Truyền hình trả tiền với cuộc cạnh tranh khốc liệt
Cuộc chạy đua cạnh tranh về giá cước từ những năm trước tưởng như sẽ đem lại lợi thế cho các doanh nghiệp truyền hình trả tiền. Song, việc giảm giá tuy đem lại sự tăng trưởng thuê bao nhưng doanh thu lại giảm, cùng với đó, nguồn quảng cáo cũng ‘lao dốc’ khiến các doanh nghiệp truyền hình trả tiền rơi vào thế khó khăn…
Các doanh nghiệp truyền hình trả tiền đang rơi vào cảnh khó khăn. Ảnh: Giang Sơn
Sau cú tăng giá nhiều lần (trong các năm 2009, 2011 và 2012, từ 49.000 đồng/tháng/lên 65.000 đồng/tháng, rồi 88.000 đồng/tháng và đến 110.000 đồng/tháng) của VTVCab, từ cuối năm 2012 đến nay, thị trường truyền hình trả tiền trong nước bước vào cuộc cạnh tranh quyết liệt. Điều này bắt nguồn từ việc có thêm các doanh nghiệp tham gia và mở rộng thị trường kinh doanh ra Hà Nội, như K , SCTV, An Viên (MobiTV hiện nay) và các doanh nghiệp viễn thông VNPT, Viettel, FPT… Cuộc đua giá đã khiến VTVCab 6 năm nay không thể tăng giá cước thuê bao, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền đưa ra các gói cước thuê bao chỉ 50.000 đồng/tháng, có gói khoảng 35.000 đồng/tháng. Đáng chú ý, năm 2017, để cạnh tranh nhà đài K vốn có lợi thế mua độc quyền các giải đấu thể thao, đã phải điều chỉnh đưa gói cước từ 300.000 đồng/tháng xuống còn 125.000 đồng/tháng (từ tháng 4-2018 điều chỉnh tăng lên 135.000 đồng/tháng)… Số liệu của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử (thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết, chỉ số doanh thu trên thuê bao (ARPU) của truyền hình tại Việt Nam ở mức thấp so với trung bình của khu vực và thế giới khi chỉ 4 USD/thuê bao, trong khi các nước ASEAN là 10 đến 15 USD/thuê bao.
Tất nhiên, việc cạnh tranh này đem lại lợi ích cho người xem, song, xét ở góc độ quy luật thị trường và lâu dài thì việc đua giảm giá đã kéo theo không ít hệ lụy. Đó là, khác với các dịch vụ, ngành hàng khác, đặc biệt là viễn thông, kinh doanh truyền hình trả tiền phụ thuộc vào bản quyền và nội dung – vốn đòi hỏi phải đầu tư chất xám, mà như vậy thì giá chỉ tăng chứ không thể giảm! Trong khi đó, các doanh nghiệp truyền hình trả tiền lại chạy đua giảm giá để hút thuê bao, tạo ra nghịch lý thuê bao tuy tăng trưởng, nhưng doanh thu sụt giảm. Cụ thể, năm 2013 cả nước mới chỉ hơn 6 triệu thuê bao truyền hình trả tiền, doanh thu đạt 5.800 tỷ đồng; năm 2016, có 12,5 triệu thuê bao, doanh thu đạt 12.000 tỷ đồng; năm 2017, có 14 triệu thuê bao nhưng doanh thu chỉ đạt 7.500 tỷ đồng.
Video đang HOT
Để có thể cạnh tranh giảm giá cước thuê bao đến mức thấp, các nhà đài nói chung và doanh nghiệp truyền hình trả tiền nói riêng chỉ trông đợi vào nguồn quảng cáo. Song, với sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội ra đời và ngày càng phát triển đang trở thành nơi “hút” quảng cáo, đẩy các nhà đài nói chung và doanh nghiệp truyền hình trả tiền vào thế yếu hơn. Có thể dẫn chứng: Năm 2017, tổng doanh thu quảng cáo cả báo viết (848 tờ báo, tạp chí) và truyền hình (67 đài truyền hình, trung tâm truyền hình và 34 doanh nghiệp truyền hình trả tiền) đạt gần 480 triệu USD, nhưng riêng hai mạng xã hội Facebook và Google (Youtube) đạt 370 triệu USD. Như vậy, nếu quảng cáo của hai mạng xã hội nước ngoài càng ngày càng lớn thì nguồn quảng cáo của các báo, đài trong nước sẽ ngày càng giảm. Con số này đã chứng minh, việc kinh doanh truyền hình trả tiền đang ở thế khó, chưa kể đến các vấn đề khác như bị cạnh tranh từ các doanh nghiệp truyền hình xuyên biên giới, sức ép từ nạn ăn cắp bản quyền…
Một giải pháp được đưa ra là các nhà đài cần tận dụng sự phát triển của công nghệ để đưa ra dịch vụ, gói cước mới phù hợp với người dùng, sử dụng trên mọi thiết bị di động để thu hút người xem. Thực tế thì thời gian gần đây các nhà đài và doanh nghiệp truyền hình trả tiền đã đồng loạt cung cấp truyền hình OTT (truyền hình trên internet) và đã thu phí người dùng. Đây được coi là xu hướng, song việc cung cấp gói cước này cần có thời gian vì người xem vốn quen với tâm lý miễn phí trên internet.
Theo báo mới
Việt Nam là điểm đến tiếp theo của Apple Store tại Đông Nam Á?
Trang công nghệ TechCrunch dẫn một nguồn tin trong ngành bất động sản cho biết Apple đang xem xét việc đặt Apple Store tại Việt Nam và Indonesia. Như vậy sau Singapore và Thái Lan, Việt Nam có thể là điểm đến thứ ba của Apple Store tại Đông Nam Á.
Apple Store sẽ được mở tại Thái Lan vào ngày 10/11 tới (ảnh: TechCrunch)
Vào ngày 10/11 tới, Apple sẽ mở cửa hàng bán lẻ chính thức đầu tiên tại Bangkok. Đây sẽ là trung tâm mua sắm các thiết bị Apple lớn nhất Thái Lan. Thông tin này đã được đăng tải trên website của Apple và đại điện của Apple cũng đã xác nhận với trang công nghệ TechCrunch.
Đây sẽ là cửa hàng bán lẻ thứ hai của Apple hiện diện tại khu vực Đông Nam Á, sau Singapore. Đông Nam Á vốn là một thị trường năng động với 650 triệu người tiêu dùng, số lượng người sử dụng Internet còn lớn hơn cả dân số nước Mỹ. Tuy nhiên, Đông Nam Á lại chưa đem lại nhiều doanh thu cho Táo khuyết khi chỉ chiếm 6% doanh thu toàn cầu của hãng này.
Dẫu vậy, Đông Nam Á lại là thị trường rất tiềm năng khi doanh số smartphone nói chung tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ hai con số. Với các thiết bị chiếm một phần nhỏ ở thị trường khu vực do giá cao và thiếu các cửa hàng chính thức, không có gì là ngạc nhiên khi Apple muốn đẩy mạnh sự hiện diện ở khu vực này.
Trung tâm mua sắm Iconsiam - nơi đặt Apple Store đầu tiên ở Thái Lan vẫn đang được xây dựng nhưng dự kiến sẽ mở cửa vào tháng tới
Tại châu Á, Apple đã mở các cửa hàng bán lẻ chính thức ở Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản và gần đây là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore. Táo khuyết đã dự định mở Apple Store ở Thái Lan từ năm ngoái nhưng gặp khó khăn để tìm một địa điểm phù hợp với yêu cầu của mình. Trang công nghệ TechCrunch có được một nguồn tin từ giới bất động sản nói rằng Apple đang xem xét để mở cửa hàng tiếp theo ở Việt Nam và Indonesia.
Hiện tại thì hầu hết các nước Đông Nam Á đều đã có các cửa hàng bán thiết bị Apple thông qua hình thức ủy quyền. Ngoài ra, các thiết bị Apple còn được bày bán tại các cửa hàng bán lẻ không chính thức, hay trên trang thương mại Lazada.
Tại Việt Nam, hệ thống Apple Premium Reseller như F.Studio của FPT hay eDiGi của tỷ phú Jonathan Hạnh Nguyễn là những cửa hàng ủy quyền ở mức cao nhất. Doanh thu các thiết bị của Apple tại Việt Nam rơi vào khoảng 1 tỷ USD, trong đó 60% doanh thu thuộc về hàng chính hãng, 40% là từ hàng xách tay.
Theo Báo Mới
Grab có thương vụ đầu tiên ngoài Đông Nam Á với Mastercard Startup gọi xe Grab vừa có thỏa thuận hợp tác với hãng thẻ thanh toán quốc tế Mastercard để ra mắt loại thẻ trả trước - động thái giúp cả hai bên tiếp cận khách hàng theo cách mới tại khu vực Đông Nam Á, Theo Financial Times.Grab và Mastercard sẽ hợp tác phát hành loại thẻ trả trước mới, cho phép người...