Truyền “năng lượng vũ trụ” vào lá cây, nước lã để… chữa bệnh?!
Mặc dù ngành y tế Hà Tĩnh và đại diện chính quyền thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) cho rằng việc ông Trần Văn Phú truyền “năng lượng vũ trụ” vào người bệnh tại chùa Động Hang (thị xã Hồng Lĩnh) không khẳng định được là chữa bệnh. Tuy nhiên, trong một bài viết của mình, chính “ thần y” tự giới thiệu mình không những có khả năng chữa bệnh đặc biệt mà còn đào tạo người khác chữa bệnh.
Dù ông Phú cắt thuốc và có cả hướng dẫn sử dụng rõ thế này nhưng đại diện Phòng Y tế và chính quyền thị xã Hồng Lĩnh cho rằng không phải chữa bệnh.
Cơ quan chuyên môn, chính quyền phán “không phải chữa bệnh”
Chiều ngày 7.11, ông Đinh Văn Hồng – Phó Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh thông tin với PV Lao Động, chùa Động Hang (còn gọi chùa Hang), được xếp hạng Di tích danh thắng cấp tỉnh năm 2016. Còn việc hiện diện của ông Phú tại chùa này không phải là sư trụ trì của chùa, mà là Phó BQL Di tích danh thắng chùa Hang, còn Trưởng Ban là một lãnh đạo UBND phường Bắc Hồng.
Hiện ở chùa Hang chưa có sư trụ trì mà do Ban trị sự Giáo hội phật giáo thị xã Hồng Lĩnh phụ trách, hướng dẫn thờ tự và phật pháp.
Theo ông Đặng Quang Vinh – Trưởng Phòng Văn hóa thị xã Hồng Lĩnh, ông Trần Văn Phú (SN 1958) là công dân tổ 7, phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh. Trước đây, ông Phú có làm trang trại trên núi Hồng Lĩnh thì phát hiện dấu tích của chùa Hang, sau đó ông cùng với một số phật tử góp tiền của vào tôn tạo lại chùa.
Về việc ông Phú “thu năng lượng vũ trụ truyền vào bệnh nhân”, ông Đặng Quang Vinh và ông Đinh Văn Hồng đều khẳng định đó không phải là chữa bệnh, mà là dùng phương pháp để nâng cao sức khỏe con người.
Việc này đã được Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người của Liên hiệp các hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam nghiên cứu và đã có Hội thảo khoa học với tên gọi “Nghiên cứu khả năng tác động và ứng dụng năng lượng phi truyền thống của ông Trần Văn Phú nhằm tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật”.
Đến nay, các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm mà chưa có kết luận. Khi có kết luận mới có cơ sở để chính quyền có quan điểm xử lý.
Vấn đề tại sao khi chưa có kết luận cuối cùng về hiệu quả mà vẫn để ông Phú hoạt động từ lâu nay? Ông Hồng khẳng định lại, đây không phải là chữa bệnh vì ở đây không có cơ sở lưu trú, bắt mạch, không có hồ sơ đăng ký và không được cấp phép khám chữa bệnh.
Video đang HOT
Ông Phú trong một lần đưa gói thuốc cho bệnh nhân.
Trước thông tin, hình ảnh mà Báo Lao Động đã đăng tải về viêc ông Phú có bốc túi lá thuốc và có cả mảnh giấy hướng dẫn sử dụng thuốc liệu “bài thuốc” đó có tiềm ẩn nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh không thì ông Hồng khẳng định sẽ kiểm tra lại và có thông tin cụ thể sau.
Trước đó, ông Trần Văn Chương – Trưởng Phòng Y tế thị xã Hồng Lĩnh cho biết ông Phú không phải chữa bệnh, nhưng sau đó lại khẳng định là chữa bệnh tâm linh.
Còn ông Nguyễn Đình Dũng – Phó Phòng Nghiệp vụ y Sở Y tế Hà Tĩnh cho rằng chưa thể khẳng định đó là chữa bệnh với lý do đi kiểm tra 2 lần nhưng không phát hiện… chữa bệnh.
“Thần y” khẳng định chữa bệnh và đào tạo người chữa bệnh
Chính quyền và cơ quan chuyên môn khẳng định không phải chữa bệnh. Tuy nhiên, trong cuốn Kỉ yếu Hội thảo khoa học kết quả thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng tác động và ứng dụng năng lượng phi truyền thống của ông Trần Văn Phú nhằm tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng phòng chống bệnh tật”; thì bài viết “Ứng dụng và đào tạo khả năng chữa bệnh bằng năng lượng vũ trụ” của chính tác giả Trần Văn Phú có đoạn viết:
“Về phương pháp chữa bệnh: Truyền năng lượng trực tiếp lên cơ thể người bệnh, có thể một lúc cho một người hoặc một lúc tác động cho nhiều người để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe. Truyền năng lượng vào các loại lá cây hay vào nước lã cũng có tác dụng uống chữa bệnh và phục hồi sức khỏe”.
Trong bài viết của mình, ông Phú khẳng định mình chữa bệnh và đào tạo người chữa bệnh.
Không chỉ chữa bệnh, trong bài viết này, ông Phú còn khẳng định từ năm 2011 ông đã chính thức đào tạo và sau đó mở lớp đào tạo ở Hà Nội, TP. HCM, Vũng Tàu… và khẳng định tổng số học viên có thể chữa bệnh được sau khi học là trên 100 người.
Theo Nhóm PV (Lao Động)
Hà Tĩnh: Cứ đi 10m là gặp 1 bẫy thú rừng trên núi Hồng Lĩnh
Khoảng 2 tuần nay, trên địa bàn huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) xuất hiện một nhóm khoảng 3 người đàn ông từ nơi khác đến cư trú, hằng ngày họ lên đỉnh núi Hồng Lĩnh đặt bẫy bắt thú rừng. Quá trình tuần tra ban đầu, lực lượng kiểm lâm đã thu được hàng trăm chiếc bẫy thú.
Lực lượng kiểm lâm kiểm tra rừng và thu hơn 300 bẫy thú trên núi Hông Lĩnh - Ảnh: X.M
Chiều 10.11, trao đổi với phóng viên báo Một Thế Giới, ông Nguyễn Xuân Mận, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà cho biết đơn vị đang lên kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng để kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt thú rừng trái phép trên địa bàn.
Khu vực mới nổi lên tình trạng săn bắt thú rừng trái phép gây bức xúc với người dân là vùng núi Hồng Lĩnh, giáp ranh giữa các huyện Can Lộc, Lộc Hà, Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh. Đây là khu vực rừng thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh chạy dài tiếp nối rừng phòng hộ của các huyện kể trên.
Ông Mận cho hay thời gian vừa qua, Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà nhận được phản ánh của người dân thuộc huyện Lộc Hà và Nghi Xuân là có 3 người đàn ông từ huyện Kỳ Anh ra cư trú tại xã Cương Gián (huyện Nghi Xuân), hằng ngày những người này lên núi Hồng Lĩnh đặt bẫy bắt thú rừng mang về bán. Cũng từ nguồn tin phản ánh của người dân, ở xã Cương Gián có một nhà hàng của hộ dân thuộc xã này chuyên thu mua và bán đặc sản thú rừng.
Hơn 300 chiếc bẫy thú do lực lượng kiểm lâm thu về từ khu vực núi Hồng Lĩnh - Ảnh: X.M
"Khi nhận được phản ánh, chúng tôi đã tổ chức đi kiểm tra trên khu vực rừng phòng hộ thuộc xã Tân Lộc đến xã Cương Gián và cả đỉnh núi Hồng Lĩnh. Quá trình đi từ 8 giờ sáng đến 15 giờ, chúng tôi thu được hơn 300 cái bẫy thú. Đây là loại bẫy giật được làm từ dây cáp phanh xe đạp đang còn mới, loại bẫy này nếu các loại thú rừng và gia súc, vật nuôi dẫm vào đều có thể bị mắc.
Trên đường kiểm tra, có chặng dài khoảng 1km không gặp cái bẫy nào, nhưng có tuyến 100-200m cứ đi khoảng 10m là gặp 1 cái bẫy thú. Chúng được bố trí theo từng cụm hàng chục cái, bủa vây những lối mòn mà thú rừng hay qua lại", ông Mận nói.
Theo Hạt trưởng kiểm lâm huyện Lộc Hà, khu vực mà những kẻ săn thú đặt bẫy là rừng phòng hộ, có các loại cây thông, keo và cây bụi thấp; đây là địa bàn sinh sống của các loại loài thú rừng như hoẵng, khỉ, chồn.
Thời gian gần đây, người dân ở ven rừng cũng phản ánh rằng đã có nhiều vật nuôi như trâu, bò, chó bị dính bẫy thú.
Tình trạng đặt bẫy thú rừng dày đặc trên đỉnh Hồng Lĩnh mới chỉ diễn ra khoảng 2 tuần trở lại đây, trước đây chưa xảy tình trạng đặt bẫy nhiều như thế này.
"Quá trình kiểm tra chưa phát hiện thú rừng bị mắc bẫy, và chúng tôi cũng chưa có bằng chứng để xử lý nhóm người đặt bẫy", ông Mận cho hay.
Kiểm lâm tiêu hủy một số dụng cụ bẫy thú thu được - Ảnh: X.M
Ông Mận cho biết, hiện Hạt Kiểm lâm Lộc Hà đã báo cáo Đội Kiểm lâm cơ động thuộc Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, Công an các huyện có rừng phòng hộ trên để lên kế hoạch phối hợp kiểm tra, xử lý tình trạng săn bắt thú rừng trái phép đang diễn ra.
Quang Cường
Theo motthegioi
Hà Tĩnh: Đánh nữ nhân viên, giám đốc trung tâm văn hóa bị cách chức Ông Trần Ngọc Châu - Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) vừa bị cách chức vì đã có hành vi xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của nhân viên. Ông Trần Quang Tuấn - Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh - vừa ra quyết...