Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” luôn được bồi đắp
Cũng giống như các thầy, cô giáo trên cả nước, Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) luôn mang lại những cảm xúc đặc biệt, tươi mới cho các ĐBQH ngành Giáo dục. Những trăn trở về đời sống giáo viên, về truyền thống “ Tôn sư trọng đạo” được các đại biểu nhắc đến nhiều hơn cả.
Ảnh minh họa/ INT
Đại biểu Quốc hội Tòng Thị Phóng – Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội: Chăm lo cho đội ngũ nhà giáo là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân
Tháng 11, nhiều hoạt động trong cả nước hướng đến Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, thể hiện sự chăm lo của toàn dân đối với sự nghiệp giáo dục, đào tạo của nước nhà. Đây cũng là một trong những trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, mọi gia đình, mọi bậc phụ huynh và các em học sinh, sinh viên đối với các nhà giáo nói riêng và sự nghiệp “trồng người” nói chung.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng trả lời phỏng vấn của Báo Giáo dục & Thời đại. Ảnh: Quang Khánh
Vì thế, ngày 20/11 là một trong những ngày lễ quan trọng của đất nước; thể hiện sự tôn vinh của tất cả mọi người đối với đội ngũ nhà giáo bằng một tình cảm đặc biệt. Đây cũng là nét đẹp của truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc.
Nhân đây, tôi cũng muốn bày tỏ tình cảm quý trọng của mình đối với tất cả các thầy giáo, cô giáo trên cả nước. Xin được gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các thầy, cô giáo trên cả nước. Tôi đánh giá cao sự đóng góp quý báu của các thầy cô giáo trên mọi miền Tổ quốc đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà. Chúc các thầy, cô giáo mạnh khỏe, hạnh phúc, có nhiều niềm vui trong cuộc sống và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cao quý mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng, tin cậy giao phó.
ĐBQH Quách Thế Tản (đoàn Hòa Bình): Vừa dạy học, vừa làm dân vận
Qua hoạt động giám sát của Quốc hội, tôi thấy, đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn có nhiều nỗ lực và hi sinh rất nhiều cho sự nghiệp trồng người. Dạy học ở vùng khó, giáo viên phải có nghị lực rất lớn mới có thể bám trường, bám lớp, mang tri thức đến với bản làng. Không chỉ dạy học, giáo viên còn giúp đỡ rất nhiều học sinh trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn như ở trường bán trú hoặc nội trú, hầu hết học sinh đều xa nhà, nên ngoài việc giảng dạy, giáo viên còn đảm đương vai trò như người cha, người mẹ của các em.
Bên cạnh việc dạy học chính quy, nhiều giáo viên cũng rất quan tâm đến dạy học cho người lớn như: Xóa mù chữ, phổ cập giáo dục… Chẳng hạn như xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu, Hòa Bình), đồng bào dân tộc Mông rất chịu khó đi học, nhiều người địu cả con đi học, vượt nhiều cây số đi học xóa mù chữ. Đây là điều rất đáng ghi nhận.
Nhưng có được điều đó phải kể đến công lao của giáo viên. Các thầy, cô nhiệt tình, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu học tập của người dân. Thứ nữa, người giáo viên còn làm rất tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân đến lớp học để xóa mù chữ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì thế, chúng tôi rất trân trọng đội ngũ thầy, cô giáo “cắm bản”.
“Tôn sư trọng đạo” là truyền thống tốt đẹp và quý báu của dân tộc ta. Trải qua các giai đoạn lịch sử, dù các hình thức thể hiện có thể khác nhau nhưng truyền thống đó không hề mất đi mà ngày càng được kế thừa, phát huy và trở thành điểm sáng trong GD-ĐT. Trong xã hội ngày nay, hầu hết các gia đình đều dạy dỗ con em mình phải biết kính trọng thầy, cô giáo. Đặc biệt, dịp 20/11, các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các địa phương đều quan tâm tổ chức nhiều hoạt động tri ân, nâng cao vị thế của nhà giáo trong xã hội. Đó là điều rất đáng ghi nhận và cần được phát huy hơn nữa.
Video đang HOT
ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai (đoàn Trà Vinh): Tự hào là nhà giáo
Ngày 20/11 là ngày Tết đặc biệt của đội ngũ thầy, cô giáo. Đó là một ngày mà tất cả những người làm trong ngành Giáo dục đều cảm thấy gắn bó và đoàn kết với nhau hơn. Đây cũng là ngày để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô giáo của mình. Bản thân tôi cũng thấy rất tự hào vì mình cũng là một nhà giáo. Càng tự hào hơn khi đội ngũ nhà giáo đã có những đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước.
Còn nhớ, thời kỳ năm 1945, nước ta có khoảng 95% dân số mù chữ. Ngày nay 95% người dân được đi học. Chúng ta đã phổ cập giáo dục tiểu học; Số lượng người tốt nghiệp đại học và sau đại học chiếm tỉ lệ cao. Thành tích đó có sự đóng góp to lớn của đội ngũ nhà giáo. Điều đó là rất đáng tự hào.
Bản thân tôi, vào dịp 20/11, nếu không đến thăm trực tiếp thì cũng gửi những dòng tin nhắn, gọi điện, hoặc gửi điện hoa để chúc mừng thầy, cô của mình. Thời chúng tôi là học sinh, điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn đủ bề nhưng đi học rất vui. Thầy giáo luôn thương yêu học sinh, ngược lại học sinh và phụ huynh luôn kính trọng thầy, cô giáo của mình.
Nhiều giáo viên ở phương xa về địa phương chúng tôi để dạy học đã được các gia đình cưu mang, đón về ở cùng với gia đình. Có thể nói, thầy trò luôn gắn bó đùm bọc lẫn nhau. Đó là những ngày tháng tuổi thơ đẹp nhất của tôi. Giờ đây, trên cương vị của một nhà giáo, không gì mong muốn hơn, món quà ý nghĩa nhất của tôi đó là nhìn thấy các thế hệ học sinh của mình trưởng thành, có công ăn việc làm và là người tử tế trong xã hội.
“Truyền thống “Tôn sư trọng đạo” là một trong những nét đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó cần được phát huy giá trị hơn nữa. Hiện nay, đâu đó cũng có thầy, cô giáo bị tác động bởi mặt trái của cơ chế thị trường. Tuy nhiên đại đa số các thầy cô đều là tấm gương, đạo đức trong sáng để học sinh noi theo” – ĐBQH Tăng Thị Ngọc Mai
Sỹ Điền (ghi)
Theo GDTĐ
Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội - "dạy người, dạy chữ, dạy nghề"
Ngày 19/11, trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội (cơ sở 1 Bắc Ninh) đã tổ chức kỉ niệm 37 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày 20/11 là dịp để chúng ta cùng nhau ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, là dịp để mọi người và toàn xã hội tôn vinh nghề dạy học, một nghề mà như cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định "Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo".
Giáo sư, tiến sỹ, hiệu trưởng Lê Trung Hải phát biểu trong buổi tọa đàm
Ở bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào, giáo dục và đào tạo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc và cả nhân loại. Theo đó, nghề dạy học và các thầy cô giáo được xã hội hết sức quan tâm, tôn vinh và coi trọng.
Trong cuộc sống, khi nghĩ về đạo nhà giáo và công việc của chúng ta đang làm, chúng ta vui trước sự vinh danh của xã hội với thầy cô giáo có những đóng góp thầm lặng và hiệu quả trong sự nghiệp trồng người. Đó cũng là một lẽ giản đơn bởi thầy cô chính là người truyền lửa - ngọn lửa của khoa học, của niềm tin, của cái đúng, cái đẹp. Truyền cái đạo làm người, truyền nghề cho các thế hệ trẻ, khơi dậy trong lòng thế hệ trẻ ngọn lửa tâm hồn, ngọn lửa yêu thương và trách nhiệm đối với cộng động với xã hội.
Nhiều cơ quan, ban ngành của tỉnh Bắc Ninh và một số cơ quan thông tấn báo chí về chúc mừng nhà trường.
Trường cao đẳng Y Dược Hà Nội tiền thân là trường Trung cấp Y Dược Thăng Long, trải qua hơn một thập kỷ, nhà trường đã không ngừng phát triển và trưởng thành, đã đào tạo, bồi dưỡng cho đất nước hàng chục nghìn cán bộ y tế có tay nghề cao trong lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Đây là tiêu điểm cho sự phát triển mang tính đột phá của nhà trường, góp phần trong công tác đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế Việt Nam trong thời kỳ mới, khẳng định theo triết lý nhân sinh của nền giáo dục nước nhà "dạy người, dạy chữ, dạy nghề".
Đảm bảo về chất và lượng
Xác định được tầm quan trọng và thực hiện sứ mạng của mình, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội không ngừng đổi mới, tăng cường quản lý công tác đào tạo cả về lượng và chất nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Nhà trường đã đưa ra nhiều giải pháp và thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo một cách tốt nhất.
Các thầy cô trường cao đẳng Y Dược Hà Nội cùng chụp ảnh lưu niệm nhân dịp kỷ niệm 37 năm ngày nhà giáo Việt Nam.
Nâng cao chất lượng đầu vào trong công tác tuyển sinh, tăng cường triển khai công tác tư vấn, hướng nghiệp tại các trường THPT, giúp cho học sinh hiểu rõ về ngành nghề nhà trường đang đào tạo, để từ đó học sinh có ý thức về nghề nghiệp, lựa chọn được cho mình ngành nghề theo sở thích, phù hợp với điều kiện gia đình với khả năng của bản thân.
Áp dụng chương trình đào tạo mới, cập nhật những nội dung, những tiến bộ khoa học mới thuộc ngành học đang được áp dụng thực tế. Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với đối tượng, sát với thực tế, đào tạo lý thuyết gắn với thực hành, tăng cường các nội dung chuyên sâu về chuyên ngành đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng chuẩn nghề nghiệp nhằm đạt được mục tiêu, đáp ứng được yêu cầu của các đơn vị tuyển dụng.
Hoàn thiện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn, nhiệm vụ chính trị.
Đông đảo học sinh sinh viên tham dự lễ
Chú trọng tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành, thực tập đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng và đúng các quy định nhằm phục vụ cho các hoạt động đào tạo một cách tốt nhất.
Đổi mới phương pháp dạy học, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng giảng dạy, gắn kết chặt chẽ giữa hoạt động đào tạo của nhà trường với nhu cầu thực tiễn của xã hội. Đề cao công tác giáo dục đạo đức, tác phong nghề nghiệp cho sinh viên.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo theo định kỳ để từ đó có sự điều chỉnh, bổ sung, sử lý những tồn tại nhằm mang lại hiệu quả trong công tác đào tạo, đảm bảo được các mục tiêu đề ra.
Thực hiện mô hình Viện - Trường, là mô hình lý tưởng nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, gắn đào tạo lý thuyết với đào tạo thực hành, giúp sinh viên có được những kiến thức, những kỹ năng nghề nghiệp chuẩn theo thực tế.
Giải quyết kịp thời các chế độ, chính sách cho sinh viên, luôn quan tâm đến các hoạt động phong trào, tạo cho sinh viên có nhiều sân chơi bổ ích, bồi dưỡng kỹ năng sống, giúp sinh viên tự tin, có thêm hành trang lập thân, lập nghiệp sau khi ra trường.
Thành tựu đạt được
Nhà trường luôn tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, tổ chức thi tay nghề sinh viên, hội giảng giáo viên. Trường cũng đã tham gia nhiều chương trình của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức như: Tham gia xây dựng vườn hoa lưu niệm tại Nghĩa trang Liệt sỹ Quốc gia Trường Sơn; Hỗ trợ xây dựng nhà ở cho người có công nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Thương binh Liệt sĩ năm 2019 tại tỉnh Quảng Trị với số tiền 70 triệu đồng; Tham gia Đoàn đại biểu các Hiệu trưởng của các trường Cao đẳng Việt Nam sang tham quan, học tập và giao lưu với trường Cao đẳng Kỹ thuật Vân Nam tại thành phố Côn Minh, Trung Quốc do Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp tổ chức.
Nhà trường đã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, đóng góp quan trọng và có hiệu quả vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân của ngành y tế, được xã hội đánh giá cao, được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh Bắc Ninh ghi nhận bằng những phần thưởng cao quý.
Năm 2017, Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội tự hào là một trong các trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt, lựa chọn ngành, nghề trọng điểm theo cấp độ quốc gia và khu vực giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 với ba mã ngành: Cao đẳng Dược, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Hộ sinh;
Quý đại biểu và cựu sinh viên của Trường về dự lễ
Cũng trong năm 2017, Nhà trường được Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh tặng Bằng khen vì " Đã có nhiều thành tích trong phong trào thi đua yêu nước năm 2017".
Năm 2018, Nhà trường được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tặng Bằng khen vì "Đã có nhiều thành tích trong công tác Giáo dục nghề nghiệp năm học 2017 - 2018".
Các thầy cô biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11
Có được những thành tựu đó là do công lao của tất cả các thế hệ cán bộ, giảng viên và sinh viên của nhà trường, trong đó đội ngũ các thầy cô giáo có vai trò hết sức to lớn. Trải qua bao nhiêu khó khăn, thử thách, thế hệ các thầy cô giáo của Trường Cao đẳng Y Dược Hà Nội đã đưa nhà trường từng bước phát triển, mãi là những tấm gương sáng về sự nỗ lực cố gắng và lòng yêu nghề cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập. Thế hệ các thầy cô giáo hiện nay sẽ tiếp tục phấn đấu để kế tục xứng đáng truyền thống các thế hệ đi trước, đưa Nhà trường từng bước phát triển vững chắc, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn.
Theo kinhtenongthon
Nhà báo Thu Hà: Đừng tặng quà rồi "đẩy hết trách nhiệm lên vai thầy cô" Mình thích tặng cô vào cuối năm, sau khi con đã học xong rồi, như 1 lời cảm ơn, chứ không hàm ý gửi gắm nhờ vả và kỳ vọng. Ngày 20/11, trường con mình có thông báo "không nhận hoa, quà tặng, phong bì của phụ huynh". Bánh kem cũng bị từ chối. Trường còn thả nhẹ 1 câu: "Rất mong ba...