Truyền thông Mỹ bình luận về chuyến công du Việt Nam của ông Obama
Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam, dự kiến diễn ra từ ngày 23-25/5, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới truyền thông Mỹ về các vấn đề trong quan hệ song phương.
Ông Barack Obama trở thành Tổng thống Mỹ thứ 3 đến thăm Việt Nam kể từ sau chiến tranh.
Tờ New York Times ngày 15/5 đăng tải bình luận cho biết, chuyến công du lần này là một cơ hội để tiếp tục củng cố chính sách xoay trục sang châu Á của chính quyền Obama, tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Việt Nam trong bối cảnh Hà Nội ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong khu vực.
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tờ New York Times dẫn lời cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu tại Việt Nam, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel cho biết, chuyến công du chắc chắn sẽ gợi lại những hình ảnh, những vết thương chưa lành, những ký ức đau thương của thời chiến, tuy nhiên Tổng thống Obama sẽ chỉ “tập trung vào tương lai, thay vì quá khứ”.
Cũng theo tờ New York Times, vẫn còn rào cản trong việc giải quyết tàn dư chiến tranh, nhưng Tổng thống Obama nhiều khả năng sẽ không tập trung vào vấn đề những người đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam giống như những gì mà ông Bill Clinton đã làm trong chuyến công du năm 2000.
Thay vào đó, ông sẽ đề cao sự hợp tác giữa hai nước trong quá trình giải quyết những ảnh hưởng của chất độc da cam, một vấn đề vẫn quan trọng với Việt Nam.
Đối với một số cựu chiến binh khác, chuyến đi của ông Obama là một cơ hội để nhắc nhở rằng đã hai thế hệ người Mỹ lớn lên từ sau cuộc chiến, và nên bỏ lại sau lưng những vấn đề của quá khứ.
Video đang HOT
Ông Hagel phục vụ 1 năm tại Việt Nam và cho rằng thời gian 12 tháng đó đã trở thành một thời kỳ quyết định trong cuộc sống của ông, và là một yếu tố trong mọi hành động của ông trong cương vị là một Thượng nghị sĩ và sau này một Bộ trưởng.
Trước đó, tờ Washington Post đăng tải bài viết với tựa đề “Ông Obama nên nói gì ở Việt Nam?”, trong đó nhấn mạnh rằng việc gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam là một bước hợp lý trong bối cảnh tình hình căng thẳng trên Biển Đông hiện nay.
Washington Post nhấn mạnh rằng, Tổng thống Obama cần phải đưa ra những yêu cầu mạnh mẽ về cải cách luật, vấn đề nhân quyền ở Việt Nam trước khi tiến hành việc này.
Trong một bài xã luận đăng tải ngày 14/5, tờ New York Times cho rằng vẫn còn quá sớm để dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam với những lập luận tương tự của tờ Washington Post.
Forbes ngày 12/5 đăng tải bình luận cho rằng trong chuyến công du Việt Nam, Tổng thống Obama sẽ đề cập tới ít nhất hai vấn đề quan trọng.
Thứ nhất, ông Obama có thể sẽ “yêu cầu Trung Quốc dừng các hành vi quyết đoán của mình ở Biển Đông, bảo vệ tự do hàng hải, hướng tới luật pháp quốc tế và các cuộc đàm phán quốc tế để giải quyết khác biệt”.
Nhà trắng đang xem xét việc gỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương nhằm giúp Việt Nam có thể tăng cường trang bị quốc phòng, nâng cao năng lực bảo vệ và giám sát lãnh hải của mình.
Tuy nhiên, đề xuất này vẫn đang gây nhiều tranh cãi tại Mỹ. Một số ủng hộ việc Washington trong quyết định này như một sự hỗ trợ đối với chính sách ngăn Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông. Tuy nhiên số khác yêu cầu phải có những cải cách về nhân quyền trước.
Thứ hai, Tổng thống Obama sẽ thảo luận về vai trò của Việt Nam trong TPP giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam trong nền kinh tế khu vực và toàn cầu hiện nay.
“Chuyến thăm của ông Barack Obama sẽ là một lời nhắc nhở tốt, cho cả hai quốc gia, về nghĩa vụ cũng như cơ hội cho Việt Nam để chứng minh thiện chí của mình trên con đường phát triển và tiếp tục cải cách luật nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thân thiện hơn”, Forbes dẫn lời chuyên gia Murray Hiebert, thành viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho hay.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Mỗi chuyến công du của ông Obama được bảo vệ kỹ lưỡng thế nào?
Mỗi chuyến công du nước ngoài của vị Tổng thống Mỹ đều có một đội cận vệ lên tới hàng trăm người.
Mỗi chuyến công du nước ngoài của Tổng thống Mỹ Barack Obama có hàng trăm mật vụ tháp tùng. (Ảnh: Reuters)
Ngày 23/5 tới đây, Tổng thống Mỹ sẽ bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam. Công tác an ninh cho chuyến viếng thăm này hiện đã sẵn sàng, theo truyền thông Mỹ và trang web chính thức của Nhà Trắng.
Tờ The Guardian dẫn nguồn tin cho hay, trong lần tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Anh lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama được tháp tùng bởi 500 nhân viên cùng với chiếc limousine "quái vật" nổi tiếng và một phi đội trực thăng tiền trạm. Đây không phải là một tiền lệ mà là chuyện thường xuyên diễn ra trong các chuyến công du nước ngoài của người đứng đầu Nhà Trắng.
Tờ báo Anh dẫn lời một viên chức Chính phủ Mỹ: "Khi Tổng thống đi, Nhà Trắng cũng... đi với ông. Nước ông uống, thực phẩm ông ăn, xăng hay bất cứ thứ gì mà ông sử dụng... v.v, tất cả phải sẵn sàng dù ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào".
Đội cận vệ của Tổng thống Mỹ thực hiện 3 bước trước chuyến thăm chính thức của ông Obama tới Anh: đầu tiên là một đội mật vụ khảo sát trước hàng tháng về địa điểm Tổng thống đến, thứ 2 là một chuyến đi tiền trạm tới những nơi Tổng thống xuất hiện, thứ ba là một chuyến đi "diễn tập" diễn ra trước chuyến đi chính thức khoảng 1 tuần. Mục đích chuyến đi là thiết lập các thiết bị tối tân nhất nhằm rà soát an ninh tại nơi Tổng thống ở, đo chất lượng không khí và thử chất lượng thực phẩm...
Hồ sơ các nhân viên trong khách sạn Tổng thống Mỹ đến sẽ được kiểm tra, xem xét kỹ lưỡng. Những người có hồ sơ liên quan đến bạo lực hoặc có vấn đề dù là nhỏ nhất sẽ không được tham gia phục vụ trong chuyến thăm. An ninh trong phòng khách sạn nơi Tổng thống ở sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Không những thế, toàn bộ tầng trên, tầng dưới và tầng có phòng của Tổng thống đều được các nhân viên mật vụ kiểm soát. Không ai được phép sử dụng các phòng trong 3 tầng này.
Lực lượng tham gia đảm bảo an ninh trong suốt chuyến công du của Tổng thống sẽ được thiết lập thành 3 vòng: cảnh sát ở vòng ngoài, nhân viên mật vụ dựng hàng rào giữa, trong cùng là các mật vụ thuộc Đơn vị bảo vệ Tổng thống dựng rào chắn trong cùng, chưa kể các nhân viên an ninh được bố trí ở các khoảng cách xa.
Tới sát thời gian diễn ra chuyến thăm của Tổng thống, đội mật vụ sẽ đưa cho nghiệp vụ tới rà soát, tìm kiếm các vật liệu có thể gây nổ trong các khu vực đoàn xe đi qua, cũng như những địa điểm khả nghi, đảm bảo chắc chắn không xảy ra sự cố nào.
Trong suốt quá trình công du, các mật vụ đặc biệt đeo kính đen có gắn camera có thể chụp hình, gửi thẳng về trụ sở mật vụ Mỹ ở Washington.
Ngoài hàng trăm mật vụ, những người được tháp tùng Tổng thống Mỹ Obama trong các chuyến công du gồm: đại diện Nhà Trắng, cơ quan Giao thông vận tải Nhà Trắng, đơn vị y tế, lực lượng thủy quân lục chiến, Cơ quan dịch vụ hỗ trợ lữ hành Tổng thống thuộc Bộ Ngoại giao, cơ quan Thông tin, cơ quan Di trú và Nhập cảnh, các dịch vụ hải quan. Thậm chí, có người sẽ phục vụ hamburger nhanh nhất ngay khi Tổng thống thấy đói bụng. Trợ lý cá nhân của Tổng thống thường được ưu ái là "người anh em", sẽ luôn có sẵn trong tay những thứ đồ dùng nhỏ nhất để phục vụ ông Obama như bút, kẹo cao su, viên ngậm viêm họng hay thậm chí cả aspirin.
Phu nhân Michelle Obama, trong trường hợp đi cùng Tổng thống Mỹ sẽ có ít nhất 8 nhân viên phụ trợ, trong đó có 1 thư ký, một nhà báo và và các vệ sĩ.
Theo Báo giao thông
Nhật nêu điều kiện cho chuyến công du của ông Putin đến Tokyo Nhật Bản sẽ tính đến bối cảnh quốc tế khi chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến đất nước này. Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nhật Bản sẽ tính đến bối cảnh quốc tế khi chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin đến đất nước này. Theo phản ánh của TASS, đó là tuyên...