Truyền thông nhà nước Trung Quốc phản đối hành động tấn công Văn phòng Đại diện tại Hong Kong
Ngày 22/7, truyền thông nhà nước Trung Quốc đã kịch liệt phản đối hành động tấn công Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Khu hành chính Đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc).
Những người biểu tình quá khích xông vào trụ sở cơ quan lập pháp của Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) ngày 1/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong bài xã luận đăng sáng 22/7, Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa tuyên bố việc người biểu tình tấn công Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại vùng lãnh thổ Hong Kong là “hành động thách thức rõ ràng chính phủ trung ương” và sẽ không được dung thứ.
Bài xã luận nêu rõ: “Khi quốc huy mang tính uy nghiêm của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bị bôi bẩn bằng sơn đen, thì hành động này gây tổn thương và sự tức giận tột cùng. Những hành vi trái phép này là không thể chấp nhận được đối với toàn thể người dân Trung Quốc, trong đó có người dân tại Hong Kong… Những hành vi gây hấn và leo thang bạo lực như vậy đã phơi bày hết các nhóm du thủ du thực và thế lực đứng đằng sau chúng”.
Trước đó, truyền thông Trung Quốc đưa tin hàng nghìn người biểu tình ngày 21/7 đã tụ tập bên ngoài Văn phòng Liên lạc của Trung Quốc tại Hong Kong. Họ ném trứng và bôi sơn lên các bức tường của văn phòng đại diện này. Cảnh sát đã buộc phải dùng hơi cay và đạn cao su để giải tán đám đông quá khích.
Ngày 15/7, Trưởng Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carri Lam), đã tới thăm các cảnh sát bị thương trong khi làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, trong bối cảnh nhiều người biểu tình phản đối việc sửa đổi Điều lệ trao đổi tội phạm bỏ trốn và Điều lệ tương trợ tư pháp trong thủ tục hình sự.
Video đang HOT
Những người biểu tình quá khích tràn vào tòa nhà cơ quan lập pháp ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 1/7. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga nêu rõ lực lượng chức năng đã rất chuyên nghiệp, kiềm chế và nỗ lực thực thi nhiệm vụ. Tuy nhiên, những người biểu tình quá khích đã vô cớ tấn công lực lượng chức năng. Theo người đứng đầu Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong, hơn 10 cảnh sát đã bị thương.
Trước đó, ngày 15/6, Chính quyền Hong Kong đã quyết định đình chỉ vô thời hạn tiến trình sửa đổi Điều lệ trao đổi tội phạm bỏ trốn và Điều lệ tương trợ tư pháp trong thủ tục hình sự, theo đó, cho phép dẫn độ các nghi can tới Trung Quốc Đại lục để xét xử. Theo bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, chính quyền không có ý định đưa ra hạn chót cho việc đình chỉ dự luật và cam kết sẽ báo cáo cũng như tham vấn với các thành viên của hội đồng lập pháp về tình hình an ninh trước khi đưa ra bước đi tiếp theo.
Người phát ngôn Văn phòng Điều phối công việc Hong Kong và Macau thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc bày tỏ kiên quyết ủng hộ Chính quyền Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong và lực lượng cảnh sát giải quyết vụ việc theo pháp luật.
Người phát ngôn này nêu rõ hành vi bạo lực phá hoại và xâm nhập tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hong Kong đã làm tổn hại giá trị pháp trị cốt lõi của Hong Kong, phá hoại trật tự xã hội và gây phương hại lợi ích căn bản của Hong Kong, đồng thời là sự thách thức đối với thể chế chính trị “Một nước hai chế độ” đang được thực hiện ở Hong Kong.
Theo Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Trung Quốc ủng hộ Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga
Đại diện của Trung Quốc tại Hồng Kông đã ra tuyên bố rằng Bắc Kinh ủng hộ Đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga.
Ông Vương Chí Dân tuyên bố Trung Quốc ủng hộ bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga - Ảnh: South China Morning Post
Tuyên bố của Đại diện Trung Quốc tại Hồng Kông diễn ra trong bối cảnh Hồng Kông đang trong thời điểm căng thẳng chính trị nghiêm trọng nhất kể từ khi được trao trả về cho Trung Quốc vào năm 1997. Trong gần 1 tháng qua, hàng triệu người Hồng Kông đã xuống đường biểu tình để phản đối Dự luật Dẫn độ của thành phố này. Những cuộc biểu tình này đã biến thành bạo động, đặc biệt là hôm 1.7 khi hàng ngàn người biểu tình tràn vào đập phá tòa nhà Hội đồng Lập pháp Hồng Kông.
Ông Vương Chí Dân, Chủ nhiệm Văn phòng Liên lạc Chính phủ Nhân dân Trung ương tại Hồng Kông, đã lên tiếng chỉ trích tình hình bạo lực đã nổ ra trong một số cuộc biểu tình, gồm cả vụ đột nhập, đập phá tòa nhà Hội đồng Lập pháp.
"Nếu chúng ta thờ ơ với tội ác và các vi phạm pháp luật, thậm chí là minh oan, miễn tội hoặc hỗ trợ họ, đó sẽ là một thách thức trắng trợn đối với luật pháp ở Hồng Kông. Cuối cùng tất cả điều này sẽ làm tổn hại đến lợi ích của tất cả người dân Hồng Kông", ông Vương nói.
"Do đó, chính phủ Trung ương hỗ trợ mạnh mẽ cho Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga và chính quyền Đặc khu hành chính để tiếp tục cai trị hiệu quả và chủ động tạo ra sự khác biệt theo luật pháp, hỗ trợ vững chắc cho cảnh sát Hồng Kông thực hiện nhiệm vụ của mình theo luật pháp", ông Vương nói thêm, khẳng định Bắc Kinh ủng hộ bà Lâm và chính quyền Hồng Kông.
Tuyên bố này của ông Vương được đưa ra trong một sự kiện ủng hộ chính quyền ở Hồng Kông được truyền hình trực tiếp trên truyền hình.
Hồng Kông đã được Anh trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997 với tư cách là Khu vực hành chính đặc biệt (SAR) với lời hứa về quyền tự chủ cao, dù nhiều người tại thành phố này cho rằng Bắc Kinh đã thắt chặt quyền lực của mình với thành phố hơn trong những năm gần đây.
Nhiều người ở Hồng Kông coi dự luật dẫn độ là một bước nữa trong việc tăng cường sự kiểm soát Bắc Kinh đối với trung tâm tài chính này.
Trước sự phản đối dự luật, bà Lâm đã đình chỉ việc thông qua nó và cho hay dự luật này đã "chết", dù bà từ chối rút dự luật khỏi tiến trình lập pháp. Điều này khiến những người biểu tình không hài lòng và tuyên bố sẽ tiếp tục xuống đường cho tới khi bà Lâm bị cách chức hoặc phải từ nhiệm và rút hoàn toàn dự luật dẫn độ khỏi tiến trình lập pháp của Hồng Kông.
Ngoài việc đòi hỏi rút dự luật dẫn độ, người biểu tình còn đòi điều tra về việc sử dụng vũ lực quá mức của cảnh sát trong cuộc biểu tình hôm 12.6 cũng như thả những người tham gia bạo loạn bị bắt.
Theo Reuters, các chuyên gia chính trị nhận định rằng sau khi bà Lâm xử lý tình hình hỗn loạn hiện nay thì "sự ra đi" của bà chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.
Ông Vương cũng lập lại các tuyên bố cho rằng tình hình Hồng Kông hiện nay là do có sự can thiệp của các lực lượng nước ngoài và chỉ một số ít người Hồng Kông muốn gây rối.
"Chúng ta nên cho chính phủ Đặc khu thời gian và cơ hội. Mọi người nên đoàn kết và tiến về phía trước, giúp đỡ lẫn nhau và xây dựng Hồng Kông, ngôi nhà chung của chúng ta", ông Vương nói thêm.
Thiên Hà (theo Reuters)
Theo Motthegioi.vn
Chủ tịch Quốc hội sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 8/7 đến ngày 12/7/2019. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN) Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao...