Truyền thông quốc tế ca ngợi ảnh hưởng và công đức của thiền sư Thích Nhất Hạnh
Nhiều hãng truyền thông quốc tế ca ngợi về công đức của Thiền sư Thích Nhất Hạnh khi đưa tin ông viên tịch.
Bài báo về Thiền sư Thích Nhất Hạnh trên tờ National Catholic Reporter.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH
Đài CNN ngày 22.1 đưa tin về Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch và gọi ông là một thiền sư lỗi lạc, nhà hoạt động vì hòa bình và tiếng nói hàng đầu phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Bản tin dẫn thông cáo của Cộng đồng Làng Mai vinh danh ông là “bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền sư đồng thời là một nhà văn hóa, một nhà văn, một nhà thơ, một học giả, một sử gia và một nhà hoạt động hòa bình”.
Tờ National Catholic Reporter chuyên về cộng đồng Công giáo cũng đưa tin về Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch và gọi ông là “người thầy của tỉnh thức và phi bạo lực”, giúp phổ biến tỉnh thức đến phương Tây và giới thiệu về tư tưởng và thực hành của đạo Phật đến với vô số người.
Video đang HOT
Bài báo nhắc lại việc Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là “một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động” khi đề cử Người cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967. Người dẫn chương trình nổi tiếng Oprah Winfrey ở Mỹ cũng từng phỏng vấn Thiền sư và cho biết bà đã có những ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng của ông.
Hãng AFP gọi ông là “một trong những tu sĩ có ảnh hưởng nhất thế giới” và đề cập việc ông đã viết hơn 100 quyển sách trong đó có nhiều quyển về tỉnh thức và thiền định, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều người nổi tiếng như Oprah Winfrey, tác giả Arianna Huffington và tỉ phú công nghệ Marc Benioff. Hãng tin này mô tả ông là “một tu sĩ thon gầy với nụ cười thanh bình”.
Tờ The New York Times gọi ông là thiền sư “có ảnh hưởng toàn cầu” và ứng dụng đạo Phật để thúc đẩy hòa bình. “Ông là một trong những Thiền sư có ảnh hưởng nhất thế giới, lan tỏa thông điệp tỉnh thức, lòng thương và không bạo lực”, theo bài báo.
Tờ The Conversation đưa tin rằng “Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người suốt nhiều thập niên giảng dạy về tỉnh thức, đã tiếp cận viên tịch cũng trong tinh thần đó”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh tại Huế vào năm 2018. Ảnh AFP
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch vào lúc 0h ngày 22/1 (tức ngày 20 tháng Chạp năm Tân Sửu), tại Tổ đình Từ Hiếu ở tuổi 96.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên Huế, là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà hoạt động xã hội và là nhà sư nổi tiếng của Phật giáo thế giới. Ông trụ trì tại chùa Làng Mai, phía nam nước Pháp trong nhiều thập kỷ.
Thiền sư là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire, do ông viết. Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh, với một số tác phẩm nổi bật như Đường xưa mây trắng, Phép lạ của sự tỉnh thức, Hạnh phúc cầm tay, Phật trong ta...
Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là bậc thầy hướng dẫn tâm linh có công hạnh hoằng hóa rộng rãi và ảnh hưởng sâu dày trên khắp thế giới. Thiền Sư được biết đến qua những buổi thuyết giảng công cộng cho cả hàng chục ngàn người. Thiền sư đã mở ra hướng đi và phát triển những pháp môn thực tập với nhiều khoá tu dành cho các nhà giáo dục, thanh thiếu niên, nghệ sĩ, doanh nhân, các nhà lãnh đạo, y bác sĩ... Bên cạnh sự nghiệp hoằng pháp Thiền sư cũng đã tổ chức nhiều Đại Giới Đàn và lễ Truyền Đăng, Việt hoá Nghi lễ và tân tu Giới bản để tiếp dẫn hậu lai.
Mục sư Martin Luther King vinh danh Thiền sư như là "một Thánh tông đồ của hòa bình và bất bạo động" khi đề cử Thiền sư cho giải Nobel Hòa bình vào năm 1967.
Trong gần 40 năm sống xa quê hương, Thiền sư là một trong những người tiên phong mang đạo Bụt, đặc biệt là pháp môn chánh niệm đến xã hội phương Tây và góp phần xây dựng một cộng đồng Phật giáo Dấn thân cho thế kỷ XXI với gần 1250 đệ tử xuất gia, hàng triệu đệ tử tại gia và hàng trăm triệu độc giả trên khắp năm châu.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia tu học tại chùa Từ Hiếu, người thành lập Đạo tràng Mai Thôn tại Pháp và nhiều trung tâm tu học khác tại Mỹ, Đức, Hồng Kông, Thái Lan. Sau hơn 40 năm kể từ khi rời Việt Nam, Thiền sư trở về quê nhà hoằng pháp lần đầu tiên vào năm 2005 và sau đó là vào năm 2007, 2008... Từ năm 2008, Thiên sư thành lập Viện Phật học Ứng dụng Châu Âu, Đức; Tu viện Bích Nham, Tu viện Mộc Lan, Hoa Kỳ; Thiền đường Hơi Thở Nhẹ, Paris; Làng Mai Thái Lan; Viện Phật học Ứng dụng Châu Á, Hong Kong; Tu viện Nhập Lưu, Úc; Ni xá Diệu Trạm, Ni xá Trạm Tịch, Việt Nam, tiếp tục mở rộng công trình hoằng pháp và xây dựng Tăng thân trên khắp thế giới.
Tháng 11/2014, Thiền sư Thích Nhất Hạnh gặp một biến cố về sức khỏe, được chẩn đoán là tai biến mạch máu não. Sau đó, Thiền sư đã được đưa sang Hoa Kỳ điều trị, sự phục hồi sức khỏe của Thiền sư được cho là "kỳ diệu".
Năm 2017, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từ Thái Lan về Việt Nam, trở về tổ đình Từ Hiếu tịnh dưỡng và lưu trú cho đến khi viên tịch.
Tăng ni, phật tử cung nghinh Hòa thượng Thích Phổ Tuệ về cõi niết bàn Sáng nay 24-10, tăng ni, phật tử cả nước cung nghinh Đức pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ - về cõi niết bàn. Lễ truy điệu Đại lão hòa thượng Thích Phổ Tuệ bắt đầu vào 9h sáng nay nhưng ngay từ sáng sớm hàng trăm tăng ni, phật tử đã về Tổ...