Truyền thông Trung Quốc: Việt Nam lôi kéo Ấn Độ đối phó Quân đội Trung Quốc
Trong thời điểm Trung Quốc gây ra đối đầu với Việt Nam ở Biển Đông, báo TQ cô tỏ ra lo ngại về quan hệ quốc phòng Việt-Ấn được tăng cường mạnh mẽ.
Việt Nam-Ấn Độ tăng cường quan hệ
Trang mạng qianzhan.com Trung Quốc ngày 11 tháng 7 có bài viết tuyên truyên cho rằng, để chống lại Trung Quốc trên Biển Đông, Việt Nam biết rõ nước nhỏ đối đầu với nước lớn như “lấy trứng đập đá”, cho nên đã áp dụng chiến lược “tấn công tập thể”, không ngừng “lôi kéo” các nước xung quanh Trung Quốc làm bạn, “gia nhập đồng minh chống Trung Quốc trên Biển Đông”.
Manh nay binh luân: Kế tiếp việc “lôi kéo” các nước như Mỹ, Nga, Nhật Bản và Philippines, Việt Nam lại tiếp tục thành công kéo Ấn Độ vào Biển Đông.
Bài viết dẫn Thông tấn xã Việt Nam gần đây đưa tin, Hội thảo công nghiệp quốc phòng Việt Nam-Ấn Độ lần đầu tiên đã tổ chức tại Hà Nội, hai nước tiến hành trao đổi, giao lưu lĩnh vực hợp tác quốc phòng khu vực.
Báo Trung Quốc cho rằng, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Preeti Saran hầu như rất hoan nghênh chính sách “liên kết” của Việt Nam, cam kết sẽ chế tạo tàu tuần tra tốc độ cao cho Việt Nam. Nhưng, đúng vào lúc “xung đột Biển Đông giữa Trung-Việt bùng phát bất cứ lúc nào” (do Trung Quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam), Ấn Độ lại đồng ý chế tạo tàu tuần tra cho Việt Nam hầu như có nghĩa là “Ấn Độ sẵn sàng cùng Việt Nam chống lại Trung Quốc”.
Đối với vấn đề này, bài báo cho rằng, trong 10 năm qua, Ấn Độ không ngừng cung cấp viện trợ và ủng hộ Việt Nam về quân sự, không chỉ đã cung cấp máy bay chiến đấu, đạn dược cho Việt Nam, mà còn giúp đỡ Quân đội Việt Nam phát triển sức chiến đấu của hải quân và không quân, nhờ sự viện trợ của Ấn Độ nên thực lực quốc phòng của Việt Nam đã được tăng cường không nhỏ.
Hội thảo công nghiệp quốc phòng Việt Nạm-Ấn Độ (ảnh nguồn báo chí Việt Nam)
Video đang HOT
Lần này, trong thời điểm “tranh chấp Biển Đông giữa Trung-Việt” xấu đi (thực chất là do Trung Quốc xâm lược, khủng bố ở vùng biển chủ quyền của Việt Nam), cấp cao quân đội hai nước Ấn Độ và Việt Nam triển khai hội đàm và quyết định gia tăng mức độ hợp tác quân sự – được báo Trung Quốc cho là – “không có lợi cho giải quyết hòa bình vấn đề tranh chấp Biển Đông”.
Nói cách khác, hợp tác quân sự giữa quân đội hai nước Ấn-Việt có thể sẽ “đe dọa nghiêm trọng chủ quyền và lợi ích (bất hợp pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông”.
Bao TQ cho biết, Hội thảo công nghiệp quốc phòng lần thứ nhất giữa Việt Nam-Ấn Độ tổ chức tại Hà Nội vào ngày 9 tháng 7. Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Preeti Saran, đại diện Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng hai nước cùng tham gia.
Khi phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, trong bối cảnh quan hệ đối tác chiến lược (gồm có lĩnh vực hợp tác quốc phòng) giữa Việt-Ấn đang có xu thế phát triển tốt đẹp, cuộc hội thảo lần này càng có ý nghĩa hơn. Ông đề nghị, thông qua hội thảo lần này, doanh nghiệp quốc phòng hai nước cần chủ động trao đổi thông tin về khả năng và lĩnh vực ưu thế của mình, nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, tìm cơ hội hợp tác và tạo thuận lợi trong tương lai.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho rằng, doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam và Ấn Độ cần đưa ra đề nghị cho Bộ Quốc phòng và Chính phủ hai nước về biện pháp xây dựng cơ chế, tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp các nước tham gia hiệu quả phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng Việt-Ấn.
Biên đội tàu chiến Hải quân Ấn Độ thăm Việt Nam (ảnh tư liệu)
Thông tấn xã Việt Nam cho rằng, trước đó, tháng 6 năm 2014, khi có cuộc gặp với Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Cục trưởng Cục hợp tác quốc tế Bộ Quốc phòng Ấn Độ Smita Nagaraj chỉ ra, Việt Nam luôn là đối tác hợp tác đáng tin cậy nhất của Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, Ấn Độ rất coi trọng thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, trong đó có lĩnh vực hợp tác quốc phòng. Ấn Độ có kế hoạch hỗ trợ cho Bộ Quốc phòng Việt Nam phát triển Đại học thông tin. Hiện nay, Ấn Độ đang chế tạo tàu tuần tra cao tốc cho Việt Nam. Đồng thời, Ấn Độ và Việt Nam sẽ hợp tác sản xuất thiết bị quân dụng.
Theo Giáo Dục
Khối đồng minh kiểu NATO để kiềm chế Trung Quốc, nên không?
Với việc Trung Quốc đang trở thành mối nguy cho hòa bình khu vực, một khối đồng minh châu Á-Thái Bình Dương theo mô hình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có thể kiềm chế sự bành trướng của Bắc Kinh, theo nhận định các chuyên gia.
Mối nguy chung
Tại hội thảo về biển Đông tổ chức tại Trung tâm chiến lược quốc tế (CSIS) ở thủ đô Washington (Mỹ) vào ngày 10-11.7, các học giả và các chuyên gia nhận định: Trung Quốc đã trở thành một mối nguy đối với ổn định của khu vực Đông Nam Á và nước này cần phải ngừng những hành động khiêu khích trên biển.
Giới quan sát cho rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ dừng tham vọng bành trướng trên biển Đông, theo trang tin Euronews (Pháp).
Phát biểu tại hội thảo, ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ngày 10.7 lên tiếng tố cáo Trung Quốc có những hành động "tham ăn, hung hăng trắng trợn" đối với các nước láng giềng nhằm chiếm hết lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông. Ông Rogers kêu gọi Washington phải mạnh tay hơn với Bắc Kinh.
Tình hình biển Đông trở nên căng thẳng kể từ khi Trung Quốc vào tháng 5.2014 hạ đặt phi pháp giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển Việt Nam, điều tàu đâm húc tàu Việt Nam tại khu vực đặt giàn khoan và bắt giữ ngư dân Việt Nam.
Giàn khoan trái phép Hải Dương-981 và tàu Trung Quốc - Ảnh: Độc Lập
Bắc Kinh còn lên kế hoạch tiến hành các hoạt động xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, ngang ngược ban hành bản đồ dọc nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý "đường lưỡi bò" nuốt trọn gần cả biển Đông.
Trả lời phỏng vấn tờ Sydney Morning Herald (Úc), giáo sư Shi Yinhong, chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh sẽ không bao giờ ngừng những hành động hung hăng trên biển Đông.
Tạp chí Time (Mỹ) ngày 11.7 nhận định Trung Quốc đã thể hiện rõ tham vọng bá quyền của mình. Bắc Kinh muốn chiếm hết những quần đảo, tài nguyên trên biển Đông lẫn biển Hoa Đông từ Nhật Bản, Philippines, Việt Nam và các nước khác. Căng thẳng leo thang có nguy cơ sẽ dẫn đến chiến tranh, theo Time.
Ngoại trưởng Hàn Quốc Yun Byung-se ngày 9.7 cũng đã lên tiếng cảnh báo về khả năng xảy ra xung đột quân sự ở châu Á, xuất phát từ tính toán sai lầm giữa lúc căng thẳng liên quan đến tranh chấp lãnh thổ leo thang.
Cần một khối đồng minh châu Á-Thái Bình Dương
Nếu chiến tranh bùng nổ, những quốc gia như Philippines và Việt Nam, vốn có quân đội yếu hơn so với Trung Quốc, sẽ gặp nhiều bất lợi, theo bài viết trên tạp chí Forbes ngày 8.7 của ba chuyên gia ở Mỹ: tiến sĩ Anders Corr, thạc sĩ Huong Mai Nguyen và tiến sĩ Priscilla Tacujan.
Tuy nhiên, những nền quân sự nhỏ có thể áp dụng những chiến dịch đặc biệt và du kích để ngăn cản những hành động bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông, theo bài viết trên Forbes.
Những chiến dịch đặc biệt đơn phương chống lại các tài sản của Trung Quốc trên biển Đông - chẳng hạn như giàn khoa Hải Dương-981 - có thể được tiến hành bởi một quốc gia như Philippines, Nhật Bản, Mỹ hoặc Việt Nam.
Nếu Trung Quốc bị tấn công tại bất kỳ khu vực nào trên biển Đông, họ sẽ rút lực lượng khỏi các nơi khác. Những nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc nên thiết lập các hiệp ước quân sự song phương hoặc đa phương để đối đầu với sự chống trả từ Bắc Kinh, các chuyên gia nhận định trên Forbes.
Mặc dù Mỹ lên án những hành động khiêu khích của Trung Quốc trên biển Đông, nhưng lại tuyên bố không đứng về phe nào trong tranh chấp lãnh thổ nên không nước nào có thể thực sự dựa vào Mỹ.
Tuy nhiên, một khối đồng minh châu Á-Thái Bình Dương nếu được thiết lập theo mô hình Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ có khả năng kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc, theo nhận định các chuyên gia trên Forbes.
Đồng thời, Mỹ cũng đang phát triển các chiến thuật mới nhằm kiềm chế Trung Quốc trên biển Đông, theo báo Financial Times (Anh) ngày 10.7.
"Bắc Kinh sẽ sai lầm nếu đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ châu Á của Washington. Mỹ là một người khổng lồ đang ngủ. Nếu Trung Quốc ép quá mức, Mỹ sẽ động binh", ông Christopher Johnson, cựu chuyên gia phân tích của CIA, nhận định.
Theo TNO
Mỹ phải mạnh tay hơn với Trung Quốc tham ăn, hung hăng trắng trợn Ông Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, ngày 10.7 lên tiếng tố cáo Trung Quốc có những hành động "tham ăn, hung hăng trắng trợn" đối với các nước láng giềng nhằm chiếm hết lãnh thổ và tài nguyên trên biển Đông, kêu gọi Washington phải mạnh tay hơn với Bắc Kinh. Tàu Trung Quốc bảo vệ giàn...