Truyền thông Nepal đánh giá cao các bước đi của Việt Nam giảm thiểu tác động của dịch COVID-19
Trang mạng peoplesreview.com.np của Nepal ngày 12/5 có bài viết đánh giá cao những bước đi quyết định của Việt Nam nhằm giảm thiểu tác động của dịch COVID-19 đối với sức khỏe người dân và nền kinh tế.
Chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 được lập tại các lối ra vào phường Hùng Vương, thành phố Phúc Yên. Ảnh: Hoàng Hùng/TTXVN
Theo bài viết, Việt Nam đã đối phó với dịch bệnh tương đối hiệu quả nhờ những nỗ lực không ngừng trong công tác phòng, chống dịch bệnh thông qua các hành động khẩn trương và quyết liệt của chính phủ, trong khi người dân tuân thủ và duy trì các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, trong đó có giãn cách xã hội. Các nhà máy được chú trọng đầu tư sản xuất trang thiết bị và vật tư y tế nhằm đề phòng trung tâm y tế thiếu phương tiện bảo hộ cá nhân và máy thở.
Bài viết đánh giá dịch COVID-19 còn cho thấy sức chịu đựng bền bỉ của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2020, trong khi đa số các nước tăng trưởng âm do tác động của đại dịch thì Việt Nam vẫn là một trong số ít nền kinh tế có mức tăng trưởng cao, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,91%. Dự báo, nền kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6,5% trong năm 2021.
Theo bài viết, trước đại dịch COVID-19, Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong hội nhập tài chính công. Việc xây dựng các vùng đệm về tài chính, đối ngoại và tài chính trước đại dịch COVID-19 khiến Việt Nam có khả năng chống chọi tốt hơn. Trong bối cảnh dịch COVID-19 đã làm giảm tính thanh khoản do lo ngại gia tăng về sự ổn định tài chính, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những quyết sách hợp lý và kịp thời hỗ trợ, giúp giảm thiểu tình trạng vỡ nợ của doanh nghiệp và những rủi ro trước mắt đối với công chúng.
WB: Năm 2021 kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh hơn nhiều quốc gia trong khu vực
WB dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, khoảng 6,6% vào năm 2021, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Tân hoa xã đưa tin, Việt Nam ghi nhận mức tăng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong quý 1 của năm 2021 là 4,48%, vượt mức tăng trưởng 3,68% cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020, GDP của Việt Nam tăng 2,91%, mức thấp nhất trong 1 thập kỷ qua, nhưng là mức tăng trưởng dương hiếm hoi của các nước trên thế giới trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo Ngân hàng thế giới (WB) Việt Nam thuộc số ít các nước bị ảnh hưởng không đáng kể do đại dịch COVID-19 và không bị suy thoái trong năm 2020.
WB dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh, khoảng 6,6% vào năm 2021, cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực.
Các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương, ngoại trừ Trung Quốc, dự kiến có mức tăng trưởng chung là 4,4% sau khi tăng trưởng âm 3,7% trong năm 2020.
Tòa ra phán quyết ủng hộ luật cấm công dân Nhật Bản mang nhiều quốc tịch Ngày 21/1, Tòa sơ thẩm Tokyo ra phán quyết khẳng định luật quốc tịch của nước này là hợp hiến, theo đó cấm việc công dân Nhật Bản mang nhiều quốc tịch. Đây là phán quyết đầu tiên liên quan tới vấn đề này. Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Aichi, Nhật Bản. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN Năm 2018, 8...