu hóa. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng làm hệ vi sinh đường ruột phát triển. Nhu cầu chất xơ trung bình khoảng 20 – 30g/người/ngày.
Chất xơ là thành phần chỉ có trong thực vật, không có trong động vật. Vì thế, thực phẩm chay cung cấp khá đầy đủ chất xơ cho cơ thể. (Ảnh Internet)
Chế độ ăn chay được đánh giá ít độc tố hơn chế độ ăn thường. Vì trong quá trình trồng trọt hiện nay, người nông dân sử dụng khá nhiều phân hóa học khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Các loài động vật như cá, gia cầm,… uống nguồn nước ô nhiễm có nguy cơ tích lũy nhiều độc tố trong cơ thể. Do đó, chế độ ăn nhiều động vật cơ thể có nguy cơ bị tích lũy nhiều độc tố.
3. Những chất dinh dưỡng nào người ăn chay có thể thiếu?
Theo BS.TS Từ Ngữ chế độ ăn chay khó cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Người ăn chay trường có thể thiếu những chất dinh dưỡng sau:
- Sắt: Những người ăn chay có nguy cơ bị thiếu sắt, vì nguồn cung cấp sắt chủ yếu đến từ những loại động vật có thịt màu đỏ. Có thể bổ sung sắt từ các loại thực phẩm như: đậu nành, bột ngũ cốc, rau xanh, các loại hạt,…. Tuy nhiên nên lưu ý dùng kết hợp những thực phẩm này với các đồ uống giàu vitamin C để làm tăng lượng chất sắt hấp thụ được.
- Các loại vitamin tan trong dầu: Cũng như các loại vitamin khác, vitamin tan trong dầu rất cần thiết cho cơ thể. Bốn loại vitamin tan trong dầu bao gồm: vitamin là A, E, D và K. Vitamin tan trong dầu đóng vai trò thiết yếu giúp bảo vệ thị lực, phát triển xương, hỗ trợ đông máu. Do không ăn mỡ động vật nên cơ thể người ăn chay thường thiếu loại vitamin này. Tùy vào cơ địa, người ăn chay có thể bổ sung vitamin tan trong dầu dưới dạng thuốc uống.
Người ăn chay có thể bổ sung vitamin tan trong dầu dưới dạng thuốc uống. (Ảnh Internet)
- I-ốt: I-ốt là một vi chất mà tự cơ thể chúng ta không tổng hợp được, nên cần phải bổ sung thường xuyên, lâu dài qua đường ăn uống. Tuyến giáp sử dụng iot để tạo ra các hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình tăng trưởng, chữa lành các tế bào bị hư tổn và hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Theo thống kế, có đến 1/3 dân số thế giới có nguy cơ bị thiếu iot. Tình trạng thiếu iot có thể dẫn đến các triệu chứng khó chịu và thậm chí nghiêm trọng như bướu cổ, gặp một số vấn đề trong thai kỳ, tăng cân và khó khăn trong học tập.
Để bổ sung i ốt, người ăn chay nên chế biến thức ăn bằng muối i ốt thay vì muối thường. Ngoài ra, cũng cần cân nhắc tăng cường ăn các rau loại rau như bắp cải, bông cải xanh, khoai lang và ngô. Chúng đều chứa một chất gọi là goitrogens, được cho là có thể cản trở quá trình sản xuất hoóc môn ở tuyến giáp.
TS.BS Từ Ngữ cũng lưu ý, những người hoạt động thể lực nhiều không nên ăn chay trường. Ngược lại những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gout, những người cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay. Việc lựa chọn chế độ ăn phụ thuộc vào cơ địa từng người, từng cá thể và từng thời điểm.
Những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ, bệnh gout, những người cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay. (Ảnh Internet)
Hiện nay, một số sản phẩm chay giả mặn hay còn gọi là chay công nghiệp đa phần được chế biến từ đậu nành biến đổi gen, một số phụ gia thực phẩm khác và muối. Đậu nành biến đổi gen đặc biệt có liên quan đến tổn thương của thận, gan, tinh hoàn, tinh trùng, máu và DNA.
Các sản phẩm chay công nghiệp cũng có nguy cơ gây ngộ độc botulinum. Mới đây, Bộ Y tế đã đưa cảnh báo khẩn cấp về độc tố botulinum sau nhiều ca ngộ độc do ăn pate Minh Chay. Do đó, mọi người cần duy trì chế độ ăn chay từ nguồn thực phẩm tươi, hạn chế sử dụng sản phẩm chay công nghiệp để bảo vệ sức khỏe.
Ba yếu tố quyết định đến sức khỏe của con người bao gồm: Dinh dưỡng, vận động và tinh thần. Do đó, bên cạnh việc thực hành chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, mọi người cần thường xuyên vận tập thể dục, hạn chế stress để duy trì sức khỏe tốt, TS.BS Từ Ngữ khuyến cáo.
Lưu ý hạn dùng khi ăn bánh trung thu 'nhà làm'
Bánh homemade phong phú về hình dáng, mùi vị nhưng không để được dài ngày, nguy cơ nhiễm khuẩn cao bởi không dùng chất bảo quản.
Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, cho biết bánh trung thu tự làm (homemade) chủ yếu làm ở quy mô nhỏ, cấp độ gia đình, không sản xuất công nghiệp hàng loạt bằng máy. Bánh thường do một người làm và bán hoặc tặng cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp.
Trước đây, chỉ có bánh truyền thống là bánh dẻo và bánh nướng nhân thập cẩm. Hiện nay thị trường có nhiều loại bánh, loại nhân, thường được giới thiệu là dùng nguyên liệu tự nhiên và không chất bảo quản, phẩm màu độc hại và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bánh được làm thủ công nên đa dạng về kích thước, mẫu mã, màu sắc bắt mắt. Người làm bánh có thể cân đo đong đếm lượng đường, chất béo nên có ưu thế về dinh dưỡng, đáp ứng được nhiều đối tượng khách hàng hơn, kể cả người ăn chay, người bệnh tiểu đường, béo phì...
"Tuy nhiên, bánh trung thu nhà làm có nguy cơ nhiễm khuẩn, từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh, có thể gây ngộ độc thực phẩm", bác sĩ Tiến nói.
Một số yếu tố khác như khói bụi, dụng cụ và tay người làm bánh, điều kiện vệ sinh khu vực làm bánh cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh.
Bánh trung thu nhà làm nhiều hình dáng, màu sắc, mùi vị hơn nhưng khó dễ hỏng hơn do hạn dùng ngắn. Ảnh: Static
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM, bánh nhà làm thường có hạn sử dụng ngắn, thường khoảng một tuần từ ngày sản xuất do không sử dụng các chất bảo quản như bánh sản xuất tại cơ sở quy mô lớn.
Bánh trung thu dễ bị oxy hóa vì trong bánh có nhiều loại chất béo và nguyên liệu tươi. Trong điều kiện không đảm bảo, quá hạn dùng, bánh dễ bị nấm mốc, nhiễm khuẩn gây ngộ độc hệ tiêu hoá.
Ngoài ra, bánh sản xuất công nghiệp phải có gói hút oxy, có tác dụng giữ cho sản phẩm ở môi trường yếm khí duy trì được độ tươi ngon, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn phát triển...
"Tuy nhiên, gói hút oxy chỉ sử dụng ở những sản phẩm có độ ẩm và độ dầu thấp, nếu không có thể dẫn đến nhiễm độc botulinum. Do đó, bánh nhà làm thường không sử dụng được", bác sĩ nhận định.
Bên cạnh đó "bánh nhà làm được rao bán rất nhiều trên mạng, không đăng ký với cơ quan chức năng nên rất khó kiểm soát về chất lượng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về an toàn vệ sinh thực phẩm. Người tiêu dùng cũng không thể kiểm soát được tất cả quy trình, nhất là nguồn gốc nguyên, nhiên liệu", Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nói.
"Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào ngộ độc bánh trung thu nhà làm, song vụ ngộ độc pate Minh Chay dấy lên hồi chuông cảnh tỉnh người tiêu dùng phải sáng suốt lựa chọn thực thẩm", phó giáo sư nhấn mạnh.
Chuyên gia khuyến cáo người làm bánh trung thu quy mô nhỏ cần tìm mua nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, tránh mua trôi nổi trên thị trường. Nên sử dụng các thành phần từ thiên nhiên để không bị ngộ độc thực phẩm.
Người tiêu dùng cần lựa chọn bánh có tên, địa chỉ nơi sản xuất, hướng dẫn sử dụng, bảo quản kín... Khi mua cần đọc kỹ phần nguyên liệu trên bao bì để biết được lượng calo và chất bột, béo, đạm của bánh.
Chỉ mua sản phẩm còn nguyên bao bì, không bị rách, dập nát, biến dạng hay có ẩm mốc, hư hỏng. Đặc biệt, bánh trung thu nhà làm nên ăn sau vài ngày mua do không để được dài hạn.
Có 5 dấu hiệu này, bạn đang ngồi quá nhiều, không vận động bệnh tật sẽ sớm 'kéo đến' Cuộc sống bận rộn và áp lực khiến con người ít quan tâm đầy đủ đến sức khỏe. Mặc dù chưa phải là bệnh tật phát sinh nhưng nếu xuất hiện những triệu chứng sau đây, bạn nên biết rằng cơ thể cần vận động tích cực hơn. Chống đẩy một cái cũng không nổi Chống đẩy là một loại vận động phổ...