Truyền thông Triều Tiên lên tiếng về vụ vỡ đập ở Ukraine
Ngày 9/6, một bài báo của hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) cho rằng vụ vỡ đập ở Ukraine là kế hoạch do Mỹ và Ukraine dàn dựng để đẩy trách nhiệm về thảm họa nhân đạo sang cho Nga.
Một ngôi làng ở Kherson bị ngập lụt do vỡ đập Nova Kakhovka. Ảnh: Yonhap
Theo hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap, bài viết của KCNA cáo buộc rằng về cơ bản, Mỹ, Ukraine và các nước phương Tây khác đổ mọi trách nhiệm về việc phá hủy đập Nova Kakhovka cho Nga vào thời điểm thế giới lo ngại về thiệt hại vật chất, nhân đạo do vụ việc gây ra.
Trong bài viết, ông O Song-jin, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế của Triều Tiên, đã mô tả vụ vỡ đập ở Ukraine là vụ nổ đường ống Nord Stream thứ hai.
Vụ nổ nói trên xảy ra vào tháng 9/2022, làm vỡ đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream ở biển Baltic nối Nga và Đức, nhưng thủ phạm đứng sau vụ nổ vẫn chưa được xác định.
Theo ông O Song-jin, vụ phá đập Nova Kakhovka nhằm tạo ra điều kiện chính trị và quân sự thuận lợi cho chiến dịch phản công của Ukraine. Trong bài viết, ông cũng cho rằng Ukraine hoàn toàn có động cơ để thực hiện hành vi này với sự đồng ý của Mỹ, nhất là khi vụ vỡ đập đã gây ra thiệt hại to lớn các khu vực ở Ukraine mới được sáp nhập vào Nga.
Đập Nova Kakhovka ở miền Nam Ukraine, nằm trên sông Dnipro trong khu vực do Nga kiểm soát, bị vỡ hôm 6/6, gây ra lũ lụt lớn và buộc người dân phải sơ tán. Ukraine và Nga đã đổ lỗi cho nhau về thảm họa.
Trước đó, theo hãng tin Reuters, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhóm họp theo yêu cầu của cả Nga và Ukraine sau vụ vỡ đập.
Khi được hỏi liệu Mỹ có biết ai chịu trách nhiệm về vụ phá đập Nova Kakhovka hay không, Phó Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc, ông Robert Wood, nói với các phóng viên: “Không, chúng tôi không chắc chắn chút nào”. Tuy nhiên, theo ông Robert Wood, thật vô nghĩa khi Ukraine lại làm điều này với lãnh thổ và người dân của chính họ, bởi phá đập Nova Kakhovka sẽ gây ra lũ lụt, buộc hàng chục nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.
Video đang HOT
Về phần mình, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia nhắc lại việc vào cuối tháng 10/2022, phía Nga đã đưa ra một lưu ý về kế hoạch phá hủy nhà máy thủy điện Kakhovka của Kiev. Đại sứ Nga bày tỏ sự tiếc nuối rằng lời kêu gọi của Moskva về việc cần phải làm mọi thứ có thể để ngăn chặn kế hoạch này đã không được chú ý đúng mức và đổ lỗi cho Ukraine thực hiện kế hoạch phá đập Nova Kakhovka, nhưng ông không đưa ra bằng chứng.
Trong khi đó, Đại sứ Ukraine tại Liên hợp quốc Sergiy Kyslytsya cho rằng Nga đã kiểm soát con đập và toàn bộ nhà máy thủy điện Kakhovka trong hơn một năm qua và nhấn mạnh thực tế là không thể làm nổ tung con đập bằng cách nào đó từ bên ngoài như pháo kích. Theo Đại sứ Ukraine, phía Nga đã cho nổ tung đập Nova Kakhovka bằng mìn, nhưng cũng không cung cấp bằng chứng.
Đập Nova Kakhovka trên sông Dnipro nằm cách thành phố Kherson khoảng 30 km về phía Đông, cao 30 mét và rộng hàng trăm mét, được xây dựng vào năm 1956, là một phần của nhà máy thủy điện Kakhovka.
Hồ chứa của đập này chứa khoảng 18 tỷ mét khối nước, khi bị vỡ giải phóng một lượng nước khổng lồ, gây ngập lụt các khu dân cư bên dưới, trong đó có cả Kherson, nơi đang nằm trong quyền kiểm soát của lực lượng Ukraine từ cuối năm 2022.
Hồ chứa trên đập Nova Kakhovka cung cấp nước cho bán đảo Crimea ở phía Nam đã sáp nhập Nga vào năm 2014, đồng thời là nguồn nước làm mát của nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu Zaporizhzhia ở phía Bắc.
Hồ chứa cũng giúp cung cấp năng lượng cho nhà máy thủy điện Kakhovka. Việc phá hủy con đập sẽ làm tăng thêm các vấn đề năng lượng cho Ukraine, nhất là sau khi nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng đã bị hư hỏng trong xung đột.
Hậu quả của việc vỡ đập Nova Kakhovka đối với Nga và Ukraine
Việc vỡ đập Nova Kakhovka nguy cơ gây ra thảm họa nhân đạo, môi trường, đồng thời ảnh hưởng đến toan tính của cả Nga và Ukraine trong cuộc xung đột.
Hình ảnh con đập Kakhovka nhìn từ trên cao. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, vụ vỡ đập lớn Nova Kakhovka trên sông Dnipro đã làm lu mờ bức tranh về một cuộc phản công của Ukraine và đe dọa một thảm họa môi trường đối với dân thường sống trong vùng xung đột.
Tác động đến tính toán chiến sự của Nga và Ukraine
Kiev và Moskva đã đổ lỗi cho nhau về sự cố vỡ đập Nova Kakhovka ở miền Nam Ukraine khiến lũ tràn vào các thị trấn và vùng đất nông nghiệp xung quanh, buộc hàng trăm thường dân phải sơ tán hôm 6/6. Lũ lụt đã nhấn chìm các ngôi làng và thị trấn xung quanh thành phố Kherson, trong khi các quan chức Nga cảnh báo rằng con kênh chính cung cấp nước cho bán đảo Crimea mà Nga sáp nhập năm 2014 đang nhận được ít nước hơn.
Nga cũng cáo buộc Ukraine phá hoại con đập để làm chệch hướng những gì Moskva nói là thất bại quân sự của Ukraine. Không bên nào cung cấp bằng chứng cho đến nay cho tuyên bố của họ.
Các nhà phân tích cho biết, sự cố vỡ đập xảy ra đúng lúc Ukraine chuẩn bị phát động một cuộc phản công và có thể làm phức tạp bước tiến của các lực lượng nước này trong bất kỳ cuộc tấn công tiềm tàng, mặc dù Kiev chưa tiết lộ kế hoạch tấn công theo hướng nào.
Ben Barry, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cho biết: "Hãy nhớ rằng Nga đang ở thế phòng thủ chiến lược và Ukraine đang ở thế tấn công chiến lược, trong ngắn hạn, đó chắc chắn là một lợi thế cho Nga. Điều đó sẽ giúp ích cho Moskva cho đến khi nước rút vì nó khiến Ukraine gặp khó khăn hơn trong việc vượt sông để tấn công".
Maciej Matysiak, chuyên gia an ninh tại Stratpoints Foundation và cựu Phó Giám đốc cơ quan an ninh quân sự Ba Lan, cho biết lũ lụt tràn vào khu vực sẽ ngăn cản việc sử dụng các loại vũ khí hạng nặng như xe tăng trong ít nhất một tháng.
Trong khi đó, Marina Miron, một nhà nghiên cứu tại King's College ở London, gọi đây là một "bước ngoặt" trong cuộc xung đột, nhưng cho biết cả hai bên có thể có một số lợi thế liên quan đến sự cố đập Nova Kakhovka.
"Đối với Nga, sự cố có thể ngăn cuộc phản công của Ukraine và gây một tình huống nhân đạo ở Kherson, nơi mọi người cần được sơ tán, trong khi các vũng lầy sẽ hạn chế sự cơ động lực lượng bộ binh cơ giới Ukraine. Đối với Ukraine, vụ vỡ đập Nova Kakhovka tạo ra một cơ hội để đánh lạc hướng các lực lượng Nga trong khi Kiev tiến hành phản công", bà Miron lưu ý.
Ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học
Với mực nước vẫn đang tăng, các quan chức và nhà phân tích đã bắt đầu tính toán tác động về con người và môi trường đối với một trong những quốc gia nông nghiệp màu mỡ nhất thế giới, cho biết các khu định cư, hàng nghìn người và một số loài động vật hoang dã quý hiếm đang gặp nguy hiểm.
Ít nhất 150 tấn dầu từ con đập đã chảy vào sông Dnipro, Bộ trưởng Môi trường Ukraine Ruslan Strilets nói trong một cuộc họp báo, và thiệt hại về môi trường ước tính khoảng 50 triệu euro (53,8 triệu USD).
Một số người dân địa phương đăng kí nhận hỗ trợ nhân đạo sau khi đập Kakhovka bị vỡ. Ảnh: NYT
Nhưng thiệt hại lớn hơn đối với môi trường và nông nghiệp tại một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới có thể rất nghiêm trọng, gây thêm căng thẳng cho chuỗi cung ứng toàn cầu sau khi các cảng biển của Ukraine bị phong tỏa vào năm ngoái.
Giá lúa mì tăng hơn 3% vào ngày 6/6. "Tác động của lũ mà chúng ta sẽ cảm nhận được không chỉ trong vài tuần hoặc thậm chí vài tháng mà còn trong một thời gian dài", ông Strilets nói.
"Thách thức là nó thực sự là một con đập rất lớn, một trong những hồ chứa lớn nhất thế giới. Dựa trên kinh nghiệm về các sự cố tương tự trên toàn thế giới, một khu vực rất rộng lớn sẽ bị ảnh hưởng và tác động đến năng suất của ngành nông nghiệp", Mohammad Heidarzadeh, kỹ sư xây dựng tại Đại học Bath ở Anh, cho biết. Theo kĩ sư Heidarzadeh, bùn do lũ gây ra có lẽ sẽ mất nhiều năm để dọn sạch.
Về phần mình Modupe Jimoh, Giáo sư Kỹ thuật Dân dụng và Nhân đạo tại Đại học Warwick, dự đoán vụ vỡ đập sẽ khiến các hóa chất công nghiệp và dầu nhớt ngấm vào đất và nguồn nước ngầm, gây tổn hại đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học.
Ông Strilets cho biết các loài động vật hoang dã ở hạ nguồn vốn có nguy cơ tuyệt chủng đang gặp nguy hiểm và khu dự trữ sinh quyển Biển Đen của Ukraine cùng hai công viên quốc gia cũng có khả năng bị thiệt hại nặng nề.
Hồ chứa rộng lớn của con đập cũng cung cấp nước làm mát cho nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ở Zaporizhzhia do Nga kiểm soát. Tuy nhiên, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc đã giảm nhẹ rủi ro trước mắt, nói rằng các nguồn nước thay thế có thể cung cấp cho cơ sở trong nhiều tháng nếu cần thiết.
Vụ vỡ đập Kakhovka: Nước lũ tại thị trấn Nova Kakhovka bắt đầu rút Theo hãng tin TASS, đầu giờ sáng 7/6, mực nước lũ tại thành phố Nova Kakhovka sau vụ vỡ đập thủy điện Kakhovka ở tỉnh Kherson, miền Nam Ukraine, đang giảm dần. Ngập lụt tại thành phố Kherson, miền Nam Ukraine, sau khi đập thủy điện Kakhovka bị vỡ, ngày 6/6/2023. Ảnh: Kyodo/TTXVN Trong thông báo trên kênh Telegram, chính quyền sở tại...