TS. Alan T.Pham: Fed tăng lãi suất, TTCK Việt Nam đã ‘chiết khấu’ gần xong
‘Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất đang ảnh hưởng đến các dòng vốn đầu tư trên toàn cầu, trong đó Việt Nam không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên, do một số yếu tố nên mức độ ảnh hưởng từ quyết định này của Fed đối với TTCK Việt Nam là không đáng kể’, TS. Alan T.Pham, Kinh tế trưởng Tập đoàn VinaCapital trao đổi với ĐTCK.
Có những yếu tố níu giữ một lượng đáng kể vốn ngoại ở lại với thị trường
Là chuyên gia tài chính có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Mỹ, ông đánh giá như thế nào về mức độ rút vốn ra khỏi các thị trường mới nổi và cận biên, cũng như các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản… của giới đầu tư quốc tế sau khi Fed tăng lãi suất đồng USD?
Fed tăng lãi suất sẽ gia tăng tính hấp dẫn cho thị trường Mỹ trên nhiều khía cạnh. Đó là khi đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ, NĐT sẽ nhận được lãi suất cao hơn. Ngay cả việc nắm giữ USD cũng mang lại lợi ích tốt hơn cho giới đầu tư.
USD lên giá còn phản ánh nền kinh tế Mỹ tốt hơn và đương nhiên hiệu quả kinh doanh của các công ty ở Mỹ cũng khả quan hơn, nên cổ phiếu có triển vọng tăng giá. Điều này sẽ làm cho TTCK Mỹ thu hút nhiều NĐT hơn.
Rạng sáng 17/12 (theo giờ Việt Nam), Fed đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%, sau 7 năm duy trì ở mức 0 – 0,25%. Lãi suất mới nằm trong khoảng 0,25 – 0,5%. Việc Fed chỉ nâng lãi suất cơ bản thêm 0,25% đã giúp TTCK Mỹ, châu Âu và châu Á phản ứng tích cực.
Tính hấp dẫn của TTCK Mỹ gia tăng sẽ kích thích các dòng vốn đầu tư gián tiếp quốc tế, đặc biệt là vốn của các NĐT Mỹ đang đầu tư bên ngoài sẽ chảy mạnh hơn về Mỹ.
Thực ra, quá trình rút vốn khỏi các thị trường mới nổi, cận biên, thậm chí cả các thị trường lớn như châu Âu, Nhật Bản, đặc biệt là TTCK Trung Quốc, đã được nhiều NĐT rục rịch thực hiện trong vòng 1 năm qua.
Video đang HOT
Nói cách khác, giới đầu tư quốc tế đã tiến hành bước 1 của quá trình cơ cấu lại giỏ vốn đầu tư của họ trên quy mô toàn cầu để đón đầu động thái tăng lãi suất của Fed. Với việc Fed vừa chính thức tăng lãi suất, giới đầu tư nhiều khả năng sẽ thực hiện bước 2 của việc cơ cấu lại tỷ trọng vốn đầu tư trên phạm vi toàn cầu, đó là gia tăng lượng vốn đầu tư vào thị trường Mỹ, giảm vốn đầu tư ở các thị trường khác trên toàn cầu.
TS. Alan T.Pham
Đối với TTCK Việt Nam, mức độ rút vốn của các NĐT ngoại có nghiêm trọng không, theo ông?
Do dòng vốn ngoại đầu tư vào TTCK Việt Nam hiện không lớn so với nhiều thị trường lân cận như: Thái Lan, Indonesia, Malaysia…, nên động thái rút vốn của khối ngoại trên TTCK Việt Nam sẽ không “sốc” như một số thị trường khác. Ngoài ra, như vừa phân tích, trong suốt 1 năm qua, nhiều NĐT quốc tế thực hiện bước 1 của việc tái cơ cấu tỷ trọng vốn đầu tư trên toàn cầu, nên trên thực tế một phần vốn ngoại đã rút ra khỏi Việt Nam.
Bởi vậy, với TTCK Việt Nam, đến thời điểm này gần như thị trường đã “ chiết khấu” xong động thái tăng lãi suất của Fed, nên mức độ tác động đối với TTCK Việt Nam không thực sự đáng ngại.
Mặt khác, một số yếu tố hấp dẫn của TTCK Việt Nam như: năm 2015, GDP ước tăng khá cao, đạt 6,5%; lạm phát thấp; tỷ giá tương đối ổn định; mặt bằng giá cổ phiếu vẫn hấp dẫn so với nhiều thị trường lân cận…, nên sẽ níu giữ một lượng đáng kể vốn ngoại ở lại với thị trường, thậm chí có triển vọng thu hút thêm dòng vốn ngoại mới trong năm 2016, cũng như những năm tiếp theo.
Cơ sở nào để ông nhận định như vậy?
Qua tiếp xúc với một số NĐT của Mỹ và Nhật Bản mới đây, chúng tôi nhận thấy thị trường Việt Nam tiếp tục là một trong những mối quan tâm đầu tư của họ. Điểm đáng chú ý ở đây là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục có triển vọng đổ vào Việt Nam mạnh hơn dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII).
Việt Nam có triển vọng thu hút vốn FDI mạnh hơn nhờ tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cũng như những nỗ lực cải cách nền kinh tế từ bên trong. Dòng vốn FDI vào mạnh sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa hút vốn FII vào TTCK.
Điều này cùng với nỗ lực nâng hạng TTCK, những vướng mắc về nới “room” cho NĐT nước ngoài đang được tháo gỡ; nhiều cơ hội đầu tư mới khá hấp dẫn từ các đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của các tập đoàn, tổng công ty đang mở ra…, sẽ giúp TTCK Việt Nam thu hút thêm dòng vốn ngoại mới trong thời gian tới.
Thực tế, các NĐT ngoại đang quan tâm giải ngân vào những cổ phiếu được nhìn nhận là sẽ được hưởng lợi nhiều từ TPP như: dệt may, thủy sản, da giày…
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
VN-Index tìm được điểm cân bằng
Trong tuần trước thềm cuộc họp tăng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), TTCK Việt Nam đã có sự hồi phục tích cực, dù khối ngoại tiếp tục bán ròng.
Trong đó, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn gồm VNM, BMP, VCB, CTG, GMD tăng giá mạnh, hỗ trợ cho thị trường. Đà tăng lan tỏa sang một số cổ phiếu có vốn hóa trung bình như CTD, CAV, NCT, ELC, TVC, MHC. Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dầu khí gồm GAS, PGD, PGS, PVD... tăng giá trở lại nhờ sự hồi phục của giá dầu thế giới.
Trong khi đó, các quỹ ETF cơ cấu lại danh mục có tác động khá lớn tới thị trường trong tuần này. Đặc biệt, cổ phiếu KDC bị bán mạnh và giảm sâu trong 2 phiên liên tiếp sau khi Quỹ Vietnam Market vector ETF giảm tỷ trọng trong danh mục.
Một số cổ phiếu khác bị loại khỏi danh mục cũng ghi nhận mức bán ròng mạnh từ khối ngoại như BID (4,5 triệu cổ phiếu), IJC (5,6 triệu cổ phiếu). Tuy nhiên, sau đó lực cầu nội bắt đáy các cổ phiếu này gia tăng khá tốt, giúp giá cổ phiếu có diễn biến tăng trở lại.
Sau cuộc họp chính sách ngày 16/12 (sáng sớm 17/12 theo giờ Việt Nam), Fed đã chính thức đưa ra quyết định điều chỉnh tăng lãi suất liên bang thêm 0,25%, lên mức 0,25 - 0,5%. Fed cũng đưa ra dự báo, đến cuối năm 2016, lãi suất sẽ ở mức 1,375%, đồng nghĩa với việc trong năm tới sẽ có 4 lần tăng lãi suất, mỗi lần 0,25%.
TTCK Mỹ và nhiều thị trường khác trên thế giới đón nhận thông tin này khá tích cực, khi chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,28%, chỉ số S&P 500 tăng 1,45%, chỉ số Nikkei 225 tăng 2,61%... TTCK Việt Nam cũng ghi nhận diễn biến tương tự khi chỉ số VN-Index bật tăng ngay từ đầu phiên, với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng như VCB, CTG, BID...
Hoạt động rút vốn của khối ngoại đã diễn ra trên thị trường Việt Nam trong nhiều tuần gần đây và trên thực tế kể từ đầu năm, thị trường Việt Nam trụ vững tốt hơn nhiều so với các thị trường mới nổi khác trong khu vực. Trong dài hạn, chúng tôi cho rằng, việc Fed nâng lãi suất sẽ mang lại tác động tích cực nhiều hơn là tiêu cực, vì đây là một tín hiệu rõ ràng cho sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, vốn là một trong những thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam.
Tuy vậy, trong ngắn hạn, quyết định của Fed nhiều khả năng sẽ làm tăng áp lực về tỷ giá trong những tuần cuối năm 2015 và đầu năm 2016. Ngay từ đầu tuần này, đồng USD đã tăng giá mạnh so với tiền đồng và các đồng tiền khác, trong khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm. Hiện tại, tỷ giá USD tại các ngân hàng đã ở mức trần tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước là 22.547 đồng cho giá bán, tăng 27 đồng ( 0,12%) so với tuần trước.
Trong khi đó, trên thị trường tự do, tỷ giá USD đang được giao dịch trên mức giá trần. Chúng tôi cho rằng, sau khi lãi suất USD chính thức tăng lên, sẽ có thêm những áp lực lên tiền đồng, tiền đồng mất giá sẽ góp phần khiến nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trên TTCK.
Với diễn biến TTCK tương đối khả quan gần đây, thị trường dường như đã tìm được điểm cân bằng sau một giai đoạn giảm điểm mạnh từ 617,8 điểm về sát ngưỡng 560 điểm.
Hiện tại, cả bên mua và bên bán đang chờ đợi những tín hiệu xu hướng rõ ràng hơn. Tuy nhiên, theo phân tích kỹ thuật, sự phục hồi hiện tại của thị trường vẫn đang là sự vận động của VN-Index trong thị trường giá xuống (bear market), với ngưỡng kháng cự quan trọng tại đường MA200 ở 580 điểm. Chúng tôi thiên về kịch bản chỉ số sàn HOSE sẽ dao động trong biên độ 560 - 580 điểm trong thời gian tới.
CTCK VPBS
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
FED tăng lãi suất: Vàng, dầu cùng giảm giá Thị trường vàng và dâu mỏ đông loạt giảm mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bô tăng lãi suât đông USD. Lúc 8h15 sáng 17/12, giá vàng SJC chiều mua vào tại TP HCM đã tuột khỏi mốc 33 triệu đồng/lượng xuống còn 32,85 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá bán ra cũng được Công ty VBĐQ Sài...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Bị tố bội tín với tập đoàn Tôn Hoa Sen và NSX Mái Ấm Gia Đình Việt, MC Quyền Linh lên tiếng
Sao việt
23:34:18 14/04/2025
Cặp vợ chồng đều là NSND, khi yêu nhau cả nước 'chỉ trỏ, bàn tán'
Tv show
23:23:39 14/04/2025
Han So Hee thừa nhận 'sai lầm' sau ồn ào tình cảm
Sao châu á
23:12:05 14/04/2025
TikToker Lê Tuấn Khang trổ tài ca hát cùng Lý Hải
Hậu trường phim
23:04:23 14/04/2025
Phim cổ trang mới chiếu 2 ngày đã lập kỷ lục hot nhất 2025, nữ chính được khen đẹp nhất Trung Quốc hiện tại
Phim châu á
22:49:23 14/04/2025
Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên
Tin nổi bật
22:02:43 14/04/2025
Cảnh tượng quỳ lạy gây sốc ở concert Chị Đẹp, một "phú bà" cất giọng chạy nốt làm dân tình "nổi da gà"
Nhạc việt
21:57:49 14/04/2025
Jennie tại Coachella 2025: Hát rap không ra hơi, bị yêu cầu tắt backtrack và về luyện tập lại!
Nhạc quốc tế
21:36:35 14/04/2025
Cú sốc thuế quan với quốc gia 'chưa ai từng nghe đến'
Thế giới
21:27:39 14/04/2025
Fabregas buông lời cảnh báo MU đừng động vào 1 cầu thủ
Sao thể thao
21:02:01 14/04/2025