Truyền thông về tôn giáo với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc
Tham luận tại Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IX (nhiệm kỳ 2022 – 2027) chiều 28/11, đề cập đến vấn đề nâng cao hiệu quả công tác thông tin, truyền thông Phật giáo, Hòa thượng, Tiến sỹ Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự – Trưởng ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định, truyền thông là thước đo chiều sâu các hoạt động Phật sự.
Giáo hội đã xác định truyền thông Phật giáo là một bộ phận không thể tách rời trong sự nghiệp hoằng pháp.
Truyền thông bằng “thân giáo”, nói đi đôi với làm
Việt Nam có 98 triệu dân, tính đến tháng 10/2022, đã có gần 85 triệu tài khoản Facebook, 13 triệu người dùng Instagram, 70 triệu Messenger. Việt Nam cũng thuộc nhóm 15 quốc gia lớn nhất trên không gian mạng; đứng thứ 9 thế giới về tổng lượt người dùng tải ứng dụng và thứ 10 về thời gian sử dụng ứng dựng trên smartphone.
Hòa thượng Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch Hôi đông Trị sự Giáo hôi Phât giáo Viêt Nam, Trưởng Ban Thông tin truyên thông Giáo hôi Phât giáo Viêt Nam, Trưởng Ban thông tin, báo chí đại hôi phát biêu. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Nhìn vào những con số này, Hòa thượng Thích Gia Quang cho rằng, truyền thông Phật giáo chỉ đạt được hiệu quả cao khi biết vận dụng và ứng dụng các loại hình truyền thông hiện đại, bao gồm hệ thống báo chí – phát thanh – truyền hình chính thống và không thể thiếu các ứng dụng, như: Zalo, Youtube, Facebook,…
Một phương thức truyền thông khác có sự vững bền và hiệu quả rất cao được Hòa thượng nhắc đến, đó là “truyền thông bằng ‘thân giáo’, nói đi đôi với làm, giữ gìn trang nghiêm đạo hạnh trong tu tập, giao lưu, ứng xử”.
Khi đã xác định được vai trò của truyền thông, công tác thông tin, truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần được định hướng về nội dung thật cụ thể, trong đó tập trung truyền thông các giá trị về đạo đức, nhân văn – nhân bản của giáo lý Phật giáo.
Truyền thông sự đóng góp của Phật giáo vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, xây dựng các giá trị phát triển bền vững theo quan điểm của Phật giáo; những đóng góp đối với công tác văn hóa, từ thiện xã hội; các hoạt động của đời sống dân sinh, đời sống kinh tế – xã hội; việc xây dựng văn hóa, các giá trị đạo đức tâm linh, đóng góp vào nền tảng giáo dục hiếu sinh với các cấp, ngành trong việc xây dựng nền tảng hướng thượng, trí tuệ cho tín đồ, công dân trong thời đại toàn cầu hóa.
Video đang HOT
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, nên cần coi trọng việc truyền thông về tôn giáo đối với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, với các nhiệm vụ cụ thể như xây dựng nông thôn mới, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự…
“Hiện nay, công tác quản lý truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang gặp nhiều thách thức, phải đối mặt với các vấn đề quản lý thông tin trên một không gian ‘mở’ nhưng ‘ảo’, những vấn đề về an ninh truyền thông theo góc nhìn của chính pháp đạo Phật, vấn nạn tin giả, sự phá hoại của hacker, tin tặc, các loại tội phạm thông tin, tâm lý chiến về tôn giáo”, Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh.
Trên cơ sở phân tích này, Hòa thượng cho rằng, công tác quản lý truyền thông của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần đổi mới quan điểm, tư duy và cách thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại; có tổ chức truyền thông chuyên nghiệp, chuyên gia truyền thông giỏi. Xác định rõ thực trạng phát triển truyền thông và quản lý truyền thông, từ đó đề ra giải pháp cấp bách và lâu dài nhằm phát triển ngành truyền thông và nâng cao hiệu quả quản lý truyền thông.
Theo Hòa thượng, Giáo hội cần có mô hình báo chí chuyên nghiệp, hạn chế tình trạng tự phát, hoạt động thiếu đồng bộ, thiếu phối hợp giữa các đầu mối thực hiện truyền thông Phật giáo như thực trạng đang diễn ra. Có bộ phận biên tập truyền thông am hiểu nội dung Phật giáo, có trình độ về chuyên ngành truyền thông, xây dựng và tuyển lựa những tác phẩm truyền thông một cách có định hướng, có tiêu chí cụ thể. Ngăn chặn và loại bỏ tình trạng “trăm hoa đua nở”, đăng tải nội dung tự phát, tự tác, nhưng lại mang danh Phật giáo, mang danh Giáo hội.
Với sự phát triển của các nền tảng truyền thông, công tác chỉ đạo, quản lý truyền thông đang gặp không ít khó khăn. Sự bùng nổ của mạng xã hội như Facebook, Youtube,… khiến cho Ban Thông tin Truyền thông Trung ương Giáo hội với chức năng, nhiệm vụ và nguồn lực tài chính, nguồn lực nhân sự hạn chế như hiện nay sẽ không có đủ công cụ, khả năng để kiểm soát thông tin, xử lý khủng hoảng truyền thông trên các trang mạng xã hội, trên mạng lưới truyền thông một cách kịp thời.
Giáo hội cần có những chính sách cụ thể về đầu tư tài chính, nguồn nhân lực, sự thống nhất trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện để công tác thông tin, truyền thông ngày càng có những đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự phát triển vững mạnh của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Hoàn thiện trụ cột cho chuyển đổi số Phật giáo
Cũng liên quan đến vấn đề truyền thông, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Phó Trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho rằng, truyền thông xã hội đã thể hiện ưu thế của mình trong thời gian qua, đặc biệt trong công tác phòng, chống đại dịch COVID-19 và khắc phục hậu quả thiên tai.
Quang cảnh đại hôi. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Tin tức về công tác thiện nguyện, lời khuyên chăm sóc sức khỏe, pháp thoại của chư tôn đức đã được xã hội hưởng ứng nhiệt tình. Tiếng nói của dư luận xã hội Phật giáo đã kịp thời đến được các cấp hữu quan, góp phần vào sự thành công của chương trình “ATM oxy”, “ATM gạo”, phân phát hàng cứu trợ…
Mặt khác, chính nhờ truyền thông mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam có thể xây dựng dòng chảy dư luận một cách tích cực, ứng phó hữu hiệu với một số trường hợp cá biệt. Thông qua truyền thông xã hội, đặc biệt là qua tương tác trên Facebook và Youtube, triết lý “chỉ ác, tác thiện” đã thâm nhập vào quảng đại xã hội, nhất là giới trẻ.
“Tuy nhiên, chúng ta khiêm tốn nhìn nhận chiến lược truyền thông xã hội hãy còn ở bước sơ khởi và cần nghiên cứu tiếp tục những mô hình truyền thông xã hội, đầu tư nguồn lực”, theo Thượng tọa Thích Minh Nhẫn.
Bên cạnh truyền thông mạng, công tác chuyển đổi số cũng chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong thời gian qua. Sự thành lập Văn phòng hành chính điện tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam và triển khai các dự án số hóa lưu trữ tài liệu, phổ biến Tam tạng Kinh điển trên mạng là những dấu ấn tiêu biểu trong công tác tin học hóa, chuyển đổi số của Giáo hội.
Văn phòng hành chính điện tử được xây dựng nhằm phục vụ các tiện ích về giải pháp họp trực tuyến với các tỉnh, thành phố và kết nối với Trung tâm điều hành điện tử tại Văn phòng Trung ương Giáo hội, giải pháp họp không giấy, nhận dạng giọng nói, chuyển đổi giọng nói thành văn bản, số hóa văn bản hành chính…
Sự hình thành văn phòng hành chính điện tử trong công việc quản trị hành chính và đời sống hằng ngày đã thúc đẩy các hoạt động Phật sự của Giáo hội được phổ biến một cách nhanh nhất đến Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh, thành phố.
Kiến nghị giải pháp nhằm hoàn thiện trụ cột cho chuyển đổi số Phật giáo, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn đề xuất phát triển ứng dụng Tam tạng Kinh điển Phật giáo, làm tiền đề để phổ biến Phật giáo đến với mọi người.
Cùng với đó, xây dựng hệ thống lưu trữ văn bản hành chính điện tử của Giáo hội liên kết thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo thuận lợi trong việc tra cứu, trao đổi dữ liệu thông tin, thay việc phát hành văn bản giấy, chuyển đổi giấy chứng nhận tăng, ni, chứng điệp thọ giới truyền thống thành thẻ từ thông minh để thuận tiện quản lý và kiểm tra, hạn chế việc giả danh tu sỹ và những tác hại tiêu cực khác, đồng thời đáp ứng sự phát triển của thời đại kỷ nguyên số.
Những 'cầu nối' lan tỏa tinh thần đại đoàn kết
Các cán bộ Mặt trận chính là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tích cực vận động người dân trên khắp mọi miền đất nước tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các điên hình tiêu biêu. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Trong công cuộc đổi mới, với nhiều hình thức tổ chức và vận động nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã góp phần quan trọng cùng với Đảng, Nhà nước thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; giải quyết những khó khăn về đời sống, tạo điều kiện thuận lợi để các tầng lớp nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng - an ninh, khơi dậy khát vọng phát triển, phát huy ý chí, sức mạnh văn hóa và con người Việt Nam... Đóng góp quan trọng vào thành quả chung đó của đất nước có vai trò của các thế hệ cán bộ Mặt trận, trong đó đặc biệt là sự nỗ lực kiên trì, bền bỉ, không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ Mặt trận ở 10.599 xã, phường, thị trấn và gần 100.000 Ban Công tác Mặt trận ở thôn, bản, khu dân cư... trong cả nước. Họ chính là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tích cực vận động người dân trên khắp mọi miền đất nước tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị, lan tỏa tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc.
Để tôn vinh những đóng góp đó, từ ngày 25 - 27/11/2022, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận tiêu biểu toàn quốc giai đoạn 2017 - 2022. Hội nghị là dịp để Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận, khẳng định những vai trò quan trọng của đội ngũ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và Trưởng ban Công tác Mặt trận trong việc vận động các tầng lớp nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, qua đó phát huy kết quả đã đạt được, ngày càng làm tốt vai trò đại diện quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân.
Bản Nhú Ma, xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu nằm cheo leo giữa mênh mông núi rừng biên cương, là nơi sinh sống của 100% đồng bào La Hủ, đa phần nhận thức còn hạn chế. Từ khi được tín nhiệm bầu làm Trưởng ban Công tác mặt trận bản Nhú Ma, ông Ly Xạ Pu luôn xác định cần phải tập trung nhiều hơn vào nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân bỏ tập quán du canh du cư chuyển sang định canh định cư, thi đua phát triển kinh tế, xây dựng đời sống mới, xóa bỏ hủ tục, tham gia giữ gìn an ninh trật tự biên giới...
Trong vai trò của người cán bộ mặt trận thôn bản, ông Ly Xạ Pu đã thực hiện tốt trách nhiệm tuyên truyền, tổ chức vận động nhân dân hiểu biết về pháp luật, tích cực lao động sản xuất, xóa đói giảm nghèo. Theo ông Pu, quan trọng nhất ở bản là không được để xảy ra tệ nạn xã hội, mỗi gia đình đều xây dựng nếp sống văn hóa để "bản sạch", vững mạnh.
Để làm được điều đó, ông Pu luôn thường xuyên tuyên truyền, chia sẻ cho nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các phong trào thi đua của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Hằng năm, bản Nhú Ma đều tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết, qua đó tình làng nghĩa xóm trong thôn bản ngày càng thêm gắn bó.
Ông Đao Văn Thức, Bí thư Đảng ủy xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu cho biết, ông Ly Xạ Pu là người La Hủ nổi trội trong vận động người dân ổn định đời sống, vệ sinh làng bản, phát triển kinh tế. Trước đây, ông là Bí thư Đảng ủy xã, khi về hưu, ông vẫn tiếp tục tích cực góp sức xây dựng quê hương, tham gia công tác của các Hội. Ông là người đi đầu vận động đồng bào La Hủ trong bản chuyển từ trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao để phát triển kinh tế.
Nhờ đó, hiện nay đa phần người La Hủ ở bản Nhú Ma đã mạnh dạn thay đổi cách nghĩ, cách làm, chịu khó học hỏi, có khát vọng vươn lên trong cuộc sống, đặc biệt là mong muốn gắn bó và góp sức xây dựng quê hương biên cương ngày càng đẹp giàu. Những tín hiệu tích cực này chính là món quà tinh thần vô giá dành cho người cán bộ Mặt trận tận tụy Ly Xạ Pu.
Phường Phước Nguyên, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là một địa phương đã nhiều năm liền đạt danh hiệu "Phường văn minh đô thị". Đối với bà Hoàng Thị Tuyết, người được giao đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường, đây vừa là vinh dự vừa là thách thức. Bằng sự mềm mại, khéo léo của người phụ nữ, cùng bản lĩnh của người đứng đầu một tổ chức, bà Hoàng Thị Tuyết đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, rào cản, vừa tạo được sự đoàn kết, thông nhât cho đông đảo những người dân địa phương, vừa thúc đẩy họ tích cực thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do địa phương và Mặt trận các cấp phát động.
Trong 5 năm qua, trên cương vị Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường, bà Tuyết đã cùng với các thành viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Phước Nguyên phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương vận động nhiều tổ chức, doanh nghiệp và những tấm lòng hảo tâm xây dựng Quỹ "Vì người nghèo" được trên 900 triệu đồng để chăm lo cho các mảnh đời yếu thế; vận động hỗ trợ xây mới 6 căn và sửa chữa 23 căn nhà Đại đoàn kết; vận động lương thực, thực phẩm ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19 với giá trị quy đổi thành tiền mặt khoảng 2,5 tỷ đồng... Những con số không nhỏ này là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tâm huyết, nhiệt tình và trách nhiệm của người nữ cán bộ Mặt trận.
"Là cán bộ Mặt trận, tôi luôn xác định rõ nhiệm vụ của mình là gì. Hộ nào khó khăn thì giúp. Không phải cứ cho họ nhiều tiền là được, phải tùy theo nhu cầu chính đáng của từng hoàn cảnh. Ví dụ hộ cần xe nước mía để kinh doanh thì vận động hỗ trợ họ có xe, có vốn... Mọi hoạt động đều phải đi sát với thực tế của người nghèo. Trong 20 hộ nghèo ở phường, hiện nay 19 hộ đã thoát nghèo, chỉ có 1 hộ tái nghèo, đây là niềm vui của người làm công tác Mặt trận như chúng tôi", bà Tuyết chia sẻ.
Xây dựng khối đại đoàn kết, phát triển kinh tế - xã hội địa phương Ngày 16/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng đã về dự và chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại khu dân cư số 2, xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ. Đồng chí Nguyễn Xuân Thắng,...