Truyền thông trong thảm hoạ: Niềm tin và sự nghi ngờ
Trong các thảm họa, khi nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cần một thời gian khá dài để có đánh giá và kết luận chính xác, thì ảnh hưởng có thể nhìn thấy được ngay lập tức của nó dễ khiến công chúng hoảng loạn…
Chính phủ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã phải chịu sự chỉ trích nặng nề của giới truyền thông vì sự cố lò hạt nhân Fukushima. (Ảnh minh họa)
Vấn đề truyền thông trong các trường hợp thảm họa (tự nhiên hay có nguyên nhân từ yếu tố con người) là một vấn đề phức tạp.
Ngay cả chính phủ của các quốc gia có kinh nghiệm trong việc đối mặt với các cuộc khủng hoảng lớn vẫn phải đối mặt với các chỉ trích mạnh mẽ của công chúng về cách thức truyền thông trong thảm họa.
Có thể kể đến trường hợp của chính phủ Mỹ trong cơn bão Katrina hay chính phủ Nhật Bản trong vụ nổ lò phản ứng của nhà máy Fukushima- họ đã phải chịu sự chỉ trích nặng nề của giới truyền thông, các chuyên gia và cả các chính trị gia về cách thức và mức độ thông tin mà họ chia sẻ cho công chúng.
Cho nên, khôi phục niềm tin của công chúng sau các cuộc thảm họa môi trường là một vấn đề khó khăn. Trong các cuộc thảm họa, trong khi nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng cần một thời gian khá dài để có đánh giá và kết luận chính xác, thì ảnh hưởng có thể nhìn thấy được ngay lập tức của nó dễ khiến công chúng hoảng loạn và yêu cầu những thông tin “ngay lập tức”.
Khi chính quyền không làm được điều này, những nỗ lực xây dựng lại lòng tin sau thảm họa thường như leo ngược dốc. Các thảm họa về môi trường, khi để xảy ra, thường “không thể cứu chữa”, hay nói một cách khác, hầu như không thể khôi phục nguyên trạng hoặc cần một thời gian rất lâu (có thể tới cả trăm năm)- điều này càng làm vấn đề truyền thông càng trở nên phức tạp.
Tuy vậy, một số nguyên tắc sau đây sẽ giúp chính quyền tiến hành các hoạt động truyền thông hữu hiệu hơn:
Nguyên tắc thứ nhất, đó là phải có sự tham gia của các tổ chức xã hội dân sự trong quá trình đánh giá mức độ ảnh hưởng và thiệt hại của thảm họa. Khi công chúng không còn lòng tin vào chính quyền và các cơ quan tổ chức có mối liên hệ với chính quyền, họ sẽ đặt lòng tin vào những cơ quan tổ chức xã hội dân sự được coi là khách quan hoặc đứng về phía công chúng.
Video đang HOT
Thay vì hạn chế hoạt động của những tổ chức này, thì kêu gọi sự tham gia tích cực của họ với tư cách một bên thứ ba hay một đối tác của chính quyền sẽ tạo ra uy tín cần có. Trong trường hợp khi tổ chức công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế mà chỉ có sự tham gia của Đại học Quốc gia và Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ thì sẽ không đủ tạo ra sự tin tưởng cho công chúng.
Nguyên tắc thứ hai, đó là số liệu số liệu và số liệu. Khi công chúng không còn tin vào các kết luận của chính quyền, họ vẫn giữ lòng tin nhất định vào các số liệu khoa học.
Cho nên, việc cung cấp các số liệu cụ thể theo một cách mà người dân bình thường cũng có thể hiểu được (những số liệu đo đạc của các vùng biển dưới dạng bản đồ infographic chẳng hạn) sẽ góp phần làm nhẹ đi các nghi ngờ của công chúng.
Nguyên tắc thứ ba, đó là thể hiện khả năng kiểm soát tình hình. Khả năng kiểm soát tình hình của chính phủ nằm ở việc xác định nguyên nhân, phạm vi ảnh hưởng, phương pháp khắc phục và biện pháp phòng ngừa trong tương lai- phải làm cho công chúng hiểu được tổ chức công bố kết quả đánh giá hiện trạng môi trường biển bốn tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế chỉ là một phần hay những bước đầu tiên của chính phủ trong một kế hoạch dài hơi hơn rất nhiều nhằm kiểm soát thảm họa môi trường này.
Nguyên tắc thứ tư liên quan đến cái mà các chuyên gia truyền thông gọi là “phương trình của lòng tin”.
Phương trình của lòng tin thường được tính bằng sự tín nhiệm sự đáng tin sự quen thuộc/ cái tôi, hay nói một cách khác, khi cái tôi của người truyền thông càng nhỏ thì lòng tin càng lớn.
“Cái tôi” ở đây được công chúng qui sự sốt sắng của chính quyền trong việc công bố biển an toàn. Cho nên, hãy cẩn trọng trong việc tuyên bố an toàn mà chỉ tập trung đánh giá hiện trạng-điều đó sẽ tạo ra sự tin tưởng hơn cho công chúng .
Nguyên tắc thứ năm, đó là cuối cùng cũng phải có ai đó chịu trách nhiệm chứ? Sẽ phải có người đứng ra xin lỗi vì những phát ngôn chưa chuẩn xác, những thông tin chưa được kiểm chứng được đưa ra cho công chúng hay những dự đoán bất cẩn về nguyên nhân.
Khôi phục lòng tin là một điều khó khăn và đòi hỏi thời gian. Cần hiểu rằng, khi lòng tin của công chúng đã bị đánh mất, thì bất cứ một hành động, một phát ngôn nào cũng bị đặt dưới lăng kính của sự nghi ngờ.
Theo Infonet
Liệu Nhật có để Thiên hoàng thoái vị
Mong muốn nghỉ ngơi của Thiên hoàng được nhiều người dân thông cảm nhưng cũng có thể mở ra những vấn đề tranh luận mới cho đất nước.
Nhật hoàng Akihito. Ảnh: Reuters
Nhật hoàng Akihito, 82 tuổi, hôm 8/8 có bài phát biểu trên truyền hình tỏ ý muốn thoái vị vì sức khỏe yếu. Nhật Bản là nước quân chủ lập hiến, luật pháp nước này hiện không có quy định về việc thoái vị. Nhật hoàng Akihito không thể công khai yêu cầu sửa đổi luật pháp vì hiến pháp Nhật Bản năm 1947 cấm Thiên hoàng can thiệp vào chính trị.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết chính phủ sẽ xem xét nghiêm túc bài phát biểu của Nhật hoàng. Tuy nhiên, theo NYTimes, thay đổi không đến dễ dàng tại Nhật Bản, chính phủ phải đối mặt với vấn đề hóc búa: Họ có thể bị chỉ trích cả khi cho phép thay đổi hoặc ngăn chặn việc đó.
Nếu chính phủ sửa đổi luật để đưa ra quy định về việc truyền ngôi, họ có thể làm dấy lên mối lo ngại về sức ảnh hưởng của họ đối với gia đình hoàng tộc, các nhà phân tích nhận xét.
"Cả hai bên cánh tả và cánh hữu sẽ phải thận trọng trong việc bảo đảm quá trình này không làm suy yếu thể chế", Sheila A. Smith, một chuyên gia Nhật Bản tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại, nói.
Tuy nhiên, nếu chính phủ chần chừ kéo dài thời gian thực hiện mong muốn của Nhật hoàng, họ có thể khiến nhiều người dân bất bình.
"Đây là một quốc gia lão hóa, và sẽ có rất nhiều người thông cảm với mong muốn nghỉ ngơi của Nhật hoàng", Tobias Harris đến từ Teneo Intelligence, một công ty tư vấn rủi ro chính trị, đánh giá.
Cuộc điều tra dư luận được thực hiện bởi truyền thông Nhật Bản cho thấy đa phần công chúng ủng hộ mong muốn thoái vị của Nhật hoàng Akihito. Có đến 85% số người được hỏi nói rằng họ ủng hộ việc sửa đổi Luật Hoàng tộc để cho phép việc đó.
"Chúng ta luôn nói về Nhật hoàng với tinh thần tôn kính, nhưng lại trói buộc ông ấy như một nô lệ", Daisuke Kodaka, 34 tuổi, một nhân viên tại công ty mỹ phẩm tại Tokyo, nói. "Ông ấy là biểu tượng của chúng ta nhưng ông ấy lại không được hưởng quyền như người bình thường. Chúng ta nên công nhận quyền lợi của ông ấy".
Yuri Kobayashi, một nhân viên bán thời gian từ Funabashi, thành phố gần Tokyo, cho biết cô nhận ra làm hoàng đế không phải là công việc dễ dàng. "Tôi nhận ra rằng Nhật hoàng đã cố gắng hết sức. Tôi muốn ông ấy được nghỉ ngơi".
"Trong lịch sử Nhật Bản đã có nhiều hoàng đế thoái vị", Takeshi Hara, một chuyên gia về hoàng tộc tại Đại học Mở của Nhật Bản, cho biết. Hơn một nửa số quốc vương trong lịch sử Nhật Bản đã rời ngôi, thường để nghỉ ngơi tại các tu viện Phật giáo. Chỉ đến thế kỷ 19, khi các nhà lãnh đạo Nhật Bản khởi động phong trào thần thánh hóa Thiên hoàng thì việc thoái vị mới trở thành không thể. Ông Hirohito, cha của Nhật hoàng Akihito, là vua cuối cùng ủng hộ việc thần thánh hóa Thiên hoàng.
Việc sửa đổi pháp luật cũng có thể hồi sinh một vấn đề gây tranh cãi: tranh luận về việc nữ giới có được truyền ngôi vua hay không. Tại Nhật, chỉ có nam giới mới được thừa kế ngai vàng và quy định này ngày càng được đem ra bàn luận nhiều hơn. Một thập kỷ trước, trong một cuộc tranh luận về việc liệu có nên thay đổi luật giúp nữ thành viên hoàng tộc cũng được nối ngôi, những thành viên bảo thủ trong đảng Dân chủ Tự do của ông Abe đã kiên quyết phản đối.
Thái tử Naruhito có một con gái, em trai của ông có hai con gái và một con trai là hoàng tử Hisahito - nam thành viên duy nhất trong thế hệ trẻ của hoàng tộc. Khi Hoàng tử Hisahito ra đời vào năm 2006, Hoàng tử đã làm lắng xuống các cuộc tranh luận về vị trí "nữ vương", ít nhất là trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, do có rất ít nam giới trong hoàng tộc, trong tương lai vấn đề này có thể sẽ nóng trở lại.
Chính phủ của ông Abe đã thúc đẩy trao quyền lực cho phụ nữ trong nhiều lĩnh vực, nhưng ít người cho rằng việc này có thể mở rộng đến hoàng tộc.
"Thêm một tình huống rắc rối được mở ra", Kenneth Ruoff, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản tại Đại học Portland, nhận xét. Ông Rouff cho rằng một khi ông Abe mở ra cuộc tranh luận về việc sửa đổi Luật Hoàng tộc, công dân sẽ sử dụng sự thay đổi đó để nhắm vào vấn đề lớn hơn là bình đẳng giới.
"Chúng tôi khá chắc chắn rằng mọi người sẽ bàn luận vấn đề tại sao phụ nữ không được phép thừa kế ngai vàng", ông nói.
Phương Vũ
Theo VNE
Thông điệp của Nhật hoàng và cái phao cho Thủ tướng Shinzo Abe Thông điệp của Nhật hoàng Akihito có thể không giúp ông thoái vị, nhưng chắc chắn nó sẽ tạo ra những đổi thay theo hướng tích cực cho đất nước Nhật Bản. Ngày 8/8, Nhật hoàng Akihito lần thứ hai có bài phát biểu trước thần dân, trong đó có ý định thoái vị vì cảm thấy không đủ sức khoẻ để hoàn...