TS. Lương Hoài Nam: Đà Nẵng nên hướng tới du lịch cho đối tượng siêu giàu
Việt Nam nên có đề án hình thành hệ sinh thái du lịch cho đối tượng siêu giàu và Đà Nẵng cũng nên hướng tới điều này, theo TS.
TS. Lương Hoài Nam trao đổi tại Hội thảo – (Ảnh: Phước Tuần)
Việt Nam nên có đề án hình thành hệ sinh thái du lịch cho đối tượng siêu giàu và Đà Nẵng cũng nên hướng tới điều này, TS. Lương Hoài Nam đặt vấn đề tại Hội thảo “Phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống” do Báo Đầu tư phối hợp với Tập đoàn Sun Group tổ chức tại Đà Nẵng, sáng 27/6.
Câu hỏi được Tổng Biên tập Báo Đầu tư, ông Lê Trọng Minh đặt ra với các diễn giả là, Đà Nẵng sẽ tự làm mới mình như thế nào để tiếp tục bứt phá, tăng tốc, để mãi xứng danh là nơi đáng đến và nơi đáng sống bậc nhất Việt Nam?
Trước khi trả lời câu hỏi này, TS. Lương Hoài Nam, thành Thành viên Hội đồng Tư vấn Du lịch chia sẻ, đến Đà Nẵng sau đại dịch Covid-19 ông đặc biệt vui khi thấy sự trở lại của các doanh nghiệp du lịch.
Không nghi ngờ gì, Đà Nẵng là điểm đến số 1, điểm đến tốt nhất Việt Nam, chỉ rộng 1.000 km2 nhưng Đà nẵng có tất cả mọi thứ, từ đô thị xinh xắn, là một trong những nơi biển đẹp nhất châu Á, nằm trong các bãi biển đẹp nhất thế giới, hệ sinh thái về du lịch là số 1 Việt Nam.
Sau khẳng định trên, ông Nam cũng chia sẻ rằng đã từng có lúc thấy “quá vô duyên” khi cứ đi du lịch biển ở Phuket (Thái Lan) hay một số nơi khác.
Ông Nam cũng cho biết, năm 2021, Hội đồng tư vấn du lịch – TAB đánh giá về tiêu chí năng lực cạnh tranh điểm đến để phát triển du lịch, Đà Nẵng là số 1 Việt Nam.
Với những lợi thế này, ông Nam cho rằng Đà Nẵng đang xác định rất đúng là đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nếu với cả nước du lịch đóng góp 9% vào GDP thì Đà Nẵng phải tận dụng mọi cơ hội, tiềm năng để đóng góp vào tăng trưởng cao hơn, khoảng 15% mới xứng đáng với tiềm năng.
Với quan sát của mình, ông Nam cũng nhận xét, Đà Nẵng có sự thận trọng hơn trong chống dịch, nên thành phố này mở cửa chậm hơn các địa phương khác một chút. Nhưng hiện nay khách nội địa đến Đà Nẵng đã đông trở lại. Với các hoạt động xúc tiến vừa qua của Thành phố và các doanh nghiệp, vị chuyên gia này tin rằng, thời gian tới Đà Nẵng sẽ phục hồi nhanh hơn.
Về khách quốc tế, ông Nam cho rằng sẽ khó khăn hơn bởi các ảnh hưởng về dịch bệnh, chiến tranh vẫn nhiều nên để phục hồi các thị trường quốc tế là không hề đơn giản.
Ông Nam cũng nhắc đến con số ấn tượng trước khi có đại dịch Covid – 19 thì cứ hai tuần ngành du lịch Việt Nam kiểm dược 1 tỷ USD từ khách quốc tế, hiếm có ngành nào có doanh thu khủng như vậy.
Video đang HOT
Nhưng bối cảnh hiện nay, theo ông Nam, cần thiết vừa tranh thủ khai thác nội địa thật tốt, vừa cố gắng tối đa khai thác các đường bay quốc tế, và cũng là thời điểm có để đầu tư thỏa đáng, tháo gỡ khó khăn vướng mắc để phục hồi và phát triển du lịch mạnh hơn.
Chúng tôi đã kiến nghị với Thủ tướng mở hơn nữa chính sách visa, Mỹ, Úc, Newzealand, Ấn Độ… và toàn bộ các nước châu Âu. Tôi đi xúc tiến nước ngoài nhiều, khách du lịch quốc tế rất mệt mỏi khi làm thủ tục visa, ông Nam trao đổi.
Cho rằng Việt Nam hiện nay có chính sách rất tốt liên quan đến chống dịch, mọi thứ đã gần như bình thường, ông Nam cho biết, Hội đồng tư vấn Du lịch cũng đã kiến nghị bỏ đeo khẩu trang. Và các địa phương, trong đó có Đà Nẵng cũng nên kiến nghị thêm các chính sách, quy định cởi mở hơn để phát triển du lịch.
Tại hội thảo, ông Nam cũng nêu một lo ngại về lâu dài, nếu không cẩn thận, Sân bay Đà Nẵng có thể sẽ là nút thắt trong phát triển kinh tế nói chung, du lịch nói riêng.
Theo ông Nam thì Sân bay Đà Nẵng hoàn toàn có thể đưa công suất lên 30- 40 triệu khách/ năm và phát triển nhanh về phía Đông. Phải nhanh để đón cơ hội sau đại dịch, ông Nam nhấn mạnh.
“Tôi tin rằng, du lịch Đà Nẵng còn rất nhiều cơ hội phát triển. Đà Nẵng có diện tích gấp rưỡi Singapore nhưng hiện nay lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng rất ít so với Singapore”, ông Nam nói.
Nhắc đến một số địa điểm du lịch mà TS. Nam chia sẻ, trong đó có Phuket, ông Lê Trọng Minh bình luận, dường như du khách quốc tế vẫn thích đến phuket, nơi được mệnh danh là thành phố không ngủ, nơi có sức hấp dẫn của sự đa dạng về sản phẩm du lịch.
Vậy Đà Nẵng có làm được như vậy không, dường như Đà Nẵng còn đang thiếu những sản phẩm du lịch để thu hút du khách?
Đề cập vấn đề này, đại diện cho doanh nghiệp du lịch hàng đầu tại Đà Nẵng là Sun Group, bà Trần Nguyện – Trưởng ban Kinh doanh Tập đoàn Sun World đã thông tin về định hướng sản phẩm mới mà Sun Group sẽ đem đến cho Đà Nẵng thời gian tới, để Thành phố “đã đẹp sẽ còn đẹp hơn, đã đáng đến sẽ còn đáng đến hơn nữa, nhiều trải nghiệm độc đáo hơn nữa”.
Theo đó, không chỉ mang tới một mùa hè 2022 sôi động cho Đà Nẵng với nhiều sự kiện và lễ hội đẳng cấp trong chuỗi lễ hội Take me to the Sun, tới cuối năm 2022, Sun Group sẽ ra mắt 3 show diễn mới là show Núi lửa, show Bông hồng vàng và show Piano bay tại Sun World Ba Na Hills. Năm 2023, công trình Hầm rượu Bà Nà cũng được hoàn thành. Đây là công trình có kiến trúc đặc biệt ấn tượng, và là nơi du khách có thể tìm hiểu quy trình sản xuất rượu vang chuẩn Pháp cũng như thưởng thức những loại vang được làm ngay tại Bà Nà, bà Nguyện cho biết.
Trao đổi thêm, TS. Lương Hoài Nam cho rằng cần làm rõ Đà Nẵng đáng đến với đối tượng nào, vì đối tượng bình dân và siêu giàu khác nhau rất nhiều. Ông Nam cho rằng, Việt Nam chưa có hệ sinh thái du lịch siêu giàu. Hiện nay cả nước không có một chiếc trực thăng VIP, trực thăng y tế, trong khi 1 khách nhà giàu chi tiêu bằng hàng trăm khách bình thường. Chúng tôi đã kiến nghị cần sớm hình thành đề án về hệ sinh thái du lịch phục vụ giới siêu giàu, và Đà nẵng cũng nên hướng tới đối tượng siêu giàu, ông Nam nêu quan điểm.
Trong một bức tranh đa dạng chúng ta cần có đầy đủ các sản phẩm, vừa phục vụ khách bình dân, vừa phục vụ giới siêu giàu, nó phải là một hệ sinh thái hoàn chỉnh, ông Lê Trọng Minh bình luận.
Trả lời ngắn gọn về điều cần làm nhất lúc này để Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến, ông Nam cho rằng, ông vẫn nghĩ đến cần nhanh chóng mở rộng Sân bay Đà Nẵng về phía đông ở đẳng cấp quốc tế và trong đó có cả nhà ga phục vụ máy bay VIP. Điều này cần thực hiện càng sớm càng tốt, ông Nam nhấn mạnh.
Hé lộ công viên ven sông quy mô lên tới 50 ha ở phía Đông Nam Đà Nẵng
Gắn bó với Đà Nẵng suốt 15 năm qua, Sun Group sớm nhận ra 'khoảng trống' lớn trong phát triển đô thị của thành phố đáng sống.
Bởi vậy, sau 2 thương hiệu đã thành danh là Sun World (lĩnh vực vui chơi giải trí) và Sun Hospitality (lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng), Sun Group mang Sun Property - thương hiệu bất động sản cao cấp đến Đà Nẵng...
Công viên ven sông quy mô 50ha sắp có mặt ở phía Đông Nam Đà Nẵng. (Ảnh minh họa).
Một công viên ven sông quy mô 50 ha sẽ sớm xuất hiện ở phía Đông Nam Đà Nẵng, bổ sung mảnh ghép "xanh" cho thành phố đáng sống. Đáng chú ý, công viên này là một phần của khu đô thị kiểu mẫu do Sun Property - thương hiệu bất động sản cao cấp của Sun Group kiến tạo.
ĐẠI CÔNG VIÊN TRONG LÒNG KHU ĐÔ THỊ KIỂU MẪU
Theo các chuyên gia, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu về quy hoạch và phát triển đô thị, song Đà Nẵng - thành phố từng được Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas bình chọn là 1 trong 10 địa chỉ đáng sống nhất thế giới lại có rất ít công viên ấn tượng. Điểm danh cũng chỉ có Công viên châu Á - công viên chủ đề được đầu tư bài bản, Công viên APEC mới khánh thành rộng hơn 8.000m2, Công viên 29 tháng 3 hơn 20ha và có tuổi đời gần nửa thế kỷ.
Theo số liệu tại Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung năm 2020, Đà Nẵng có 287 ha đất cây xanh các loại, bình quân 2,53 m2/người. Như vậy so với quy chuẩn 6 m2/người, toàn thành phố đang thiếu gần 400 ha đất cây xanh công cộng. Trong khi đó, mật độ dân số Đà Nẵng ngày càng cao, khách du lịch cũng không ngừng tăng mạnh theo từng năm.
Không chỉ thiếu công viên, thành phố đáng sống còn thiếu các khu đô thị kiểu mẫu, bài bản, văn minh. Khu đô thị được thiết kế công viên lớn, đa dạng tiện ích theo xu hướng phát triển đô thị trên thế giới gần như chưa xuất hiện tại Đà Nẵng.
Theo báo cáo của Cushman & Wakefield Việt Nam, các khu đô thị không chỉ cần không gian xanh mà còn cần tập trung tạo ra công viên, khu đi bộ, quảng trường hay bờ sông. Các điểm đến này mang lại bản sắc riêng giúp thu hút du khách, cư dân, nhà đầu tư... "Thực tế, càng bỏ ra nhiều tiền để mua nhà ở, khách hàng sẽ càng chú trọng đến việc được an cư trong không gian xanh với chất lượng không khí tốt kèm theo kết nối tiện ích công cộng xung quanh", báo cáo chỉ ra.
Khu đô thị kiểu mẫu với hệ thống công viên, tiện ích bài bản đang là xu thế trong phát triển đô thị. (Ảnh minh họa).
Gắn bó với Đà Nẵng suốt 15 năm qua, Sun Group sớm nhận ra "khoảng trống" lớn trong phát triển đô thị của thành phố đáng sống. Bởi vậy, sau 2 thương hiệu đã thành danh là Sun World (lĩnh vực vui chơi giải trí) và Sun Hospitality (lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng), Sun Group mang Sun Property - thương hiệu bất động sản cao cấp đến Đà Nẵng.
Bằng kinh nghiệm của nhà phát triển bất động sản cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng hàng đầu Việt Nam, Sun Property sẽ kiến tạo những khu đô thị kiểu mẫu đẳng cấp với sự đầu tư xứng tầm cho công viên, cảnh quan, tiện ích. Mở đầu là dự án khu đô thị Nam Hòa Xuân (thuộc phường Hòa Quý) với đại công viên ven sông Cổ Cò.
QUY MÔ 50 HA, 6 CÔNG VIÊN CHỦ ĐỀ
Với quy mô lên tới 50 ha, đại công viên ven sông Cổ Cò nằm trong khu đô thị Nam Hòa Xuân hứa hẹn là không gian xanh mát bậc nhất khu vực Đông Nam thành phố. Đặc biệt, công viên nằm tại vị trí trung tâm khu đô thị Nam Hòa Xuân, trên trục đường huyết mạch kết nối trung tâm Đà Nẵng với các di sản thế giới Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn tại Quảng Nam, rất gần danh thắng Ngũ Hành Sơn. Với cảnh sắc sơn thủy hữu tình, công viên sẽ trở thành không gian trải nghiệm, thư giãn lý tưởng của du khách, đồng thời là chuỗi tiện ích đáng giá của cư dân Nam Hòa Xuân.
Không gian xanh mướt của công viên ven sông Cổ Cò. (Ảnh minh họa).
Đặt nhiều tâm huyết kiến tạo công viên ven sông lớn nhất miền Trung, Sun Property cho biết sẽ phát triển mô hình công viên đa chức năng với 6 phân khu theo chủ đề riêng. Đầu tiên là Công viên bến du thuyền - Marina Park, nơi có bến du thuyền đẳng cấp, quảng trường lớn và các điểm nhấn mang tính biểu tượng. Đây sẽ là nơi cập bến của những du thuyền sang trọng. Chủ nhân của du thuyền không chỉ là du khách giàu có, mà còn là cư dân tương lai của khu đô thị Nam Hòa Xuân nói chung, đảo Đồng Nò - nơi đang hình thành đô thị đảo thượng lưu Sunneva Island nói riêng.
Tiếp đến là Công viên nghệ thuật - Artwork Park với tâm điểm là Tượng Phật Di Lặc cùng vô số bức tượng được tạo tác công phu, các mảng tường tranh, con đường sắc màu bắt mắt. Đây sẽ là không gian check-in hoàn hảo cho giới trẻ Đà thành, và là nơi cư dân Nam Hòa Xuân thư thái dạo bộ, thưởng lãm mỗi ngày.
Sport Park - Công viên thể thao là không gian rèn luyện thể lực, nơi diễn ra các giải đấu quy mô với tổ hợp sân thể thao liên hoàn (tennis, bóng đá, sân đa năng...) được đầu tư bài bản. Tọa lạc trong phân khu công viên này, nhà hàng bên sông Cổ Cò là điểm nhấn ấn tượng với kiến trúc đậm hồn bản địa, tôn vinh văn hóa sông nước với những hình ảnh đặc trưng như giăng lưới, kéo lưới, những ô ngăn nuôi cá... Đây sẽ là nơi cư dân Nam Hòa Xuân trải nghiệm ẩm thực, tụ họp gia đình, bạn bè, và đủ sức tổ chức các sự kiện lớn với tổng diện tích sử dụng lên tới hơn 1000 m2.
Phân khu tiếp theo là Công viên trẻ em - Kid Park với tổ hợp trò chơi trẻ em ngoài trời và khu sân chơi nước đa màu sắc, giúp các em nhỏ thỏa sức sáng tạo.
Trong khi đó, Lifestyle Park - Công viên Phong cách sống với khu vườn nướng BBQ, bể bơi ngoài trời, sân tập nhảy, khu vẽ tranh ven sông... sẽ là nơi để giới trẻ và các gia đình tụ tập mỗi dịp cuối tuần.
Với những người yêu thích sự yên tĩnh, riêng tư và những trải nghiệm gắn với sông nước thì Công viên ven hồ - Lake Park sẽ là sự lựa chọn lý tưởng với hàng loạt tiện ích như vườn thiền, chòi ngắm cảnh, khu cắm trại dã ngoại, đạp vịt, khu câu cá ven hồ...
Kết nối giữa đại công viên 50ha với đường Mai Đăng Chơn sẽ là cây cầu đi bộ được thắp sáng dọc thân cầu tạo hiệu ứng nổi bật vào ban đêm, mang đến một biểu tượng mới cho sự "trỗi dậy" của khu vực Đông Nam thành phố.
Với quy mô của một đại công viên ven sông, nằm trong khu đô thị kiểu mẫu được quy hoạch bài bản, Sun Property tạo nên dấu ấn khác biệt ngay khi vừa có mặt tại Đà Nẵng. "Bên cạnh công viên 50ha, chúng tôi còn kiến tạo công viên ven sông đẳng cấp ngay tại đô thị đảo Sunneva Island, gia tăng tối đa không gian xanh mát cho toàn bộ khu vực, giúp thăng hoa giá trị sống cho cư dân. Bằng việc đầu tư những đô thị xứng tầm, không ngừng bổ sung chuỗi tiện ích cao cấp, hiện đại, chúng tôi kỳ vọng sẽ tạo nên những khu đô thị đáng sống giữa lòng thành phố đáng sống. Từ đó giúp Đà Nẵng thu hút ngày càng nhiều giới tinh hoa, đội ngũ chuyên gia quốc tế, tạo nên cộng đồng dân cư văn minh, ưu tú bên những dòng sông danh tiếng của Đà Nẵng", đại diện Sun Property khẳng định.
Việt Nam - Điểm đến Golf tốt nhất thế giới Ngày 28/10, tại Park Hyatt Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, Tổ chức Giải thưởng World Golf Awards đã công bố Việt Nam là Điểm đến Golf tốt nhất thế giới và châu Á. Việt Nam cũng là đất nước có các sân golf trải dài mọi miền từ Bắc vào Nam cho thấy bộ môn thể thao này ngày...