Truyền thông Australia đòi Google, Facebook chi trả 400 triệu USD/năm
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty Images)
Ngày 14/5, tập đoàn truyền thông lớn thứ hai của Australia Nine Entertainment kêu gọi Google và một số “ông lớn” công nghệ khác trả khoảng 400 triệu USD/năm cho các hãng tin tức của nước này theo bộ quy tắc ứng xử bắt buộc do Chính phủ Australia ban hành.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Australian Financial Review, ông Peter Costello, Chủ tịch tập đoàn Nine Entertainment, cho rằng các tập đoàn công nghệ “về bản chất đang sử dụng sản phẩm do các tổ chức tin tức tạo ra mà không trả phí.”
Theo ông Costello, Ủy ban Người tiêu dùng và Cạnh tranh Australia (ACCC) đã xác định rằng 10% trong tổng thu nhập của các tập đoàn công nghệ có được từ quảng cáo trong nội dung tin tức.
Tổng thu nhập này ước tính khoảng 6 tỷ AUD/năm (3,9 tỷ USD), do đó ông Costello cho rằng các tập đoàn công nghệ phải trả cho các tổ chức truyền thông của Australia 10% này.
Video đang HOT
Chính phủ Australia trong nhiều tháng qua đã đàm phán một bộ quy tắc ứng xử nhằm đạt được một thỏa thuận tự nguyện với Google, Facebook và một số hãng khác.
Tháng trước, Australia đã đưa ra các kế hoạch nhằm buộc các công ty công nghệ lớn này chia sẻ doanh thu từ quảng cáo trong nội dung tin tức trên các công cụ tìm kiếm của những hãng này.
Tuy nhiên, cả Google và Facebook đều phản đối và kêu gọi tiếp tục đàm phán. Hai hãng này cho rằng đã đầu tư hàng triệu USD vào các sáng kiến giúp ngành thông tin-truyền thông của Australia tồn tại.
Google và Facebook có tầm ảnh hưởng lớn tới ngành thông tin-truyền thông Australia, doanh thu chiếm hơn 66% số tiền chi cho quảng cáo trực tuyến.
Nhằm ứng phó với tình hình doanh thu giảm sút, các hãng tin tức Australia đã cắt giảm 20% việc làm trong vòng 6 năm qua.
Ngoài ra, đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tác động tiêu cực tới ngành thông tin-truyền thông, khiến một số hãng tin nhỏ buộc phải đóng cửa./.
Các hãng công nghệ lớn tìm cách ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch Covid-19
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Mới đây, tại Facebook, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổ chức cuộc họp với sự có mặt của một số nhà lãnh đạo công nghệ lớn trên thế giới, thảo luận việc ngăn chặn sự bùng phát của Covid-19, đặc biệt là ngăn chặn thông tin sai lệch về dịch bệnh này.
(Ảnh minh họa)
Cuộc họp bao gồm các hãng công nghệ lớn, như: Facebook, Amazon, Twilio, Dropbox, Google, Verizon, Salesforce, Twitter và YouTube. Một số công ty tư nhân bao gồm: Airbnb, Kinsa và Mapbox cũng tham dự. Ngoài ra, còn có hãng Apple, Lyft và Uber đã được mời nhưng không tham dự.
Chủ đề chính của cuộc thảo luận là làm thế nào để giảm bớt sự lan truyền của thông tin sai lệch trên mạng xã hội. Patt Andy Pattison, chuyên gia của WHO cho biết, các hãng công nghệ đang đẩy nhanh thực hiện các biện pháp chống lại tin tức giả mạo về Covid-19. Ông Pattison cho biết thêm, WHO đề nghị sẽ giúp các công ty kiểm tra thông tin mà họ hoặc người dùng đăng tin, thay vì dựa vào bên thứ ba.
Khi người dùng tìm kiếm thông tin về dịch Covid-19, có rất nhiều kẻ xấu đã lợi dụng sự tò mò và nhìn thấy cơ hội kiếm tiền ở đó. Các tin tức giả mạo đang lan truyền trên Facebook và các mảng truyền thông mạng xã hội khác.
Theo ông Pattison, Twitter, YouTube và một số trang truyền thông xã hội khác vẫn đang tràn ngập những thông tin sai lệch và cho rằng, vấn đề này không khác gì một bệnh dịch.
Ngoài ra, cuộc họp cũng thảo luận việc chuẩn bị ứng phó với thảm họa thiên tai và các phương thức truyền bá thông tin chính xác hơn tới người dùng. Hơn 73.000 người đã nhiễm Covid-19, trong khi dịch bệnh tiếp tục bùng phát. Vẫn còn đó những câu hỏi chưa được giải đáp về việc Covid-19 phát triển như thế nào, vì mầm bệnh vẫn chưa được hiểu rõ.
Một số ưu tiên mà các công ty công nghệ đã thực hiện trong những tuần gần đây, đó là nỗ lực làm việc với các công cụ kiểm tra thực tế của bên thứ ba và các tổ chức y tế công cộng.
WHO cho biết, một số công ty đã tiến xa hơn trong các giải pháp công nghệ để chia sẻ thông tin chính xác hơn về Covid-19. Trong khi đó, một số công ty khác thừa nhận họ mới chỉ dừng lại ở việc liên lạc với nhân viên của mình để giữ an toàn và đưa ra các thông báo về vấn đề sức khỏe.
Các công ty đã đồng ý cùng hợp tác phát triển các công cụ giúp quản lý nội dung tốt hơn và mở ra một trung tâm hỗ trợ cuộc gọi - nơi mọi người có thể đặt câu hỏi hay nhận lời khuyên về phòng chống dịch Covid-19.
Ông Pattison cho rằng, một trong những lý do tại sao có rất nhiều thông tin giả mạo là vì có một khoảng cách rất lớn về các lỗ hổng trong nội dung.
Một số công ty như Facebook và Amazon đã đề nghị chia sẻ không gian quảng cáo hay cung cấp các tình nguyện viên, giúp dập tắt sự lan truyền thông tin sai lệch. Nhóm các công ty công nghệ quyết định gặp nhau vài tháng một lần cho đến khi dịch Covid-19 được kiểm soát.
Sự bùng phát Covid-19 đã ảnh hưởng rất nhiều các công ty công nghệ lớn nhất thế giới. Cuối tuần qua, Facebook đã cảnh báo, việc sản xuất tai nghe thực tế ảo Oculus của họ sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, trong khi Apple thừa nhận, việc đóng cửa tạm thời các cửa hàng bán lẻ tại Trung Quốc là do sự bùng phát dịch.
Theo nhân dân
Làn sóng thất nghiệp ở thung lũng Silicon Hàng triệu người, từ lao động phổ thông đến kỹ sư công nghệ, phải dọn đồ khỏi công ty, bỏ lại thung lũng Silicon với những hoài bão dang dở. Tháng 5 năm ngoái, Zhang Wei quyết định nghỉ việc ở một công ty công nghệ lớn tại Đài Loan để đầu quân cho Airbnb. Đường đến thung lũng Silicon của chàng kỹ...