TS. Cấn Văn Lực: Không nên áp trần lãi suất vay tiêu dùng
“Theo tôi, không nên áp trần lãi suất, vì trong hệ thống NH bên cho vay và bên vay đã có thỏa thuận về lãi suất. Nếu cho vay tiêu dùng áp trần lãi suất 20% trong điều kiện rủi ro sẽ không ai dám cho vay, tức vô hình chung bóp nghẹt cho vay tiêu dùng” – TS. Cấn Văn Lực cho hay.
Nếu hạn chế vay tiêu dùng sẽ bóp nghẹt nền kinh tế (Ảnh TL)
T ỷ trọng cho vay tiêu dùng thấp
Theo TS. Cấn Văn Lực, tỷ trọng cho vay tiêu dùng tại thời điểm cuối năm 2017 chiếm khoảng 18% tổng dư nợ của nền kinh tế. Nhưng trong cho vay tiêu dùng có nhiều khoản vay mua nhà, sửa chữa nhà, nếu bóc tách ra, thực chất cho vay tiêu dùng chỉ chiếm khoảng 12%. Con số này còn quá nhỏ so với quy mô cho vay tiêu dùng của nhiều nước.
Chẳng hạn tại khu vực Đông Nam Á, cho vay tiêu dùng chiếm 35% tổng tín dụng, Trung Quốc 21% và tại Hoa Kỳ nếu tính cả cho vay mua nhà, sửa nhà chiếm 51%. Đó chính là tiềm năng phát triển.
Ngoài ra, tiềm năng còn nằm ở chỗ cho vay hộ gia đình tại Việt Nam cũng thấp, khoảng 23% GDP so với tại Hoa Kỳ chiếm khoảng 80% GDP, Trung Quốc 49% GDP. Thực tế vay tiêu dùng là hình thức tín dụng hỗ trợ cho xã hội; trong khi nhu cầu tiêu dùng cá nhân tại Việt Nam có thể lên đến 66-67% GDP. Nếu hạn chế vay tiêu dùng sẽ bóp nghẹt nền kinh tế vì tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.
Tại Việt Nam, cho vay tiêu dùng chỉ có vài sản phẩm như mua hàng điện máy, học hành, mua xe, mua nhà. Trong khi đó, cho vay tiêu dùng ở các nước trên thế giới rất phát triển vì có nhiều sản phẩm. Thí dụ, ở Anh có hàng chục sản phẩm cho vay tiêu dùng, như cho vay thẻ tín dụng, cho vay các khoản tiêu dùng cá nhân không có tài sản thế chấp, cho vay trước ngày trả tiền lương (chiếm đến 10% tổng dư nợ)…
Ngoài ra, một số nước còn cho vay theo catalouge, tức các cửa hàng bán lẻ đưa ra danh sách các mặt hàng người dân có thể vay để mua. Do vậy, muốn khai thác tiềm năng vay tiêu dùng, các TCTD cần đa dạng sản phẩm, thí dụ cho vay tiêu dùng đối với đám tang, đám cưới, chữa bệnh.
Video đang HOT
Cho vay tiêu dùng hiện thu hút rất nhiều người tham gia (Ảnh TL)
L ãi suất cho vay tiêu dùng rất cao
Về lãi suất cho vay tiêu dùng, nhiều ý kiến cho rằng lãi suất cho vay tiêu dùng hiện rất cao. Lý giải về điều này, chuyên gia Cấn Văn Lực cho rằng có 4 lý do chính dẫn đến điều này. Thứ nhất, lãi suất huy động đầu vào của các công ty tài chính (CTTC) cao vì họ không được huy động tiền gửi, phải vay của các tổ chức khác với lãi suất cao nên cho vay lại cao.
Thứ hai cho vay tiêu dùng trừ cho vay mua nhà và ô tô thế chấp luôn tài sản đó, còn lại đều là tín chấp. Trong khi đó tại Việt Nam thông tin thiếu chính xác, không minh bạch và tính tuân thủ của bên đi vay yếu.
Thứ ba, bản thân nền kinh tế Việt Nam, đang được định hạng BB . Đây là mức cực kỳ rủi ro nên không thể so sánh lãi suất với Hoa Kỳ được. Chi phí giao dịch cho nền kinh tế quá cao, đặc biệt là chi phí không chính thức.
Thứ tư, lạm phát tại Việt Nam tương đối cao so với khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đặt ra để so sánh lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam khoảng 20-50%/năm, Brazil 30-70%, Ấn Độ 12-48%/năm. Như vậy lãi suất cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chỉ ở mức trung bình.
“Theo tôi, không nên áp trần lãi suất, vì trong hệ thống NH bên cho vay và bên vay đã có thỏa thuận về lãi suất. Nếu cho vay tiêu dùng áp trần lãi suất 20% trong điều kiện rủi ro sẽ không ai dám cho vay, tức vô hình chung bóp nghẹt cho vay tiêu dùng. Thực tế ở Anh cũng đã chứng minh áp trần lãi suất làm méo mó hoạt động cho vay tiêu dùng” – chuyên gia cho hay.
TS. Cấn Văn Lực cho biết thêm, hiện nay Bộ luật Dân sự 2015 nêu trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Còn Bộ luật Hình sự 2017 quy định, nếu cho vay với lãi suất gấp 5 lần mức trần (tương đương 100%/năm), và thu tiền lãi không hợp lý (trên 100 triệu đồng) trở lên, sẽ phạt tiền hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
Sự không chặt chẽ giữa 2 bộ luật này khiến các CTTC ngầm hiểu với nhau lãi suất 100%/năm là vi phạm hình sự, nên họ liệt kê lãi suất chỉ 99%/năm. Vì vậy, tôi đề xuất phải có nghị định hướng dẫn chặt chẽ chuyện này.
Nguyễn Mạnh
Theo congluan.vn
Ngân hàng đồng loạt siết tín dụng bất động sản
Cạn room tín dụng và trước yêu cầu của cơ quan quản lý về việc siết tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, nhiều ngân hàng đã buộc phải thắt chặt các khoản vay chứng khoán, bất động sản bằng cách thẩm định chặt chẽ hơn, nâng lãi suất vay các lĩnh vực này.
Tăng lãi suất, thẩm định kỹ khoản vay
Chị Nguyễn Thị Hường (Đống Đa, Hà Nội) đang vay 700 triệu tại một ngân hàng để mua nhà với lãi suất ưu đãi 1 năm đầu là 9,5%. Sau 1 năm, lãi suất được tính bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cộng biên độ 3,5%, tức là chị phải trả mức lãi suất 9,8%/năm.
Tuy nhiên, từ đầu tháng 10, chị được ngân hàng thông báo lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng của ngân hàng tăng thêm 0,3%, nâng lãi suất mà chị phải trả lên mức 10,1%/năm.
Tương tự, anh Đặng Ngọc Đức (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết đang tìm hiểu một khoản vay để mua nhà vào cuối năm nay. Phía ngân hàng cho biết vì khoản vay của anh trên 1 tỷ đồng nên nếu anh vay cố định trong vòng 24 tháng thì lãi suất là 11%/năm. Trong khi nếu vay quá thời gian này anh sẽ phải trả lãi suất 12%.
Theo khảo sát của Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) cách đây ít lâu, nhiều ngân hàng thương mại đã nâng lãi suất cho vay mua nhà trong những tháng gần đây thêm 1 - 2% lên mưc 11 - 12%. Trong khi đó, lãi suất cho vay các chủ đầu tư lớn của các ngân hàng cũng tăng khoảng 0,5% lên 10 - 11%/năm.
Lý giải xu hướng tăng lãi suất lĩnh vực bất động sản, các chuyên gia cho rằng chủ yếu do nhiều ngân hàng sắp hết hạn mức tín dụng nên buộc phải siết lại các khoản vay như vay nhiều rủi ro bất động sản, chứng khoán, mua ô tô...
Cùng với đó là lộ trình giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung - dài hạn từ mức 45% xuống 40% chỉ còn vài tháng, trong khi Ngân hàng Nhà nước nhiều lần yêu cầu siết tín dụng vào những lĩnh vực rủi ro cũng khiến các khoản vay bất động sản gặp khó hơn.
"Ngân hàng chúng tôi vừa tăng lãi suất các khoản vay mới có giá trị trên 2 tỷ từ 11,5% lên 12,5%. Ngoài việc tăng lãi suất thì ngân hàng cũng phải sàng lọc kỹ hơn các khoản vay bất động sản giá trị cao để hạn chế tình trạng người vay vay để đầu cơ nhà đất" - Trưởng khối Khách hàng cá nhân một ngân hàng cho hay.
Tạo áp lực tích cực cho thị trường
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ tín dụng với kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 8/2018 tăng 5,2% so với đầu năm, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung toàn ngành, tín dụng BĐS chiếm tỷ trọng khoảng 7,4%. Trong khi cùng kỳ năm 2017 tín dụng bất động sản tăng 9,79% và chiếm tỷ trọng khoảng 6,7%.
Các khoản vay liên quan bất động sản đang bị siết chặt hơn
Theo Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng, cơ quan này đã thực hiện rất nhất quán và kiên định việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, thông qua ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như tăng hệ số rủi ro đối với các khoản cho vay bất động sản, kiểm soát chặt chẽ dư nợ và tập trung thanh tra cảnh báo các TCTD tiềm ẩn rủi ro.
Theo lý giải của lãnh đạo NHNN, việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh bất động sản luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ngân hàng do các quy định pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực này còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định điều chỉnh đối với một số loại hình bất động sản mới.
Việc định giá tài sản đảm bảo là BĐS gặp khó khăn do đây là tài sản đặc biệt, có lợi nhuận kỳ vọng cao, có nhiều hoạt động đầu cơ, thao túng giá thị trường nên dẫn đến giá cả không phản ánh đúng giá trị tài sản; sự chênh lệch về kỳ hạn và lãi suất giữa nguồn vốn huy động và cho vay; hệ thống thông tin chính thức về thị trường bất động sản còn hạn chế dẫn đến các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong dự báo nguồn cung, trong đánh giá sự phù hợp về giá, phân khúc khách hàng...
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) cũng cho rằng, lộ trình giảm dần sự phụ thuộc của thị trường bất động sản vào nguồn tín dụng ngân hàng là phù hợp với phương thức hoạt động của thị trường bất động sản. "Như tại các nước có nền kinh tế phát triển minh bạch, lành mạnh thì các Quỹ đầu tư bất động sản, Quỹ tín thác bất động sản, thị trường chứng khoán là nguồn cung cấp vốn chủ yếu cho thị trường bất động sản" - ông Châu cho biết.
Vì vậy, theo ông Châu, điều này đã tạo áp lực có tính tích cực, lành mạnh, buộc các doanh nghiệp bất động sản phải tìm kiếm các nguồn vốn bổ sung khác.
Nhiều chuyên gia cũng cho rằng dù việc các ngân hàng siết tín dụng bất động sản thời gian gần đây phần nào gây khó khăn cho người có nhu cầu mua nhà để ở, tuy nhiên cũng mang lại những hiệu ứng tích cực, như tạo sức ép buộc các chủ đầu tư phải tính toán lại phương án đầu tư, tập trung vào các phân khúc thanh khoản cao.
Theo anninhthudo.vn
Vay mua nhà, mua xe khó hơn Nhiều ngân hàng tăng lãi suất đầu vào kéo lãi suất cho vay một số lĩnh vực tăng theo Từ đầu tháng 10 đến nay, nhiều ngân hàng (NH) tăng lãi suất tiền gửi ở nhiều kỳ hạn, đặc biệt lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 và 13 tháng tăng thêm 0,2-1 điểm phần trăm, cán mức 8%- 8,4%/năm. Điều này ảnh...